Ecommerce Audit và Retail Audit liên hệ với nhau như thế nào?
Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội, hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.
Retail Audit là một công cụ nghiên cứu khá quen thuộc với các thương hiệu, được sử dụng để đo lường hiệu quả bán hàng trong môi trường bán lẻ. Tuy nhiên, Retail Audit chủ yếu tập trung đo lường tình hình hoạt động của các nhãn hàng trên kênh truyền thống và hiện đại. Hiện nay, theo xu hướng tất yếu cũng như được sự hỗ trợ bởi nhu cầu Go-online được thúc đẩy bởi COVID-19 và giãn cách xã hội, hoạt động mua sắm online ngày càng đóng vai trò quan trọng & chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là một số ngành hàng như: thời trang, làm đẹp, điện tử, chăm sóc mẹ và bé… Vì thế, Ecommerce Audit sẽ giúp hoàn thiện bức tranh mua bán của toàn ngành hàng trên cả kênh offline và online.
Ecommerce Audit là công cụ nghiên cứu đặc biệt, được ra đời sau Retail Audit, giúp thương hiệu theo dõi tình hình mua bán chỉ trên các kênh online, đặc biệt là Ecommerce. Mặc dù phục vụ cùng mục đích nhưng vì tính chất đặc biệt của hoạt động mua sắm online, mà Ecommerce Audit có một số điểm giống & khác với Retail Audit truyền thống. Trong chuyên mục này, cùng Buzzmetrics tìm hiểu sự giống & khác của Ecommerce Audit và Retail Audit nhé.
1. Retail audit và E Commerce Audit có những nét tương đồng nào?
a. Retail Audit và E-commerce Audit giống nhau về ý nghĩa và mục đích nghiên cứu
Dù là Retail Audit hay Ecommerce Audit đểu ra đời nhằm giúp thương hiệu trả lời câu hỏi lớn “Người bán bán gì”, bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng như: giá cả, doanh số, phân phối, tồn kho của các thương hiệu trong ngành hàng. Từ đó, 2 phương pháp này đều giúp thương hiệu xác định được mức độ thành công của mình trong môi trường bán lẻ
b. Retail Audit và E-commerce Audit có nhiều chỉ số (metrics) tương đồng
Vì giống nhau về mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu nên cả 2 đều có nhiều chỉ số tương đồng như:
- Nhóm chỉ số về doanh số thị phần: Item Sold (volume unit) & GMV (value), volume & value (%) share
- Nhóm chỉ số về giá: average price, selling price
- Nhóm chỉ số về tồn kho: stock availability
2. Vậy retail audit và E-commerce audit khác nhau điểm nào?
a. Retail Audit và E-commerce audit khác nhau về môi trường khảo sát
Cùng nghiên cứu tình hình bán lẻ nhưng Retail Audit sẽ khảo sát tại các điểm bán trực tiếp, trong đó bao gồm: siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa, cửa hàng (kênh MT & GT). Trong khi đó, Ecommerce Audit sẽ nghiên cứu các cửa hàng (online shop) trong môi trường thương mại điện tử, bao gồm các sàn, các cửa hàng bán hàng chính hãng và không chính hãng. Khác biệt về môi trường khảo sát là khác biệt cơ bản giữa Retail Audit và ECA, và sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác như chỉ số đo lường và cách thức thu thập dữ liệu.
b. Retail Audit và E-commerce Audit khác nhau về phạm vi khảo sát
Với Retail Audit, việc khảo sát tình hình của tất cả các địa điểm bán lẻ là câu chuyện không khả thi. Do đó, Retail Audit tập trung vào thiết kế mẫu đại diện. Trước tiên, Retail Retail Audit sẽ thu thập thông tin về số lượng cửa tiệm, doanh thu của các loại hình cửa tiệm khác nhau trên thị trường. Từ đó, chọn ra các cửa hàng mẫu, có tính đại diện cho thị trường để thu thập dữ liệu trước khi phóng số.Trong khi đó, Ecommerce Audit dựa trên công nghệ của social listening & AI để thu thập lượng dữ liệu lớn bao phủ thị trường, qua đó cung cấp cho thương hiệu cái nhìn toàn cảnh về tình hình bán lẻ trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, do không khảo sát trực tiếp, Ecommerce Audit sẽ không có được các thông tin chuyên sâu về tình trạng sản phẩm (chất lượng, vị trí trên kệ bán, hàng tồn kho,...)
c. Retail Audit và E-commerce Audit khác nhau về thời gian nghiên cứu
Phạm vị đo lường của E-commerce Audit là các cửa hàng trực tuyến. Khi một giao dịch xảy ra hay một cửa hàng trực tuyến cập nhật thông tin bán hàng thì thông tin đó sẽ được cập nhật tự động vào kho dữ liệu của ECA. Như vậy, dữ liệu của ECA sẽ thu thập liên tục gần như luôn có sẵn. Điều này giúp các báo cáo ECA có thể được thực hiện với tần suất cao, qua đó giúp thương hiệu đưa ra các điều chỉnh kịp thời với tình hình thực tế. Ngược lại, do việc nghiên cứu trong Retail Audit phải thực hiện tại điểm bán, nên dữ liệu sẽ được thu thập theo từng tháng. Vì cần thời gian cho việc on-field và theo dõi nên muốn dữ liệu của tất cả điểm bán được thu thập vào cùng 1 lúc là điều bất khả thi. Vì vậy, báo cáo Retail Audit sẽ thực hiện theo tháng tuy nhiên vẫn có độ trễ nhất định so với thời gian thực tế.
3. Tạm kết
Cả Retail Audit và E-Commerce Audit đều là các công cụ đắc lực để xác định hiệu quả hoạt động truyền thông nói chung và nỗ lực của các hoạt động thúc đẩy doanh số nói riêng. Với cả Retail Audit và E-commerce Audit, tin rằng Marketer sẽ có các thông tin toàn diện và đầy đủ nhất cho chiến lược bán hàng từ Online tới Offline, hiện thực hóa được mục tiêu doanh số và thị phần.
Thông tin bài viết