Từ Tân Binh Vươn Lên Top Đầu: Giải Mã ‘Hiện Tượng’ Mitsubishi XFORCE qua lăng kính Social Listening

Ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 01/2024, Mitsubishi XFORCE được ví là chú “ngựa ô” của làng xe Việt. Thậm chí tháng 7/2024 vừa qua, XFORCE lần đầu bước lên top 1 trong danh sách xe bán chạy nhất thị trường Việt với 1,748 xe bán ra. Bên cạnh đó, XFORCE cũng nhận được lượng thảo luận lớn từ người dùng trên MXH Việt Nam với 15,515 lượng buzz. Điều gì khiến XFORCE thu hút được sự chú ý như vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua góc nhìn Social Listening của Buzzmetrics trong bài viết dưới đây.

Mitsubishi XFORCE lọt top 10 dòng xe được thảo luận nhiều nhất nửa đầu năm 2024

Mặc dù chỉ mới ra mắt vào đầu năm, Mitsubishi XFORCE đã đạt 15,515 lượt thảo luận, lọt vào top 10 dòng xe được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội trong giai đoạn từ 1/1/2024 đến 31/7/2024. Đáng chú ý, khi so với các dòng xe cùng phân khúc CUV-B, XFORCE chỉ đứng sau Toyota Vios và Kia Sonet, thậm chí lượng thảo luận còn gần như ngang bằng với dòng xe đã có vị thế ổn định trên thị trường như Kia Sonet (15,579 thảo luận).

Quan sát diễn biến thảo luận, lượng thảo luận về Mitsubishi XFORCE tăng mạnh vào tháng 3/2024, khi Mitsubishi Motors Việt Nam cùng hệ thống Nhà phân phối ủy quyền chính thức bàn giao xe All-New XFORCE đến khách hàng. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng, khiến số lượng thảo luận đạt đỉnh với tổng số 2,753 thảo luận.        

Sau đó vào tháng 6, lượng thảo luận tăng dần khi các đại lý bắt đầu nhận cọc cho phiên bản Ultimate - phiên bản cao cấp nhất của "tân binh" Mitsubishi XFORCE. Việc xe dự kiến sẽ về Việt Nam và bàn giao ngay trong tháng 7 đã làm tăng thêm sự háo hức và quan tâm của khách hàng, đẩy số lượng thảo luận lên tăng dần và đạt 2,371 lượng thảo luận vào tháng 7. 

Facebook và TikTok là 2 nguồn thảo luận chính về dòng xe Mitsubishi XFORCE 

Trong 7 tháng đầu năm 2024, từ 1/1 đến 31/7, Facebook là nền tảng được sử dụng nhiều nhất khi người dùng thảo luận về dòng xe Mitsubishi XFORCE trên mạng xã hội. Trên các fanpage, đặc biệt là trong các nhóm cộng đồng dành riêng cho người dùng xe XFC, người dùng thường xuyên chia sẻ cảm nhận cá nhân và đánh giá về thiết kế cũng như tính năng của Mitsubishi XFORCE. Điều này đã tạo nên một cộng đồng thảo luận sôi động, nơi người tiêu dùng tiềm năng có thể tham khảo ý kiến từ những người đã trải nghiệm thực tế.

TikTok là nền tảng tốt để thảo luận về ngành ô tô, khi chiếm 31.29% thị phần thảo luận, đứng thứ hai chỉ sau Facebook. TikTok cũng cần được ưu tiên trong các hoạt động truyền thông nhờ khả năng thể hiện rõ nét những ưu điểm vượt trội về thiết kế nội và ngoại thất qua dạng nội dung short-form video. Mitsubishi đã khéo léo tận dụng TikTok để "khoe" các tính năng và trải nghiệm lái thử, đồng thời hợp tác với các influencer nhằm tăng cường thảo luận xung quanh mẫu xe XFORCE.

