Thị trường ví điện tử - Công thức thành công và cơ hội tiềm ẩn do người dùng cung cấp

Thị trường ví điện tử đang ngày càng sôi động và loại hình thanh toán này cũng đang dần trở nên quen thuộc với lối sống hiện đại. Trong bài viết lần này, Buzzmetrics sẽ thực hiện nghiên cứu về tình hình ngành hàng qua 100% thảo luận tự nhiên của người tiêu dùng trên social media. Những thương hiệu nào đang được người tiêu dùng quan tâm nhất? Có sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của người dùng từng thương hiệu? Liệu có cơ hội nào có thể khai thác được từ thảo luận người dùng?

Thị trường ví điện tử đang ngày càng sôi động và loại hình thanh toán này cũng đang dần trở nên quen thuộc với lối sống hiện đại. Trong bài viết lần này, Buzzmetrics sẽ thực hiện nghiên cứu về tình hình ngành hàng qua 100% thảo luận tự nhiên của người tiêu dùng trên social media. Những thương hiệu nào đang được người tiêu dùng quan tâm nhất? Có sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng của người dùng từng thương hiệu? Liệu có cơ hội nào có thể khai thác được từ thảo luận người dùng?

Tổng quan thị trường: 4 ông lớn chiếm 90% thị phần thảo luận.

Hiện nay, có trên 20 ứng dụng ví điện tử đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 ông lớn là Ví Momo, Viettelpay, ZalopayAirpay, chiếm hơn 90% lượng thảo luận. Hơn nữa, mỗi thương hiệu trong bộ tứ này lại đang được người dùng nhắc nhớ đến với những thế mạnh khác biệt:

  • Ví Momo được nhắc nhiều về hoạt động khuyến mãi hấp dẫn, mua hàng trên các trang thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại trả sau,...).
  • Viettelpay nổi bật với hoạt động chuyển khoản, mua thẻ cào trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
  • ZalopayAirpay được người dùng nhắc đến nhiều với hoạt động mua thẻ cào Game Online. Đặt biệt đối với Airpay còn nổi bật lên với hoạt động mua đồ ăn trực tuyến.
ngành hàng ví điện tử thị phần

A. Người đã và đang dùng - Mức độ hài lòng và Mục đích sử dụng

1. Mức độ hài lòng của người dùng.

Có hơn 23% lượt bình luận trực tiếp thể hiện sự hài lòng/ không hài lòng của họ đối với ứng dụng, trong đó, chỉ có 50% người dùng hài lòng với trải nghiệm sử dụng. Tức là đến 1 nửa số người dùng không hài lòng, vẫn còn rất nhiều công tác để nâng cao trải nghiệm người dùng mà các thương hiệu phải làm.Mức độ không hài lòng chiếm hơn 49%. Điều này  thể hiện được việc người dùng chưa hoàn toàn hài lòng với ví điện tử họ đang sử dụng, vẫn còn có những hạn chế trong sử dụng ví điện tử. Cụ thể, người dùng không hài lòng ở các vấn đề:

negative
  • Khó khăn khi sử dụng: chiếm hơn 34% phản hồi tiêu cực, gồm các thao tác liên kết thẻ ngân hàng, đăng kí sử dụng, nhận mã OTP, ... đây là một nguy cơ lớn cho các ứng dụng ví điện tử vì người dùng ngày càng thiếu kiên nhẫn. Những khó khăn trong bước đầu đăng kí này sẽ gây trở ngại cho việc tăng lượng người dùng mới. Các thương hiệu cần cải thiện nhiều hơn trong các bước sử dụng ứng dụng, các tính năng hoạt động trơn tru hơn.
  • Hỗ trợ từ phía nhà cung cấp dịch vụ: người dùng phàn nàn về việc không nhận được phản hồi, chờ hỗ trợ lâu, không trả lời đúng câu hỏi. Cải thiện hoạt động hỗ trợ người dùng sẽ tăng thêm cảm giác yên tâm khi sử dụng.
  • Các chương trình khuyến mãi: Khó khăn trong việc tham gia chương trình khuyến mãi, hoặc những chương trình khuyến mãi của đối tác cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
  • Hoạt động chuyển khoản: Chuyển khoản không thành công hoặc thời gian chuyển lâu. Tính năng chuyển khoản được người dùng quan tâm nhiều, các nhà cung cấp dịch vụ cần cải thiện hơn về thời gian chuyển khoản cũng như khả năng chuyển khoản, chuyển tiền đến được nhiều ngân hàng hơn, nhiều lựa chọn chuyển phong phú hơn cho người dùng.

