Điều thú vị trong hành vi Nấu Ăn Tại Nhà mùa COVID-19
Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.
Giãn cách xã hội tạo nên đa dạng chủ đề thảo luận những ngày vừa qua. Nấu ăn tại nhà là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và được thảo luận khá sôi nổi trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là người dùng không xem nấu ăn như một nhiệm vụ bất đắc dĩ. Không phải là sự nóng bức vì đứng trong bếp quá lâu, không còn sự mệt mỏi vì chuyện bếp núc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, cũng không còn cảm giác cô đơn khi vào bếp mà không có sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, nấu ăn tại nhà mang tới những trải nghiệm tích cực và thú vị. Báo cáo của Buzzmetrics sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về chuyện bếp núc mùa giãn cách.
1. Tổng quan tình hình nấu ăn
Vào ngày 14/3, UBND Quận 1 (TP.HCM) yêu cầu đóng cửa các địa điểm tụ tập đông người. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng cơ chế làm việc tại nhà (Work From Home) nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc, hạn chế nguồn lây lan. Các yếu tố này khiến lượng thảo luận về chuyện ăn gì khi hàng quán đóng cửa bắt đầu tăng dần.Hơn nữa, khi chính sách giãn cách xã hội được thi hành, việc người dùng phải ở nhà nhiều hơn khiến lượng thảo luận về chủ đề “Nấu ăn” tăng mạnh. Chỉ trong vòng một tháng (từ 15/3 đến 16/4), tổng lượng thảo luận của người dùng đạt gần 1 triệu, tăng gần 150% so với trung bình các tháng trước. Đến ngày 3/4, con số này lên đến gần 50K chỉ trong một ngày duy nhất.
2. So sánh sự lựa chọn món ăn trước và trong mùa dịch
Bữa ăn mùa dịch và bữa ăn bình thường có nhiều sự khác biệt. Trong đó, 2 sự thay đổi lớn nhất nằm ở: (1) Loại món ăn & (2) Đặc trưng món ăn.
Trước kia, khi các quán cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt còn mở cửa, người dùng thường không làm những món để “nhâm nhi”. Bây giờ, họ sẵn sàng vào bếp để biến tấu các món ăn vặt và đồ uống. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của chính sách giãn cách, người dùng hạn chế qua nhà nhau và do đó giảm đi các bữa nhậu tại nhà.
Trước mùa giãn cách, người dùng thường nấu những món ăn quen thuộc, ưu tiên sự nhanh gọn. Đến khi phải dành gần như cả ngày ở nhà, họ tranh thủ thực hành những cách nấu mới, bổ sung nguyên liệu để bữa ăn lạ miệng hơn. Đây cũng là lý do xuất hiện nhiều món ăn "trendy" trong thời gian này như: cà phê Dalgona, bánh mì bơ tỏi, trứng rán bồng bềnh, trứng ngâm tương.
3. Những lợi ích về sức khỏe tinh thần đối với người dùng
Nấu ăn tại nhà không hẳn là công việc miễn cưỡng phải làm khi cách ly xã hội. Đối với một số người dùng, nó còn đem lại những lợi ích về sức khỏe tinh thần.
Những thay đổi đáng chú ý
Theo quan sát của Buzzmetrics: Vốn dĩ ngày thường, đa phần người dùng đã lựa chọn xuống bếp vì muốn được chăm sóc người khác hay bản thân mình. Đến mùa dịch, điều đó lại càng thể hiện rõ nét hơn. Ngược lại, mặc dù vào ngày thường, người dùng thích chia sẻ những bữa ăn được người khác nấu cho, xem đó là một món quà hay sự bất ngờ thì trong giai đoạn giãn cách xã hội, người dùng lại ít nhắc đến chủ đề này.Lý giải cho những biến đổi trên, ta có thể nhìn vào ba khía cạnh:
- Thứ nhất, khi thiếu các hình thức giải khuây trong mùa dịch, người dùng chọn cách tự mình xuống bếp nấu ăn thay vì chờ đợi bữa ăn do người khác nấu.
- Thứ hai, vì giãn cách xã hội giúp người dùng có thêm thời gian ở bên gia đình, họ muốn nhân cơ hội này tự tay nấu những món ăn ngon cho người thân yêu. Người dùng rất coi trọng bữa cơm nhà, nhưng vì ngày thường bận rộn nên họ ít khi được vào bếp.
