Gen Alpha được dự đoán sẽ sớm trở thành nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế của nền kinh tế và là nhóm đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu
Theo Mccrindle Research, trên toàn thế giới có khoảng 2.6 triệu trẻ em được sinh ra mỗi tuần và số lượng Gen Alpha sẽ đạt hơn 2 tỷ vào cuối năm 2024. Gen Alpha hay Thế hệ Alpha được dự đoán sớm sẽ là nhóm tiêu dùng chủ chốt, mang đến nhiều thay đổi cho nền kinh tế và là đối tượng mục tiêu đầy triển vọng của các thương hiệu.
Theo báo cáo của DKC, khoảng tiền Gen Alpha tại Mỹ tự chi tiêu cho bản thân trong một năm ước tính đạt khoảng $2,340. Lượng tiêu thụ hàng hóa đến từ thế hệ gen Alpha được dự báo sẽ ngày một tăng khi họ có toàn quyền tự chủ mua sắm trong tương lai. Còn ở hiện tại, tác động của thế hệ này đến việc tiêu thụ hàng hóa còn được thể hiện thông qua hành vi tiêu dùng của phụ huynh, chủ yếu là gen Y. Theo số liệu thống kê, có khoảng 49% ba mẹ của thế hệ Alpha bị ảnh hưởng bởi ý kiến con cái khi chi tiêu cho nhà cửa.
Đồng thời, Gen Alpha có một điểm nổi bật khi là thế hệ lớn lên cùng công nghệ giống như Gen Z. Ngay từ khi sinh ra, việc tiếp cận công nghệ của họ đã hoàn toàn khác so với những thế hệ trước. Theo Mccrindle Research, những đồ vật như Nokia 1100, điện thoại bàn, DVD, CD,... đã không còn xuất hiện trong tầm mắt của thế hệ này từ khi sinh ra, thay vào đó là những chiếc Iphone, Apple Watch, AI, 5G,... Từ bé, thế hệ Gen Alpha đã sớm được tiếp xúc với các công nghệ mới cũng như nền tảng mạng xã hội. Chính vì lẽ đó, Gen Alpha được xem là những “công dân số”, phát triển cùng với công nghệ.
Như vậy, các nền tảng mạng xã hội là một nơi tiềm năng để các thương hiệu có thể quan sát và theo dõi thế hệ này một cách trực quan. Vậy Gen Alpha tại Việt Nam đang làm gì trên mạng xã hội, họ sẽ có những đặc trưng như thế nào? Liệu rằng giữa 3 thế hệ Gen Alpha, Gen Y và Gen Z điểm tương đồng hay khác biệt gì các thương hiệu cần quan tâm không? Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về Gen Alpha qua bài viết này nhé!
Bên cạnh phân tích về Gen Alpha, Buzzmetrics cũng mang đến những báo cáo thị trường đa dạng theo các ngành, và theo các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm tại Kho Insight thị trường.
Thế hệ Alpha (Gen Alpha) là thuật ngữ nhân khẩu học do Mark Mccrindle đặt ra để miêu tả nhóm trẻ em có năm sinh từ năm 2010 đến năm 2024. Ông giải thích nguồn cơn của cái tên này là bởi Gen Alpha đánh dấu cho thế hệ đầu tiên của thế kỷ 21, khởi đầu của một điều gì đó mới mẻ, chứ không phải là sự trở lại của cái cũ. Vì thế, không có lý do nào để quay lại chữ A trong bảng chữ cái latinh như các thế hệ trước. Từ đó, tên gọi “Alpha” ra đời, đây là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái tiếng Hy Lạp (α), mang ý nghĩa khởi đầu cho một kỷ nguyên mới.
Năm 2010, năm ra đời của Gen Alpha cũng đồng thời là năm mà chiếc iPad đầu tiên được ra mắt và mạng xã hội Instagram chính thức đi vào hoạt động. Đây là thế hệ lớn lên cùng công nghệ, có khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng cùng với lối sống, tư duy và nhận thức tiến bộ.
Bởi Gen Alpha được sử dụng mạng xã hội từ rất sớm, tâm tư và suy nghĩ của thế hệ này cũng được thể hiện qua mạng xã hội. Nhóm Gen Alpha từ 9 đến 13 tuổi đã có tiếng nói độc lập trên mạng xã hội.