Dòng xe này khá sôi động với đa dạng thảo luận từ thương hiệu, người dùng, người bán hàng, báo điện tử trên mạng xã hội, trong đó:    

(1) Lượng thảo luận lớn nhất đến từ người bán hàng, điều này thể hiện rõ ràng sự lan tỏa mạnh mẽ của Mitsubishi XFORCE trong các kênh phân phối. Vai trò của người bán hàng không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin sản phẩm mà còn là cầu nối quan trọng giữa thương hiệu và khách hàng. Thông qua các cuộc thảo luận, người bán hàng đóng góp vào việc định hình nhận thức của khách hàng và xây dựng niềm tin đối với dòng xe mới này. 

(2) Lượng thảo luận từ người dùng chiếm tỷ lệ đáng kể. Chứng tỏ người dùng không chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà còn tích cực chia sẻ quan điểm và trải nghiệm cá nhân. Việc nắm bắt và phân tích những thảo luận này sẽ giúp Mitsubishi hiểu rõ hơn nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing một cách hiệu quả hơn.

(3) Theo sau đó là brand voice và thảo luận từ kênh báo điện tử. Báo điện tử là nguồn không thể bỏ qua nếu thương hiệu muốn giúp củng cố hình ảnh thương hiệu và cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng. 

Với lượng buzz chiếm tới hơn 28% thị phần thảo luận, người tiêu đùng đang thảo luận những gì về Mitsubishi XFORCE?

Đào sâu hơn về thảo luận người tiêu dùng trên mạng xã hội, các mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi chọn mua một thương hiệu xe là: 

  1. Thiết kế: Thiết kế là một yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn xe vì nó không chỉ quyết định đến ấn tượng ban đầu mà còn phản ánh phong cách sống, cá tính của người sử dụng trong dài hạn. Chính vì vậy, thiết kế luôn được người tiêu dùng coi trọng khi quyết định mua xe. 
  2. Giá cả: Giá cả là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với ngành hàng high-involvement như ô tô. Người tiêu dùng muốn biết liệu giá cả có tương xứng với giá trị nó mang lại hay không, và so sánh với các phân khúc xe khác để đưa ra quyết định hợp lý. 

XFORCE cũng được Mitsubishi phát triển theo nhu cầu của người tiêu dùng Đông Nam Á, thậm chí nhóm phát triển của hãng xe Nhật Bản còn tới Việt Nam để nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu thị trường trước khi tung ra bản thương mại phù hợp. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hai yếu tố "Thiết kế" và "Giá cả" cũng là hai điểm mấu chốt tạo nên sự hấp dẫn của dòng xe này trên thị trường. Trong quá trình phân tích về consumer voice liên quan đến dòng xe Mitsubishi XFORCE, hai yếu tố nổi bật được người tiêu dùng quan tâm và thảo luận nhiều nhất là giá cả (29.6%) và thiết kế (24.9%): 

  1. Thiết kế: XFORCE cũng giống như Xpander có thiết kế bắt mắt. Mitsubishi rất biết cách để chiếc SUV hạng B của mình trông to lớn, mạnh mẽ hơn so với kích thước thực tế nên trông XFORCE không khác gì một chiếc Crossover hạng C. Nếu xét nét với chiều dài 4.390 mm, rộng 1.810 mm, cao 1,660 mm, XFC vẫn nhỉnh hơn các đối thủ cạnh tranh, có thể xem là chiếc "B+" trong phân hạng. Xe còn sở hữu bộ vành 18 inch với khoảng sáng gầm hàng đầu phân khúc - 222 mm. Có thể thấy rõ, hầu hết lợi thế mang lại thành công cho Xpander đều đang hiện diện trên Xforce.  
  2. Với thiết kế xe tuyệt vời như vậy nhưng dòng xe này được định giá rất hấp dẫn với mức khởi điểm chỉ với 599 triệu đồng so với những dòng xe khác như phiên bản cơ sở của HR-V lại có giá gần 700 triệu đồng. 

Tỷ lệ thảo luận giữa tích cực và tiêu cực cũng rất ổn định và xoay quanh chủ đề về khen thiết kế xe, và mức giá rẻ. 

Có thể nói, việc đánh đúng vào mối quan tâm người dùng đã giúp ‘tân binh’ X-Force dù mới được ra mắt những nhanh chóng leo rank lên top 10 dòng xe bán chạy nhất nửa đầu năm. 

