Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?
Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?
Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?
Với báo cáo Tổng quan về ngành ngân hàng, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho marketers những thông tin và insight mới nhất, bao gồm:
- Tổng quan thảo luận về ngành ngân hàng trong năm 2021
- Xu hướng thanh toán online hậu COVID-19 và tình hình thảo luận về dịch vụ ngân hàng số
- Xu hướng đa dạng hóa chiến lược tiếp cận người dùng
- Xu hướng trẻ hóa của các ngân hàng
Ngân hàng - Ngành hàng sôi động nhưng cũng dễ tổn thương
Với 17 triệu thảo luận được ghi nhận trong năm 2021, ngân hàng là một trong các lĩnh vực năng động trên mạng xã hội. Đáng lưu ý, đây là ngành hàng hiếm hoi được “hưởng lợi” từ COVID-19 và giãn cách xã hội kéo dài vào năm 2021. Bằng chứng là thảo luận về ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn tháng 8 - tháng 9 - tháng 10.
Nắm bắt cơ hội này, các ngân hàng cũng đầu tư khá nhiều cho hoạt động truyền thông trên mạng xã hội. Trong số 3,740 chiến dịch truyền thông lớn của năm 2021, 189 chiến dịch thuộc về ngành ngân hàng. Mùa cao điểm của các chiến dịch cũng rơi vào giai đoạn tháng 8 - tháng 9 - tháng 10. Tuy nhiên, chỉ 1 chiến dịch ngân hàng được ghi nhận trong BXH BSI Top10 Campaigns.
Mặc dù là ngành hàng sôi động với các thảo luận từ phía người tiêu dùng lẫn thương hiệu, ngân hàng tỏ ra khá nhạy cảm trước khủng hoảng truyền thông. Thực tế thảo luận cho thấy, tài chính - ngân hàng đứng đầu trong nhóm ngành bị khủng hoảng truyền thông. Trong đó, ngân hàng có 9 vụ việc với 2.5 triệu thảo luận, chiếm 90% tổng lượng thảo luận của nhóm tài chính - ngân hàng. Điều này cho thấy mặc dù diễn ra không nhiều nhưng mỗi vụ việc đều có thiệt hại lớn đến các danh tiếng của ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra:
- 40 ngân hàng với 189 chiến dịch trong năm 2021 cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chỉ 1 chiến dịch được ghi nhận là tạo được ảnh hưởng. Vậy đâu là công thức để một ngân hàng có 1 chiến dịch truyền thông thành công?
- 9 vụ việc và 2.5 triệu thảo luận, trung bình mỗi vụ việc tạo ra gần 300 nghìn thảo luận, “khủng hoảng truyền thông” đích thực là từ khóa đáng sợ nhất với các ngân hàng. Làm thế nào để bảo vệ danh tiếng thương hiệu, phát hiện sớm & nhanh dập tắt các nguy cơ, tránh khủng hoảng truyền thông?
⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời
Xu hướng Go Online thời Hậu COVID và các tác động đến ngân hàng
Người tiêu dùng đã dành phần lớn năm 2021 để ở nhà, khiến tâm lý cũng như hành vi của họ có sự thay đổi. Nếu trước kia, người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng thì giờ đây, họ tìm đến các kênh thương mại điện tử. Việc đi ăn nhà hàng không khả thi, người tiêu dùng đặt đồ ăn về nhà. Và nếu thanh toán tiền mặt dẫn đến nguy cơ lây nhiễm, người tiêu dùng sẽ thanh toán online nhiều hơn.
Bản thân thanh toán online đã là xu hướng từ trước dịch, nhưng dịch bệnh bùng phát đã tạo điều kiện để xu hướng này bùng phát mạnh mẽ hơn. Bên cạnh giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tiện lợi là yếu tố hàng đầu để người dùng chuyển sang thanh toán online, và chắc chắn là yếu tố bền vững để duy trì hành vi người dùng khi dịch qua đi.
