Phân tích thảo luận mạng xã hội 2 tuần sau tuyên bố áp thuế của Trump

Hơn nửa triệu thảo luận tạo ra trong vòng chưa đầy 1 tuần, chính sách thuế quan do tổng thống Donald Trump công bố chắc chắn sẽ trở thành một trong những chủ đề thảo luận đáng nhớ của mạng xã hội Việt Nam trong năm 2025. Chủ đề thuế quan khiến mạng xã hội gần như chao đảo trong nửa đầu tháng Tư vì những tác động có thể xảy đến cuộc sống của từng người dân Việt Nam. Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu xem thảo luận về thuế quan của Mỹ chuyển biến như thế nào trong 2 tuần đầu tiên nhé.

1. Thuế quan 46%: Mạng xã hội xôn xao, nhiều ngành hàng “dậy sóng” 

Chủ đề chính sách thuế quan đạt đỉnh thảo luận đầu tiên (cũng là đỉnh thảo luận cao nhất) vào ngày 03/04 - ngày mà tổng thống Donald Trump công bố áp thuế 46% đối với Việt Nam. Trước ngày 03/04, vẫn có thảo luận về chủ đề này nhưng không đáng kể, thường là những bài dự báo mang tính khái quát. Theo báo cáo đầu tiên của Buzzmetrics về chính sách thuế quan, tính đến 12 giờ trưa ngày 03/04, chủ đề tạo ra được 30,153 thảo luận. Đến cuối ngày, lượng thảo luận đã chạm mức 73,032. Trong vòng một tuần, chưa có một ngày nào mà thảo luận xuống dưới mức 20,000. Cho đến ngày 10/04, thảo luận một lần nữa chạm đỉnh. Đây là thời điểm tổng thống Donald Trump vừa công bố chính sách thuế quan có hiệu lực, sau đó lại quyết định hoãn thuế 90 ngày với Việt Nam. 

Diễn biến thảo luận về chủ đề thuế quan của Hoa Kỳ

Chứng khoán chắc chắn là ngành hàng nhộn nhịp nhất vì chính sách thuế quan của Trump. Chỉ trong phiên sáng 03/04, VNIndex giảm mạnh 82 điểm (6.2%), gần chạm mức sập sàn - mức giảm sâu nhất trong 3 tháng gần nhất (dựa trên dữ liệu thị trường sơ bộ). Nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo sợ về một đợt bán tháo kéo dài với gần 2 nghìn thảo luận. Tình hình chứng khoán vẫn tiếp tục ảm đạm cho đến ngày 10/04, khi Trump hoãn áp thuế đối ứng trong 3 tháng. Nhiều báo đài đã dùng từ “tím ngắt” để mô tả tình hình chứng khoán ở thời điểm này.

Tiếp đến là các ngành Nông sản, Điện tử, May mặc cũng được thảo luận sôi nổi. Những ngành này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thuế quan, đối mặt với nguy cơ sụt giảm đơn hàng, doanh nghiệp quốc tế rút vốn FDI và tái cơ cấu chuỗi cung ứng, kéo theo hệ lụy về việc làm và sản xuất nội địa. Không như chứng khoán, ngay cả khi chính sách thuế đối ứng được hoãn, một bộ phần người dùng vẫn bày tỏ sự lo lắng với những ngành hàng nói trên, cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị cho những kịch bản bi quan nhất. 

Top 7 ngành nghề được nhắc đến trong chủ đề thuế quan của Hoa Kỳ

2. Mọi nền tảng thảo luận “rực lửa” vì thuế quan 

Về cơ bản, chủ đề chính sách thuế quan cũng có quy trình lan tỏa tương tự nhiều chủ đề nóng khác: Được báo chí và các trang tin điện tử dẫn dắt (tiêu biểu là VTV24), sau đó lan truyền sang các nền tảng khác. Thậm chí, trong 12 giờ đầu tiên, báo chí chiếm tới 30% thảo luận của chủ đề. Theo thời gian, báo chí đã không còn là kênh thảo luận lớn nhất nhưng vẫn giữ vai trò dẫn dắt thông tin. 