Gen Alpha đã sớm có tiếng nói độc lập trên mạng xã hội. Cách tương tác trên mạng của Gen Alpha có khá nhiều điểm tương đồng so với Gen Z lẫn Gen Y khi cả ba thế hệ đều yêu thích việc tương tác bằng bình luận ở các fanpage và hội nhóm, trong đó fanpage là nơi có tỷ lệ tương tác cao nhất (73.9% ở Gen Alpha, 80,7% ở Gen Z và 64.4% ở Gen Y).
Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết hành vi thảo luận, giữa các thế hệ tồn tại những sự đặc trưng riêng so với nhau. Cụ thể thì Gen Alpha và Gen Y sẽ ưa thích việc tạo nội dung trên mạng xã hội; ngược lại, Gen Z lại là thế hệ chuộng việc follow các nội dung hơn.
(+) Ở trang cá nhân, việc tương tác của Gen Alpha và Gen Y nghiêng về việc tạo bài đăng hơn, trong khi Gen Z yêu thích việc bình luận hoặc share bài từ các nguồn khác. Nếu những câu hỏi về lối sống của Gen Z sẽ khó trả lời nếu chỉ nhìn vào trang cá nhân thì ở Gen Alpha và Gen Y điều đó sẽ ngược lại.
(+) Ở hội nhóm, Gen Alpha và Gen Z chỉ ưa chuộng cách tương tác thông qua bình luận. Còn ở Gen Y, ngoài cách bình luận, việc tự tạo bài đăng cũng được thế hệ này sử dụng nhiều để tương tác.
Tưởng chừng như Gen Alpha sẽ nhiều sự tương đồng về nguồn thảo luận với thế hệ Gen Z, nhưng hầu như các top fanpage thu hút sự thảo luận cao của Gen Alpha khá lại khác biệt. Cụ thể, ngoài các trang thông tin tổng hợp như Cao thủ, Theanh28 Entertainment, Gen Alpha cũng chăm chỉ để lại thảo luận trên các trang về tình yêu (Luv Sad) và game (Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến). Ngoài ra, top 5 những nguồn thảo luận phổ biến của Gen Alpha không ghi nhận sự xuất hiện của các page chiêm tinh như đối với Gen Z.
Còn về Gen Y, mối quan tâm của thế hệ này không có sự đồng nhất như ở Gen Alpha và Gen Z, mà phân tán theo từng nhóm. Tuy nhiên, các trang tin tức xã hội nhận được sự quan tâm cao ở hầu hết các nhóm, có thể kể đến như Chửi Thuê, Theanh28 Entertainment, Hóng Hớt Showbiz,...
Tuy Gen Alpha có thời gian gia nhập mạng xã hội chưa lâu, dữ liệu thu được từ 300 cuộc thảo luận của Gen Alpha trên Facebook cho thấy một số mối quan tâm nhất định của thế hệ này. Tương tự với Gen Z, Gen Alpha dành sự ưu tiên hàng đầu cho ba chủ đề tình cảm, meme, và thần tượng. Đối với gen Y, các chủ đề mà thế hệ này quan tâm khác biệt hoàn toàn so với gen Alpha và gen Z. Thế hệ này có sự phân hóa thành các nhóm nhỏ với sự quan tâm khác nhau. Ví dụ tiêu biểu như nhóm Độc thân sẽ quan tâm nhiều đến tin tức xã hội hay tình yêu, còn nhóm đã có con thì con cái sẽ là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Khi đi sâu vào chi tiết, số liệu còn chỉ ra một điểm thú vị đáng lưu tâm, đó là dù Gen Alpha vẫn đang ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường, lượng thảo luận về chủ đề học đường chỉ chiếm 7.3%.
(+) Chủ đề Tình cảm: Theo đó, chủ đề được quan tâm nhất ở thế hệ này là tình cảm. Các thảo luận về chủ đề này xoay quanh việc tìm người yêu và bày tỏ tâm trạng và thắc mắc liên quan đến tình yêu. Ví dụ như “Tại sao online nhưng không nhắn tin cho nhau?” hay “Một khi thật lòng thích ai đó, thật khó để dừng lại…”
(+) Chủ đề Meme: Meme vẫn luôn là chủ đề hot đối với cả Gen Z và Gen Alpha, tuy nhiên, sở thích dùng meme ở cả hai thế hệ có sự khác nhau nhất định. Gen Alpha ưa chuộng sử dụng meme cap màn hình tin nhắn và meme người thật. Trong khi đó, sở thích dùng meme của Gen Z lại nghiêng về meme động vật và meme từ các bộ phim hoạt hình nổi tiếng như Tom & Jerry, cũng như các bộ phim hoạt hình Disney và Ghibli.