Đọc thêm: Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác insight thông qua social listening

Mitsubishi có đang chạy những hoạt động truyền thông “match” với những mối quan tâm hàng đầu của người dùng về ô tô? 

Có thể nhận thấy, thiết kế và giá là 2 yếu tố chiến lược (must-win factors) ảnh hưởng chính đến nhận thức, quyết định hành vi của người tiêu dùng trong ngành xe hơi. Đây là những yếu tố mà thương hiệu phải chú trọng đầu tiên và giành được bằng mọi giá. Nắm bắt được insight người dùng, thay vì phung phí tiền vào những campaign xây dựng các hình ảnh trừu tượng về giá trị tốt đẹp của cuộc sống (emotional benefit), Mitsubishi tập trung làm nổi bật yếu tố "giá" và "thiết kế" (functional benefit), giúp khách hàng hiểu đúng về sản phẩm của mình. Cụ thể, Mitsubishi XFORCE làm nổi bật các yếu tố "thiết kế" và "giá" rất chặt chẽ trong các hoạt động truyền thông:  

  1. Minigame chia sẻ cảm nhận khi sử dụng xe XFORCE: Minigame là một công cụ hiệu quả để tạo ra sự tương tác với người tiêu dùng. Bằng cách mời họ chia sẻ cảm nhận khi trải nghiệm xe Mitsubishi XFORCE, thương hiệu không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tạo ra một lượng lớn nội dung do người dùng tạo ra (UGC). Nội dung này không chỉ phản ánh cảm nhận chân thực từ người tiêu dùng mà còn giúp lan tỏa tính năng, thiết kế của xe trên mạng xã hội một cách tự nhiên và chân thực hơn. 
  2. Chuỗi Sự kiện Trưng bày & Lái thử Mitsubishi XFORCE Ultimate trên toàn quốc: Sự kiện trưng bày xe cho phép người tiêu dùng tiếp cận và cảm nhận thiết kế của Mitsubishi XFORCE một cách trực quan nhất. Họ có thể quan sát chi tiết, cảm nhận sự tinh tế trong từng đường nét, và đánh giá tổng thể về vẻ đẹp của xe. Sự kiện lái thử là cơ hội để khách hàng tự mình kiểm chứng khả năng vận hành của Mitsubishi XFORCE. Việc tự mình lái thử xe giúp họ cảm nhận được độ êm ái, khả năng tăng tốc, độ bám đường và các tính năng an toàn của xe. Trải nghiệm thực tế này giúp khách hàng nhận thức rõ ràng về chất lượng và giá trị mà sản phẩm mang lại, so với những gì họ kỳ vọng từ những thông tin truyền thông. Những cảm xúc này thường là yếu tố quyết định giúp khách hàng đưa ra quyết định mua xe nhanh hơn. 

Vậy thương hiệu xe khác có thể học hỏi gì từ case của Mitsubishi? 

Hoạt động truyền thông tập trung vào điểm mạnh của xe và "khẩu vị" thiết kế của người dùng Việt. 

  • Các chiến dịch truyền thông tập trung vào khơi gợi cảm xúc (emotional benefit) như chiến dịch chiến dịch ‘Start Your Impossible' của Toyota,... có thể tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc thúc đẩy hành vi mua hàng, đặc biệt là khi những yếu tố cơ bản như thiết kế và giá thành không được giải quyết trước. Thay vì phân tán nguồn lực vào nhiều chiến dịch có thể không mang lại kết quả tối ưu, Mitsubishi đã chọn cách tập trung nguồn lực vào những hoạt động truyền thông làm nổi bật các yếu tố mà họ biết người tiêu dùng Việt quan tâm nhất như liên tục có các hoạt động minigame để có UGC content lan tỏa tự nhiên, cùng với đó là chuỗi sự kiện trưng bày trên toàn quốc. Đây là cách tiếp cận thông minh để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho mỗi đồng ngân sách chi tiêu. 
  • Mặc dù Mitsubishi không thực hiện nhiều chiến dịch quảng bá lớn như các đối thủ nhưng đã tận dụng tốt mạng lưới đại lý và đội ngũ seller. Đây là một cách tiếp cận khôn ngoan khi sử dụng các nguồn lực có sẵn để đẩy mạnh doanh số. Các đại lý và seller có thể trực tiếp tư vấn, giải quyết thắc mắc, và hỗ trợ người mua, tạo ra ảnh hưởng đáng kể đối với quyết định mua xe.

