Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening
Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?
Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?Bài viết kì này của Buzzmetrics sẽ giới thiệu 2 phương pháp khai thác Insight sử dụng công cụ Social Listening, cụ thể là:
1. Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
- Category research
- Usage and attitude research
- Keyword related research (Buzzmetrics Dictionary)
2. Nghiên cứu phân khúc khách hàng (Audience Segmentation Research)
Phương pháp (1) là một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều báo cáo Social Listening của Buzzmetrics. Trong khi đó, phương pháp (2) cũng không hề xa lạ trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, nhưng lại là hướng đi mới trong lĩnh vực Social Listening.
1. Khai thác Insight dựa trên nghiên cứu từ khóa
Social Listening hay Keyword Planner đều là các công cụ nghiên cứu từ khóa. Tuy nhiên, Keyword Planner sẽ tập trung vào phân tích từ khóa được người dùng tìm kiếm thông qua search engine của Google. Trong khi đó, Social Listening tập trung vào phân tích từ khóa xuất hiện trong các thảo luận mạng xã hội. Dựa trên các thảo luận có chứa từ khóa nghiên cứu được thu thập, nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem: Người dùng nhắc tới từ khóa đó trong trường hợp như thế nào, sử dụng từ khóa đó với mục đích gì. Từ đó, nhà nghiên cứu phát hiện insight và giúp thương hiệu xây dựng bối cảnh kết nối người dùng.Các loại hình nghiên cứu thường áp dụng phương pháp nghiên cứu bằng từ khóa:
- Category research
- Usage and attitude research
- Keyword related research (Buzzmetrics Dictionary)
A. Category research:
Category research: Là loại hình nghiên cứu giúp theo dõi sự vận động và thay đổi trong thảo luận của 1 ngành hàng. Với loại hình này, nghiên cứu sẽ được thực hiện trên các từ khóa về thương hiệu, chiến dịch trong ngành hàng & các biến thể. Category research sẽ tập trung vào thảo luận về các thương hiệu (brand voice) và các chiến dịch của thương hiệu (campaign related conversation). Loại hình nghiên cứu này sẽ giúp:
- Mô tả bức tranh cạnh tranh trong ngành hàng (Competitive landscape)
Ví dụ: Theo khảo sát của Buzzmetrics về thị trường ví điện tử, MoMo đang là thương hiệu dẫn đầu thị phần thảo luận, theo sau đó là ViettelPay và ZaloPay. Chương trình khuyến mãi là yếu tố tạo nên nhiều thảo luận cho MoMo.
Tham khảo bài phân tích về ngành hàng ví điện tử.
- Dấu ấn thương hiệu & điểm mạnh của các thương hiệu (Brand image & brand differentiation)
Ví dụ: Nghiên cứu về ngành hàng bia của Buzzmetrics cho thấy điểm mạnh khác nhau của các thương hiệu bia. Bia Heineken được người dùng đánh giá cao ở hương vị, với bia Budweiser là bao bì sản phẩm và với bia Tiger là giá cả.
Tham khảo thêm bài phân tích về 3 thương hiệu bia Heneiken, Tiger và Budweiser.
- Các chiến dịch được thực hiện và Bài học kinh nghiệm từ các chiến dịch
Ví dụ: Chiến dịch Đi rồi sẽ đến của Biti's là một trong các chiến dịch Hè nổi bật nhất vì chủ đề truyền cảm hứng cho người trẻ. Những bài chia sẻ của người trẻ chiếm hơn một nửa lượng thảo luận của chiến dịch.
Tham khảo thêm: phân tích chiến dịch "Đi rồi sẽ đến" của Biti's.
- Hoạt động mua bán online của ngành hàng
Mở rộng hơn của category research, với dữ liệu mạng xã hội, chúng ta có thể nghiên cứu trên các hoạt động mua bán trên các trang bán hàng trực tuyến bằng phương pháp Ecommerce Audit. Cụ thể hơn, Buzzmetrics sẽ quan sát thảo luận về sản phẩm, thương hiệu ngành hàng trên các kênh phân phối như:
- Nhà phân phối/ bán lẻ - Retailer
- Trang bán hàng trực tuyến - E-Commerce
- Kênh bán hàng trực tuyến cá nhân - Online Seller (Social Commmerce)
Các nghiên cứu này sẽ giúp trả lời câu hỏi:
- Quá trình mua hàng tại các điểm bán
- Độ phủ của thương hiệu tại các kênh phân phối online
- Chương trình ưu đãi được yêu thích
- Dòng sản phẩm & Mức giá đang được quan tâm
- Doanh số, thị phần trên các sàn thương mại điện tử...
Tham khảothêm: phân tích về hoạt động phân phối online.