Tuy nhiên, khác với đa số chủ đề nóng với lượng thảo luận tập trung ở Facebook hay TikTok, chủ đề thuế quan có lượng thảo luận khá dàn trải ở mọi nền tảng: nền tảng lâu đời có (Forum và News) mà nền tảng mới nổi cũng có (Threads), với hình thức thảo luận đa dạng. Theo quan sát của Buzzmetrics, Facebook và TikTok có mức độ cập nhật thông tin từ báo chí tương đối nhanh. Nhịp độ trao đổi thông tin trên hai nền tảng này diễn ra dồn dập. Trong khi đó, với Threads hay diễn đàn, thảo luận của người dùng thường mang tính chất phân tích sâu, dự đoán tương lai. Trong năm 2025, hiếm có một chủ đề nào khiến “mọi miền mạng xã hội” đều phải sáng đèn như chính sách thuế quan của Mỹ. 

Phân tích nền tảng & kênh thảo luận về chủ đề thuế quan của Hoa Kỳ

3. Tàu lượn cảm xúc “Thuế Quan” đang tạm dừng ở trạm tích cực

Khảo sát chỉ số cảm xúc về chủ đề thuế quan & các mối quan tâm của người dùng

Trong khi đó, phân tích cảm xúc từ Buzzmetrics cho thấy: Chỉ số cảm xúc của các ngày 03/04 (công bố chính sách) là -0.451, thấp thứ nhì trong khoảng thời gian nghiên cứu. Người dùng tỏ ra khó hiểu trước cách tính thuế của Mỹ, đồng thời quan ngại trước tương lai của nền kinh tế Việt Nam. Trong những ngày tiếp theo, chỉ số cảm xúc có phần cải thiện khi tổng bí thư Tô Lâm trao đổi với tổng thống Trump để điều chỉnh mức thuế. Lúc này, người dùng có phần lạc quan hơn, bày tỏ niềm tin rằng mọi chuyện sẽ khởi sắc. Tuy nhiên, đến ngày 09/04, điểm cảm xúc ở mức thấp nhất -0.49 khi chính sách thuế chính thức có hiệu lực. Để rồi vào ngày 10/04, điểm cảm xúc tăng trở lại vì tổng thống Trump tuyên bố hoãn thi hành chính sách. Có thể nói, vì tổng thống Trump mà nửa đầu tháng Tư là một chuyến tàu lượn cảm xúc đối với người dùng Việt Nam, phần nào được phản ánh thông qua diễn biến thảo luận trên mạng xã hội. Dù vậy, tính đến 15/04, cộng đồng mạng Việt Nam đang tạm-thời “thở phào nhẹ nhõm”. Thái độ của người dùng trước một số vấn đề liên quan tới thuế quan như “thất nghiệp” hay “tăng giá hàng hóa” cũng đã trở nên tích cực hơn, gần ngang bằng với thời điểm trước khi chủ đề thuế quan nổ ra. 

Kết Luận 

(1) Chủ đề về thuế quan chắc chắn sẽ không dừng lại sau 2 tuần. Dù mối quan tâm của người dùng từ sau ngày 10/04 đã có phần sụt giảm nhưng luôn duy trì ở mức ổn định trên 20 nghìn thảo luận mỗi ngày. Chỉ cần một động thái nhỏ từ tổng thống Trump, từ khóa liên quan tới thuế quan của Mỹ có thể bùng lên bất kỳ lúc nào. 

(2) Chủ đề về thuế quan cũng phần nào cho thấy sức mạnh lan tỏa của những nền tảng truyền thống như diễn đàn, báo chí,...Bình thường, với những trào lưu “vô tri” vui vẻ của GenZ, TikTok và Facebook là 2 nền tảng áp đảo về thị phần thảo luận. Tuy nhiên, với những chủ đề cần thảo luận sâu và đa chiều, không thể bỏ qua các nền tảng còn lại. 

(3) Trước mắt, chỉ số cảm xúc của người dùng đang cản thiện. Nói cách khác, người dùng dịch chuyển từ trạng thái lo lắng gần như suốt một tuần thành trạng thái “chờ” - chờ những tin tích cực hơn sẽ đến trong tương lai. 

Article Information

Post Date:
24/4/2025
Categories:

Don't miss any insights!

Get updates on useful social media studies

Register Now

Related Articles

18 Brands and the Compliment Challenge: Marketing Lessons from Leveraging Short-Term Trends

Let's explore with Buzzmetrics a social media trend recently embraced by 18 brands – #complimentchallenge, and answer the following questions: What makes it so appealing? How have brands leveraged it? Which brands have done it the best?

Read the article
right
Social Slang — The Trendy Language for Social Media Marketing

Social Slang is a way for brands to reach out to Gen Z customers (born between the mid-1990s and early 2000s). Let's learn about Social Slang with Buzzmetrics.

Read the article
right
Get a free consultation
Follow us on social networks
DMCA.com Protection Status