Bên cạnh các phản hồi chưa tốt, có hơn 50% người dùng hài lòng. Cụ thể hơn về các ý kiến hài lòng của người dùng trong trải nghiệm sử dụng các ứng dụng:

positive
  • Tiện lợi trong các hoạt động thanh toán: Sử dụng ví điện tử để thanh toán được trên nhiều kênh khác nhau, tiện lợi trong quá trình mua sắm trực tuyến, không phải di chuyển là điểm mạnh ghi điểm lớn nhất với người dùng ví điện tử.
  • Nhiều khuyến mãi hấp dẫn: các hoạt động hiện tại thu hút người dùng mới quan tâm thảo luận và bày tỏ muốn sử dụng.
  • "Chiết khấu cao" và "phụ phí thấp": người dùng ví điện tử tỏ ra hài lòng khi sử dụng trong các hoạt động thanh toán, chuyển khoản với mức phụ phí thấp hoặc miễn phí và mức chiết khấu cao cho các hoạt động nạp tiền điện thoại, mua thẻ cào.

Từ các phản hồi về trải nghiệm sử dụng của người dùng các ứng dụng ví điện tử hiện nay, đó có thể rút ra được những yếu tố chiến lược (must-win factor) để tăng sự hài lòng trong trải nghiệm người dùng:

"Dễ sử dụng - Luôn được hỗ trợ - Tiện lợi và nhanh chóng - Chiết khấu cao, phụ phí thấp - Nhiều khuyến mãi"

Xem thêm: Yếu tố chiến lược (Must-win factor), Yếu tố ít tác động (Nice-to-have factor), Social Success Factor

2. Mục đích sử dụng ví điện tử của người dùng hiện tại.

Động lực sử dụng ví điện tử của 1/4 người chia sẻ mục đích sử dụng là vì để tham gia chương trình khuyến mãi từ các nhà cung cấp. Một bộ phận người dùng đã có thói quen phổ biến là mua hàng trực tuyến bằng thanh toán qua ví điện tử.Điều thú vị là không phải ứng dụng nào cũng được người dùng sử dụng với mục đích giống nhau, từ thảo luận tự nhiên của người đã trải nghiệm sử dụng ví điện tử trên social media hiện nay, có thể xác định được thế mạnh riêng biệt mà mỗi ứng dụng trong 4 ông lớn đang được ghi nhận bởi người dùng.

ngành hàng ví điện tử 3
mucdichsudungtheobrand

Thế mạnh mà các 4 thương hiệu lớn đang chinh phục được trong mục đích sử dụng ví điện tử của khách hàng:

  • Ví Momo:Chương trình khuyến mãi: "Chia sẻ Momo", "Liên kết thẻ ngân hàng", "Mua vé CGV 9k bằng Momo" và Minigame của Momo được rất nhiều người dùng quan tâm. Thanh toán, mua hàng Online: người dùng mua hàng trực tuyến trên Facebook sử dụng Ví Momo để thanh toán cho người bán. Mua thẻ cào Điện thoại: cùng với Viettelpay, ví điện tử này vẫn được người dùng lựa chọn cho tính năng này vì mức chiết khấu cao (từ 5 -6%)
  • Viettelpay:Chuyển khoản: người dùng chọn Viettelpay vì có thể chuyển khoản qua nhiều ngân hàng khác nhau.Mua thẻ cào Điện thoại, Nạp tiền điện thoại: mức chiết khấu cao (từ 5 -6%)
  • Zalopay, Airpay:Mua thẻ cào Game Online: người dùng chọn ví này để mua thẻ cào game vì đơn vị chủ quản cũng là 2 nhà phát hành game online lớn tại Việt Nam, có mức chiết khấu và ưu đãi cao.
  • Airpay:Đặt đồ ăn: người dùng chọn Airpay để thanh toán cho các hoạt động đặt đồ ăn Online nhờ vào các khuyến mãi miễn phí vận chuyển trên Foody và Deliverynow.