B. Usage and Attitude research:
Usage and Attitude (UnA) research: Nếu Category research tập trung nghiên cứu các thảo luận của thương hiệu, chiến dịch, đối thủ, nhà phân phối, thì UnA sẽ tập trung vào thảo luận của người tiêu dùng (Consumer voice). UnA research sẽ là chiếc chìa khóa mở ra bức tranh tiêu dùng của ngành hàng, thông qua trả lời các câu hỏi lớn như:
- Mức độ quan tâm của người dùng tới sản phẩm/ ngành hàng trên mạng xã hội
- Nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng biểu hiện trên mạng xã hội
- Động lực và rào cản trong việc sử dụng/ tiêu dùng sản phẩm/ ngành hàng
- Điểm hài lòng/ chưa hài lòng với sản phẩm dịch vụ hiện tại nói chung
- Nhu cầu/ nhu cầu chưa được đáp ứng/ mong đợi của người dùng nói chung
Với lợi thế nghiên cứu dựa trên thảo luận tự nhiên, không bị ảnh hưởng (non-bias) của dữ liệu mạng xã hội, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện đâu là mối quan tâm chính và nhiều đặc trưng thú vị trong cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ mà thông thường, với các phương pháp nghiên cứu truyền thống, người dùng dễ dàng bỏ qua hoặc không nghĩ tới.Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về ngành hàng bia trên mạng xã hội , hành trình của người tiêu dùng bia (consumer journey) sẽ bao gồm 4 bước: (1) Tìm hiểu - (2) So sánh - (3) Sử dụng - (4) Phản hồi. Theo đó, người dùng nói nhiều về việc uống bia hơn là cân nhắc, tìm hiểu nên uống bia gì trên mạng xã hội. Do đó, social media sẽ không phải là kênh ảnh hưởng đến quyết định mua của người dùng mà sẽ là kênh để thương hiệu xây dựng brand image gắn với dịp uống bia.
C. Keyword-related research:
Keyword-related research (Buzzmetrics Dictionary): Đây là loại hình nghiên cứu nhằm giúp thương hiệu thấu hiểu ý nghĩ thực sự của Từ khóa trong mối liên kết với các từ khóa khác. Xuất phát từ nhu cầu của thương hiệu muốn kết nối với người dùng bằng chính ngôn ngữ người dùng, Buzzmetrics Dictionary là tập hợp các từ ngữ thường được người dùng nhắc đến và định nghĩa các từ ngữ đó dựa trên thống kê mạng xã hội. Thông qua đó, thương hiệu sẽ biết được người dùng đang hiểu 1 từ khóa cụ thể là gì. Từ đó, thương hiệu nói đúng ngôn ngữ của người dùng.Ví dụ:May mắn được định nghĩa là điều tốt lành, xảy ra có lợi cho bản thân. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về từ khóa "may mắn" được người dùng nhắc đến trong dịp Tết cho thấy: May mắn Tết liên quan chặt chẽ với may mắn về tiền bạc. Chính vì thế, vè khía cạnh màu sắc, may mắn Tết không liên kết với màu đỏ mà gắn với màu vàng: hình ảnh heo vàng, mai vàng, vàng 9999... Như vậy, để chạy một chiến dịch Tết xoay quanh chủ đề May Mắn, thương hiệu nên cân nhắc sử dụng màu sắc và xây dựng bối cảnh phù hợp.
Không chỉ giúp cung cấp insight người dùng, nghiên cứu từ khóa thông qua Social Listening còn cung cấp góc nhìn từ phía thương hiệu và giúp trả lời các câu hỏi như:
- Người dùng đang nói về thương hiệu như thế nào?
- Có bao nhiêu thương hiệu đang khai thác từ khóa/ chủ đề này cho chiến dịch truyền thông của mình?
- Thương hiệu nào đang chiếm lĩnh từ khóa/ chủ đề đó?
Khi kết hợp góc nhìn của các bên, nghiên cứu từ khóa thông qua Social Listening sẽ giúp xây dựng mối tương quan giữa thảo luận của người dùng và chiến dịch của thương hiệu về một chủ đề nhất định, từ đó chỉ ra cơ hội tap-in cho thương hiệu.