Tận dụng kênh TikTok trong các chiến lược truyền thông

  • Tiết kiệm ngân sách quảng cáo: So với các nền tảng truyền thống như TV, OOH, TikTok mang đến cơ hội quảng bá với chi phí thấp hơn nhờ cơ chế phân phối thông minh, giúp tối ưu hóa ngân sách mà vẫn đạt hiệu quả tiếp cận và tương tác cao.
  • Định dạng video ngắn thể hiện rõ nét thiết kế và tính năng xe, phù hợp với đặc tính watchability của ngành xe: Dạng nội dung video ngắn giúp thương hiệu dễ dàng trình diễn ưu điểm về thiết kế và tính năng xe, mang đến trải nghiệm sinh động, trực quan cho khách hàng hơn các định dạng khác như ảnh tĩnh hay long-form. 
  • Tăng cường sự lan tỏa thông qua KOLs/KOCs: TikTok là nơi quy tụ nhiều influencer có sức ảnh hưởng trong các lĩnh vực, bao gồm cả xe hơi. Bằng cách hợp tác với các influencer phù hợp, thương hiệu xe có thể tận dụng uy tín của họ để thu hút sự quan tâm và tăng cường độ tin cậy từ khách hàng tiềm năng. 

Nếu thương hiệu xe của bạn vẫn đang tìm đối tác nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội đáng tin cậy ngành auto để lên những chiến lược truyền thông phù hợp, tham khảo ngay gói giải pháp Automotive của Buzzmetrics.

Thông tin bài viết

Ngày đăng:
9/10/2024
2/1/2025

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Bài học nào từ khủng hoảng truyền thông của ngành ô tô?

Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra với các thương hiệu bất kỳ lúc nào nhất là trong thời đại mạng xã hội đang bùng nổ. Vì vậy việc xây dựng một kế hoạch ứng phó cụ thể trong trường hợp khủng hoảng truyền thông xảy ra là yếu tố tiên quyết giúp đảm bảo danh tiếng thương hiệu trên thị trường. Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ phân tích case study cuộc khủng hoảng giả định của ngành ô tô. Thông qua đó, Buzzmetrics sẽ rút ra những gợi ý để các doanh nghiệp có thể tránh khỏi những sai lầm khi xử lý khủng hoảng.

Đọc bài viết
right
Giá Vàng Vượt Đỉnh, Mạng Xã Hội Biến Động

Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một năm 2023 nhiều sóng gió dẫn tới việc vàng - kênh trú ẩn an toàn có hiệu suất tốt nhất liên tục có những pha “phá đỉnh”. Trên mạng xã hội tại Việt Nam, phản ứng của dư luận về chủ đề cũng có sự tương quan nhất định với những nhịp biến động giá vàng.

Đọc bài viết
right
Metrics và Nghệ Thuật Tối Ưu Hóa Chiến dịch Tết 2024

Trải qua hai năm gián đoạn và có phần ảm đạm, Tết đang dần trở lại với vị thế trước đây của mình - một dịp đặc biệt lớn nhất của mạng xã hội Việt Nam, một thời điểm lý tưởng để thương hiệu xây dựng những cuộc hội thoại ý nghĩa với người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Cuộc Cạnh Tranh Gay Cấn Trên Mạng Xã Hội Giữa Các Chuỗi Coffee Shop Tại Việt Nam: Starbucks và Highlands Coffee Chiếm Sóng

Ở Việt Nam, thị trường cà phê đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Starbucks, Highlands Coffee và Phúc Long. Nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở chất lượng đồ uống mà còn mở rộng đến trải nghiệm từ thế giới online đến offline.