Gen Alpha là đã và đang có những động thái đầu tiên trên mạng xã hội. Dự kiến trong tương lai gần trong khoảng 3-5 năm tới, Gen Alpha sẽ là nhóm khách hàng quan trọng cho việc phát triển thương hiệu bởi sự năng động trên mạng xã hội.
Nhóm khách hàng này sẽ có nhiều điểm tương đồng với Gen Z bởi cả hai đều lớn lên cùng sự phát triển của công nghệ. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy một số điểm khác biệt nhất định về kênh và chủ đề thảo luận của hai thế hệ này, thể hiện những mối quan tâm và sắc thái khác nhau của mỗi thế hệ.
Phần lớn Gen Alpha được nuôi dạy bởi cha mẹ ở thế hệ Millennials và Gen Z. Các cuộc thảo luận về chủ đề Parenting (làm cha mẹ) của hai thế hệ này thể hiện nhiều quan điểm cởi mở và khác biệt so với các thế hệ trước. Điều này dự báo hệ tư tưởng, mối quan tâm và cách thể hiện bản thân của Gen Alpha sẽ có nhiều điều đặc biệt.
Hiện nay, Gen Alpha đã trở thành nhóm đối tượng khách hàng chủ lực của một số ngành hàng. Vì thế, từ bây giờ các thương hiệu đã rục rịch nghiên cứu và theo dõi hành vi, tâm lý của thế hệ này, đặc biệt là trên mạng xã hội để có những nước đi đón đầu phù hợp.
Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con.
Theo báo cáo về mẹ trên mạng xã hội năm 2020 của Buzzmetrics, giáo dục cho trẻ là chủ đề được các mẹ quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội. Qua nghiên cứu, gần 35% các mẹ có con ở lứa tuổi 1-2 tuổi thảo luận về chủ đề giáo dục cho con. Cụ thể, mẹ sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về trường mầm non cũng như chia sẻ các nội dung, hình ảnh của con ngày đầu đến trường.
Vốn dĩ, chủ đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu đối với các bậc cha mẹ, nhất là những phụ huynh có con ở độ tuổi lần đầu đến lớp. Bên cạnh đó, với bối cảnh hậu đại dịch, cùng xu hướng trở lại trường học, thảo luận về ngành mầm non song ngữ hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội người dùng cha mẹ đặc biệt quan tâm đến việc tìm trường mầm non cho con.
Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho marketers những thông tin và insights mới nhất về thị trường Mầm non Song ngữ Quốc tế, bao gồm:
Đối với cha mẹ có con ở độ tuổi lần đầu đến trường hành trình người dùng trên mạng xã hội được thể hiện qua 04 giai đoạn: (1) tìm kiếm thông tin, (2) xem xét, cân nhắc, (3) trải nghiệm thực tế/ tham gia lớp học thử, (4) đánh giá và đưa ra khuyến nghị.
Trong đó, tìm kiếm thông tin và đánh giá, đưa ra khuyến nghị chiếm tỷ trọng thảo luận lớn trên mạng xã hội. Hai giai đoạn còn lại - cân nhắc và tham gia lớp học thử sẽ chủ yếu bị chi phối và quyết định bởi các hoạt động offline.
Hành trình tìm trường cho con trên mạng xã hội trải qua nhiều giai đoạn, và ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cha mẹ có những mối quan tâm, những góc độ đánh giá khác nhau.
Vì thế, thương hiệu cần xác định chính xác các yếu tố này để xác định rõ:
Cha mẹ quan tâm & cân nhắc kỹ từng yếu tố, nhưng không cân nhắc mọi yếu tố như nhau trong tất cả các giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tìm kiếm thông tin:
Giai đoạn này bắt đầu khi cha mẹ có nhu cầu cho con theo học mầm non song ngữ, nhưng chưa có hình dung và bất cứ thương hiệu nào trong đầu. Kết thúc giai đoạn này, phụ huynh sẽ lọc được 1 danh sách (shortlist) để tìm kiếm thông tin kỹ hơn ở giai đoạn 2.