2. Khai thác Insight dựa trên nghiên cứu phân khúc khách hàng
Phân tích từ khóa là một phương pháp phổ biến nhưng không phải duy nhất của Social Listening. Ở phương pháp này có một vấn đề: Một từ khóa có thể được nhắc tới bởi nhiều nhóm người dùng khác nhau; và thường chỉ phù hợp cho một bối cảnh và ngành hàng cụ thể.Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, thương hiệu muốn hiểu về người tiêu dùng không phải với góc độ người mua sản phẩm mà muốn hiểu toàn bộ bối cảnh, lối sống, thói quen của 1 nhóm người dùng nhất định.Ví dụ: Các nhãn hàng về sữa muốn nghiên cứu mẹ là một người mẹ đi mua sữa để tìm kiếm các insight liên quan đến ngành hàng của họ. Nhưng trong trường hợp các insight này đã bị bão hòa, thương hiệu có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu và nghiên cứu toàn diện về Mẹ nói chung (không phải một bà mẹ đi mua sữa) để có được sự thấu hiệu rộng và tìm ra những khía cạnh mới liên quan để thương hiệu tận dụng.Trong trường hợp này, cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên mô tả hoặc phân nhóm tập khách hàng. Vậy phương pháp này có gì khác biệt?Trước hết, thay vì thu thập thảo luận theo từ khóa, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống Social Listening & nghiên cứu trên toàn bộ thảo luận công khai được tạo ra bởi một tập người thỏa mãn các tiêu chí cụ thể. Phương pháp nghiên cứu này sẽ quan sát các thảo luận tự nhiên của người dùng, không bị ràng buộc bởi một nhóm từ khóa cho trước.Quá trình phân tích sẽ giúp thương hiệu trả lời những câu hỏi:
- Đâu là các mối quan tâm của khách hàng mục tiêu?
- Mối quan tâm này có phù hợp để thương hiệu để khai thác không?
- Nếu mối quan tâm này đáng khai thác, đâu sẽ là online touchpoint của nó?
Phương pháp này đã được đội ngũ nghiên cứu của Buzzmetrics sử dụng để tìm hiểu nhóm phụ nữ có gia đình thuộc độ tuổi 35 - 50 trong dịp Tết Nguyên Đán 2019. Với phương pháp này, những đặc điểm thảo luận của người dùng đã được ghi nhận và phân tích, bao gồm:
- Sở thích của họ?
- Mối quan tâm của họ là gì?
- Hoạt động thường ngày?
- Quan điểm/ Triết lý của họ?
- Họ suy nghĩ về Tết như thế nào?
Nghiên cứu trên các thảo luận được tạo ra từ nữ 35-50 tuổi cho thấy: Phụ nữ có gia đình độ tuổi 35 - 50 nhìn chung đều ít chịu áp lực về tài chính và thời gian so với nhóm 25-35 vào dịp Tết. Các thảo luận như "Than thở tết bận rộn", "Than thở về tài chính" hay "Các mẹo chi tiêu" gặp nhiều ở nhóm 25-35 nhưng rất ít xuất hiện ở nhóm 35-50.Tuy nhiên, giữa họ (Nữ, 35-50 đã có gia đình) lại có sự khác biệt về mối quan tâm (gia đình - bản thân) và tư tưởng (truyền thống - hiện đại) - thể hiện qua các chủ đề thảo luận lớn mà mỗi cá nhân quan tâm. Chính sự khác biệt này đã hình thành nên 4 nhóm người dùng mới từ nhóm người dùng ban đầu. Mỗi nhóm có cách tận hưởng Tết khác nhau mà thương hiệu có thể lựa chọn khai thác.Lưu ý rằng mạng xã hội được phân khúc theo mối quan tâm (Xem thêm bài phân tích phân khúc mạng xã hội). Vì thế xác định các nhóm người dùng và các mối quan tâm chính là 1 bước quan trọng để phân khúc tập người dùng trên mạng xã hội. Xác định đúng mối quan tâm và các insight liên quan tới mối quan tâm đó sẽ là 1 bước quan trọng giúp thương hiệu liên kết (Relate) các mục tiêu marketing với mối quan tâm của người dùng mạng xã hội. Từ đó, nội dung & thông điệp từ thương hiệu có khả năng cao hơn xuất hiện trên Newsfeed của người dùng, được họ chú ý, tương tác, ghi nhớ, yêu thích hoặc xa hơn là tạo ra nội dung liên quan tới thương hiệu (UGC - user generated content).
Tìm hiểu thêm: Hệ thống social listening hoạt động như thế nào?
Kết luận
Nghiên cứu từ khóa hay nghiên cứu phân khúc khách hàng cũng đều dựa trên phân tích thảo luận công khai của người dùng. Khác biệt lớn nhất giữa 2 phương pháp là cách thức thu thập dữ liệu, và do đó đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu từ khóa cung cấp thêm góc nhìn từ phía thương hiệu. Trong khi đó, nghiên cứu phân khúc khách hàng sẽ đi sâu hơn vào cuộc sống của một nhóm người dùng cụ thể trên mạng xã hội và giúp thương hiệu trả lời câu hỏi: Nên tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình theo hướng nào?Nhìn chung, cả 2 phương pháp không nhất thiết phải sử dụng riêng lẻ mà có thể kết hợp với nhau để giúp thương hiệu xây dựng kế hoạch truyền thông một cách hiệu quả hơn.
Thông tin bài viết