Đọc bài viết
right
Khám Phá Insight Ngành Thực Phẩm Chức Năng: Thách Thức và Cơ Hội Trong Thời Đại Số

Trong xã hội ngày càng nhận thức cao về sức khỏe, thực phẩm chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng với sự cải tiến không ngừng, ngành thực phẩm chức năng đang trải qua một quá trình trẻ hóa và chuyển đổi số đầy “kịch tính”. Điều này đặt ra những thách thức mới cho các nhà tiếp thị trong lĩnh vực này. Để thành công, họ cần không chỉ theo đuổi chiến lược tiếp thị truyền thống mà còn phải áp dụng những phương pháp sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số.

Đọc bài viết
right
Khủng hoảng truyền thông thay đổi như thế nào trong 4 năm qua

Khủng hoảng truyền thông luôn là cơn ác mộng đối với rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Bởi vì bất kì một thông tin tiêu cực nào xuất hiện trên mạng xã hội thì đều có khả năng gây hại đến danh tiếng và hoạt động kinh doanh của thương hiệu. Báo cáo tổng hợp của Buzzmetrics về sẽ giúp marketers hiểu hơn về tổng quan cách khủng hoảng truyền thông diễn ra trên mạng xã hội, tầm ảnh hưởng của nó & sự thay đổi theo thời gian.

Đọc bài viết
right
Khám phá những khác biệt trong thảo luận mạng xã hội về ngành bảo hiểm nhân thọ

Năm 2022 ghi nhận hơn 30 triệu thảo luận về ngành bảo hiểm nhân thọ, với 94.5% thị phần thảo luận đến từ người dùng, nhân viên tư vấn cùng một số nguồn thảo luận khác.

Đọc bài viết
right
Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của khách hàng?

Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng

Đọc bài viết
right
VN-INDEX 1200, thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội thay đổi như thế nào?

Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Đọc bài viết
right
Thấu hiểu hành trình tìm trường mầm non song ngữ của phụ huynh trên mạng xã hội

Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con. 

Đọc bài viết
right
Tìm hiểu xu hướng trẻ hóa nội dung trong ngành ngân hàng

Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?

TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.

Đọc bài viết
right
Tận dụng dữ liệu Social Listening cho Syndicated Research

Hiện nay, việc tiến hành nghiên cứu thị trường không chỉ là câu chuyện phát phiếu khảo sát hay phỏng vấn trực tiếp. Mạng xã hội ra đời, tiếp theo đó là các công cụ thu thập thảo luận mạng xã hội (tiêu biểu như Social Listening) đã đem lại một môi trường nghiên cứu linh hoạt hơn, đặc biệt là với các đề tài Syndicated Research. Câu hỏi đặt ra là: Sử dụng dữ liệu Social Listening để tạo ra các Syndicated Research như thế nào?

Đọc bài viết
right
Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media

Với sự bùng nổ của làn sóng đầu tư, các kênh truyền thông mạng xã hội cũng chứng kiến sự bùng nổ các thảo luận về chứng khoán. Thảo luận trên MXH có ảnh hưởng đến chứng khoán và ngược lại, diễn biến trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến thảo luận MXH.

Đọc bài viết
right
Syndicated Research là gì?

Nghiên cứu thị trường, một công đoạn không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Marketing nào, được chia thành 2 loại hình chính: Syndicated Research và Custom Research. Trong đó, Syndicated Research đặc biệt quan trọng với các thương hiệu mới bước chân vào ngành hàng. Vậy thì Syndicated Research là gì?

Đọc bài viết
right
Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening

Ngày càng nhiều thương hiệu tập trung đầu tư vào mạng xã hội như một kênh truyền thông mới giúp kết nối với người dùng. Bằng việc phân tích thảo luận người dùng trên mạng xã hội và từ đó đưa ra các gợi ý hành động cho thương hiệu, Social Listening đang góp một phần không nhỏ vào cách thương hiệu xây dựng một chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, có bao giờ bạn thắc mắc: Các nhà nghiên cứu Social Listening đã sử dụng các phương pháp nào để tìm kiếm và phát hiện Insight người dùng?

Đọc bài viết
right
Social listening và nghiên cứu thị trường truyền thống liên quan như thế nào?

Social Listening có thể được xem như là 1 biến thể của nghiên cứu thị trường. Phương pháp này có mối quan hệ tương hỗ với nghiên cứu thị trường truyền thống.

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status