Từ mục đích sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ có thể xem xét khai thác tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng hiện tại:

  • Tính năng mua thẻ game Online, nạp tiền vào Game Online : 2 tính năng này cũng là một cách để thu hút được lượng người dùng là game thủ. Ngoài ra, việc kết hợp với các nhà phát hành Game để tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi liên quan cũng thu hút được sự quan tâm của người dùng.
  • Đặt đồ ăn/nước uống trực tuyến: cũng mà một nhánh tiềm năng của việc thanh toán bằng Ví điện tử mà các nhà cung cấp có thể khai khác nhiều hơn.
  • Chuyển khoản: là một trong những yếu tố quan trọng mà người dùng quan tâm khi cân nhắc lựa chọn sử dụng ví điện tử. Vì thế các nhà cung cấp dịch vụ có thể cân nhắc đặc điểm này để đưa ra mức chiết khấu hợp lý, thu hút được nhiều người dùng mới cho ứng dụng của mình.

B. Người chưa dùng -  Yếu tố cân nhắc lựa chọn ví điện tử.

Người dùng tiềm năng đang quan tâm đến những điều gì khi cân nhắc dùng ví điện tử ?

Các thảo luận tham khảo ý kiến của người dùng tiềm năng, chưa sử dụng về ví điện tử trên social media chiếm hơn 20% tổng thảo luận về ví điện tử. Có nghĩa là, cứ 5 người đang nói về ví điện tử trên social media là trong đó có 1 người dùng tiềm năng đang cân nhắc sử dụng. Thu hút người dùng mới là vai trò quan trọng của kênh social media. Việc của thương hiệu là cung cấp đúng và đầy đủ thông tin mà họ quan tâm.

thamkhao

Cụ thể hơn, người dùng tiềm năng thường tham khảo về các yếu tố:

  • Thanh toán trên các trang Thương mại điện tử : ví điện tử có thể thực hiện các thanh toán trên 2 nền tảng thương mại điện tử lớn ở thời điểm hiện tại cũng được người dùng quan tâm. Các thương hiệu nên liên kết cổng thanh toán với các trang thương mại điện tử nổi tiếng để người dùng có thể mua hàng trực tuyến một cách tiện lợi hơn.
  • Mua thẻ cào, nạp tiền trực tiếp vào Game Online: với việc thẻ điện thoại đã bị cấm sử dụng để nạp vào game online, người dùng đang chuyển sang hình thức nạp hoặc mua thẻ thông qua các ví điện tử. Thương hiệu có thể cân nhắc kết hợp với các nhà cung cấp trò chơi trực tuyến để tạo thêm nhiều lựa chọn cho người dùng ví điện tử trong tính năng mua thẻ cào Online, thẻ Game Online.
  • "Chiết khấu" và "Phụ Phí": 2 yếu tố được người dùng quan tâm và tham khảo giữa các ví điện tử. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi, các đơn vị cung cấp dịch vụ có thể thu hút người dùng bằng mức chiết khấu cao và hợp lý cùng với mức phụ phí hoạt động thấp để tạo ấn tượng với người dùng mới.
  • Liên kết thẻ ngân hàng: việc liên kết ví điện tử với thẻ ngân hàng là yếu tố để người dùng lựa chọn ví điện tử nào phù hợp với thẻ ngân hàng hiện tại của họ để tránh việc phải đăng ký thêm một thẻ ngân hàng khác.

_____Là thương hiệu hoặc seller, bạn có thể sẽ quan tâm đến một số xu hướng khác trên thương mại điện tử như cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, tận dụng nền tảng mạng xã hội và KOLs, v.v... Bạn có thể đọc thêm bài viết recap webinar về kinh doanh trên thương mại điện tử vừa qua do AIM Academy tổ chức để có định hướng cụ thể hơn cho kế hoạch kinh doanh của mình.