- Thứ ba, chăm sóc bản thân cũng là một khía cạnh của việc nấu ăn tại nhà. Người dùng coi mùa dịch là dịp để được tự thưởng cho mình những món yêu thích sau chuỗi ngày làm việc chăm chỉ, đồng thời sống chậm lại, cho đầu óc nghỉ ngơi và chăm chút cơ thể.
Giá trị nào không thay đổi?
Vào ngày thường lẫn trong mùa dịch, niềm đam mê hay sự ngẫu hứng luôn là lý do phổ biến kéo người dùng vào bếp. Điều này cho thấy, một số người xem nấu ăn không chỉ là việc nhà mà còn là thú vui trong cuộc sống.Hơn nữa, được nấu ăn cùng những người thân yêu khiến cho trải nghiệm bếp núc trở nên ý nghĩa hơn, đáng nhớ hơn. Vì lẽ đó mà một số phụ huynh đã tranh thủ mùa dịch rủ con vào bếp và hướng dẫn con cách tự chăm lo bữa ăn hằng ngày.Ngoài ra, dù trước hay trong mùa cách ly, một trong những động lực to lớn nhất của người làm bếp vẫn là được nhìn thấy người khác tận hưởng bữa ăn ngon miệng do chính tay mình nấu. Họ coi trọng giá trị của sự công nhận, biết ơn dành cho công sức mình bỏ ra.
4. Những sự thay đổi này có thể được duy trì sau mùa dịch hay không?
Theo thống kê của Buzzmetrics, 75% người dùng cho biết họ sẵn sàng dành thời gian để nấu ăn tại nhà khi cuộc sống trở lại bình thường.
Một bộ phận người dùng đã phát hiện ra năng khiếu nấu ăn của mình khi ở nhà mùa dịch, đồng thời tìm được niềm vui nơi góc bếp.Bên cạnh đó, cách ly xã hội còn giúp người dùng hiểu được giá trị của bữa ăn do chính tay mình nấu. Đó là sự gắn kết khi cả nhà có thời gian cùng vào bếp, cùng dùng bữa. Hoặc đó là sự mong chờ được nếm thức ăn ngon như một phần thưởng cho những nỗ lực mình đã bỏ ra.Dựa trên cách nhìn nhận tích cực của người dùng về chuyện nấu nướng tại nhà, khả năng cao là xu hướng này vẫn được duy trì khi mùa dịch COVID-19 qua đi.
5. Kết luận
Nhìn chung, nấu ăn tại nhà vừa giúp kết nối mọi người, vừa giúp tạo niềm vui và động lực cho bản thân. Đây là hai góc độ mà thương hiệu có thể khai thác nếu muốn kết nối người dùng thông qua chủ đề "Nấu ăn".
Nhóm thương hiệu liên quan đến sản phẩm phục vụ việc nấu ăn (gia vị, dụng cụ làm bếp...): Qua mùa dịch, người dùng hứng thú hơn với việc nấu ăn tại nhà, hoặc chịu khó biến tấu cho món ăn trở nên lạ miệng hơn. Hãy chia sẻ những công thức thú vị, có lồng ghép sản phẩm thương hiệu, để người dùng thử nghiệm và khoe thành quả lên mạng xã hội. Thương hiệu cũng có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo món ăn cùng với sản phẩm của mình.
Một nhóm người dùng hướng tới một bữa ăn nhanh gọn nhằm trợ sức giữa lúc Work From Home. Đây có thể là nơi để các thương hiệu thể hiện vai trò của mình (brand role) trong việc hỗ trợ các hoạt động nấu nướng của người tiêu dùng.
Nhóm thương hiệu khác: Trải nghiệm vào bếp cùng nhau giúp mẹ và các thành viên khác trong gia đình (đặc biệt là con cái) có thêm thời gian kết nối. Các ý tưởng đơn giản để mẹ tập cho bé nấu ăn từ những bước cơ bản có thể là một cách thú vị để tiếp cận nhóm người dùng này.
Ngoài ra, những lợi ích cảm xúc & tâm lý của nấu ăn (sự tự thể hiện, sự chăm sóc & sự gắn kết gia đình) là những góc độ khác mà những thương hiệu liên quan tới chủ đề "Nấu ăn" hoặc "Gia đình" có thể tận dụng.
Đặc biệt, nấu ăn được xem là một đam mê & một thú vui tại nhà hơn là một nhiệm vụ vất vả. Không ít người tiêu dùng có cảm nhận tích cực hơn về chuyện nấu sau mùa COVID; và đây cũng sẽ là cơ hội cho thương hiệu tiếp cận chủ đề "Nấu ăn" theo góc độ này.
Thông tin bài viết