Theo ghi nhận của Buzzmetrics, có hai hình thức thanh toán online được người tiêu dùng thảo luận nhiều trong giai đoạn dịch: Ví điện tử và Ngân hàng số, với Ngân hàng số đang chiếm tỷ lệ thảo luận cao hơn. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra:
- Sản phẩm nào của ngành ngân hàng đang được quan tâm. Liệu có phải là ngân hàng số? Và thương hiệu nào đang dẫn đầu trong từng sản phẩm
- Hành trình mua hàng của các sản phẩm ngành ngân hàng đang được thảo luận trên mạng xã hội như thế nào? Yếu tố nào thương hiệu cần quan tâm trong mỗi hành trình & Thương hiêu đang ở đâu trong hành trình mua hàng của người dùng
⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời
Xu hướng đa dạng hóa các tactics trong ngành hàng
Khi mức độ cạnh tranh của ngành hàng tăng cao và người dùng ngày càng có nhu cầu thanh toán online, các ngân hàng cũng làm mới các hoạt động truyền thông của mình để cải thiện hình ảnh trên mạng xã hội. Trong vòng một năm trở lại đây, một số tactics được thương hiệu áp dụng thường xuyên hơn, ví dụ như: Livestream, Comics, Meme, KOLs. Với tactics cũ như minigame, không chỉ đơn thuần là bài kêu gọi bình luận tag tên mà đã lồng ghép hot topic và hình ảnh vui, tạo sự hứng thú với người dùng.
Câu hỏi đặt ra:
- Hiệu quả của các thủ thuật nào đang là thủ thuật hiệu quả trong ngành ngân hàng?
- Các thương hiệu nào đang tạo được nhiều thảo luận nhất nhờ việc đa dạng hóa hoạt động truyền thông?
- Tactics mới sẽ không “tăng thêm” liên tục. Nhưng nội dung và hình thức thay đổi liên tục để làm mới tactics là điều không thể thiếu để tạo ra hoạt động hiệu quả. Vậy làm thế nào để chọn đúng tactics & đúng nội dung, hình thức cho từng tactics?
⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời
Xu hướng trẻ hóa ngành ngân hàng
Bên cạnh các xu hướng Go Online và đa dạng hóa tactics, một xu hướng nổi bật khác của ngành Banking là việc trẻ hóa trong chiến lược tiếp cận khách hàng. Mục đích là để hướng đến nhóm Gen-Z - một nhóm người dùng nổi bật ở thời điểm hiện tại.
Xét về đặc điểm hoạt động trên mạng xã hội, Gen-Z là nhóm khách hàng tương đối đặc biệt vì Gen-Z chủ yếu tương tác trong các cộng đồng riêng của mình. Trong khi đó, tương tác của họ trên các fanpage về ngân hàng sẽ không thể hiện hết những kỳ vọng của họ. Điều này khiến thương hiệu khó tiếp cận Gen-Z và dễ bỏ lỡ những nội dung Gen-Z quan tâm.
Câu hỏi đặt ra:
- Đâu là những nơi trên mạng xã hội Gen-Z thường xuyên lui tới?
- Gen-Z có những kỳ vọng thú vị nào mà thương hiệu có thể đáp ứng?
- Những thương hiệu nào đang tạo được ấn tượng tốt khi xây dựng content cho Gen-Z?
⇒ Đọc ngay báo cáo miễn phí của Buzzmetrics để tìm câu trả lời
Tạm kết
Nhờ lượng thảo luận dồi dào và sự bùng nổ của các xu hướng mới, ngân hàng là một ngành hàng tiềm năng để kết nối với người dùng trên mạng xã hội.Tuy nhiên, cơ hội nào cũng đi kèm với nguy cơ. Ngân hàng là ngành hàng top1 về khủng hoảng truyền thông. Hơn thế nữa, cạnh tranh trong ngành vô cùng khốc liệt với 40 thương hiệu, tạo ra 189 chiến dịch trong năm 2021.
Sẽ là một bài toán khó có bất cứ thương hiệu nào làm được cùng lúc 3 điều cùng lúc: tận dụng được cơ hội tạo độ ồn ào lớn, chiến thắng cạnh tranh & bảo vệ được hình ảnh thương hiệu.Để giải bài toán này, các dữ liệu có giá trị (actionable) & sự tư vấn kịp thời là không thể thiếu. Liên hệ Buzzmetrics để nhận sự hỗ trợ trực tiếp hoặc đọc kỹ báo cáo toàn cảnh ngành ngân hàng để tìm giải pháp.
Thông tin bài viết