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Tiềm năng kết nối người dùng qua Lễ kỉ niệm của ngành ngân hàng

Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, ngân hàng đứng top 5 trong số các ngành hàng có nhiều chiến dịch marketing nhất nửa đầu năm 2023. Mỗi ngân hàng có một thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm khác nhau, và do đó mức độ cạnh tranh dễ chịu hơn so với ngày Tết. Hoạt động tổ chức Lễ kỷ niệm gần đây của một số thương hiệu cũng cho thấy hiệu ứng khá tốt đối với người dùng.

Đọc bài viết
right
Ngành bảo hiểm cần làm gì để lấy lại niềm tin của khách hàng sau khủng hoảng truyền thông

Ngày 07/04/2023, diễn viên Ngọc Lan đăng bài phản ánh mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm đã mua cách đây ba năm. Đây là sự vụ có mức độ ảnh hưởng lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ thời gian qua vừa qua. Khám phá báo cáo phân tích mới nhất từ Buzzmetrics

Đọc bài viết
right
Khám phá những khác biệt trong thảo luận mạng xã hội về ngành bảo hiểm nhân thọ

Năm 2022 ghi nhận hơn 30 triệu thảo luận về ngành bảo hiểm nhân thọ, với 94.5% thị phần thảo luận đến từ người dùng, nhân viên tư vấn cùng một số nguồn thảo luận khác.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh ngành Ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào thương hiệu?

Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy biến động vì dịch bệnh, khiến hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi lớn. Điều này dẫn đến sự xuất hiện các xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, và ngân hàng - một ngành hàng được thảo luận tương đối tích cực trên mạng xã hội, cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, cơ hội và thách thức nào sẽ chờ đợi các ngân hàng?

Đọc bài viết
right
Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media

Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Thảo luận trên MXH có ảnh hưởng đến chứng khoán và ngược lại, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến thảo luận MXH.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: MoMo qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 17 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ thực hiện theo dõi và phân tích phân tích MoMo - ứng dụng tài chính trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social media: Ngân hàng HSBC qua góc nhìn social listening

Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 5 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Tuần này Buzzmetrics sẽ phân tích ngân hàng HSBC và theo dõi sức khỏe thương hiệu của HSBC trên Social media.

Đọc bài viết
right
Phân tích thảo luận về Bảo hiểm trên social media Q1/2016

Buzzmetrics đã đi sâu vào phân tích tâm lý của khách hàng trong quá trình lựa chọn, sử dụng dịch vụ của các công ty bảo hiểm nhân thọ hiện nay bằng mô hình phân tích Quá trình trải nghiệm tiêu dùng – BJ (Brand Journey) và thảo luận về Bảo hiểm của khách hàng trên social media.

Đọc bài viết
right
Phân tích thảo luận ngành Cho vay tiêu dùng: Khách hàng sợ nhất bị đối xử như “con nợ”

Xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng đã thay đổi; thay vì dành dụm tích lũy để đạt được khoản tiền phục vụ cho nhu cầu mua sắm thì việc vay tiêu dùng để chi tiêu ngay cho một món đồ nào đó đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng chọn lựa.

Đọc bài viết
right
Theo dõi sức khoẻ thương hiệu toàn diện trên social media: Sacombank qua góc nhìn social listening

Bài viết thứ 18 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu” của Buzzmetrics sẽ theo dõi sức khỏe thương hiệu và phân tích Ngân hàng Sacombank trên social media, trong khoảng thời gian 6 tháng từ 01/07/2016 đến 31/12/2016.

Đọc bài viết
right
Phân tích thảo luận ngân hàng quốc tế

Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ phân tích về ngành hàng ngân hàng thương mại, đào sâu vào nhóm Ngân hàng thương mại có vốn sở hữu nước ngoài, các thảo luận về ngân hàng có vốn sở hữu nước ngoài.

Đọc bài viết
right
Thảo luận tiêu cực ngành ngân hàng tập trung vào Thái độ của nhân viên

Năm 2014 là năm mà lĩnh vực ngân hàng được thảo luận vô cùng sôi nổi trên social media. Thống kê của Buzzmetrics cho thấy BIDV, ACB và Vietinbank là 3 ngân hàng được nói đến nhiều nhất trong tất cả các ngân hàng.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status