Khi đó, vị trí sẽ là yếu tố được cha mẹ cân nhắc đầu tiên khi tìm trường cho con. Cụ thể, cha mẹ sẽ điểm qua các trường được đánh giá tốt trong các quận lân cận. Các yếu tố như cơ sở vật chất, học phí hay đào tạo Anh ngữ chưa phải mối bận tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh trong giai đoạn này. Do đó, nếu thương hiệu muốn có tác động lớn hơn tới việc tham khảo thông tin của phụ huynh, cần tối ưu hóa kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội bằng sự xuất hiện trong các bài đăng tổng hợp.
Giai đoạn 2: Cân nhắc
Đây là giai đoạn cha mẹ tiếp tục rút ngắn danh sách trường cho con, tiếp tục dựa trên các yếu tố hàng đầu của giai đoạn trước, nhưng ở mức độ chi tiết hơn. Lấy ví dụ về địa điểm của trường mầm non song ngữ, sau khi đã xác định các trường mầm non gần nhà, cha mẹ sẽ bắt đầu so sánh giữa các trường trong khu vực hay là các chi nhánh trong cùng một hệ thống trường.
Đây cũng là giai đoạn được cha mẹ chú trọng về yếu tố con người tại môi trường học tập hơn so với giai đoạn trước đó. Theo nghiên cứu, tỷ lệ phụ huynh quan tâm đến chất lượng đến đội ngũ giáo viên và bảo mẫu cho trẻ tại trường gần như đạt đến 100%.
Cơ sở vật chất của nhà trường vẫn nằm trong top 3 những yếu tố được cha mẹ quan tâm nhất khi cân nhắc chọn trường cho con. Bởi vì đây là một trong những yếu tố mang tính chất cần được trải nghiệm thực tế qua một khoảng thời gian nhất định, nên sẽ được cha mẹ lưu ý xuyên suốt trong cả quá trình lựa chọn trường mầm non song ngữ cho trẻ.
Mặc dù chọn trường mầm non song ngữ, nhưng yếu tố Tiếng anh & phương pháp giáo dục không phải là yếu tố chính mà cha mẹ quan tâm.
Giai đoạn 3: Trải nghiệm thực tế tại trường
Tại giai đoạn này, cha mẹ sẽ đi tham quan cơ sở vật chất tại trường hoặc đăng ký cho con lớp học thử.
Chính vì thế, cha mẹ sẽ có điều kiện đánh giá kỹ hơn đến các yếu tố mà 2 giai đoạn trên cha mẹ bỏ qua: (1) cơ sở vật chất & (2) thái độ của giáo viên/ bảo mẫu & các nhân viên khác trong nhà trường. Hơn 20% cha mẹ quan tâm đến cơ sở vật chất, hơn 18% chú trọng đến chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Cụ thể hơn, lúc này phụ huynh sẽ không còn chỉ quan tâm cơ sở vật chất một cách nói chung, thay vào đó sẽ là lưu ý các chi tiết nhỏ hơn, như thiết bị, vệ sinh, cây cối, đồ chơi,...Trực tiếp trải nghiệm môi trường học tập của con cũng là cơ hội để cha mẹ quan sát kĩ hơn từ cơ sở vật chất đến con người (giáo viên, bảo mẫu, bảo vệ) hay bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến con trẻ trong giai đoạn lần đầu đến trường.
Phương pháp giảng dạy, chất lượng đào tạo được cha mẹ chú ý hơn ở giai đoạn này. Tuy nhiên, phụ huynh tin rằng 2 yếu tố này cần thời gian để đánh giá hiệu quả thực sự. Ở giai này, cha mẹ sẽ đánh giá “Phương pháp & chất lượng giảng dạy” gián tiếp bằng cách quan sát phản ứng/ phát âm của các bé học chung lớp/ trường.
Ở giai này, thương hiệu mầm non song ngữ quốc tế cần phát huy vai trò của mình ở các hoạt động offline nhiều hơn thay vì tập trung đầu tư cho các bài đăng, hình ảnh trên mạng xã hội.
Giai đoạn 4: Đánh giá và đưa ra khuyến nghị
Sau quá trình tìm kiếm, cân nhắc và trải nghiệm thực tế từ 3-6 tháng, ở giai đoạn cuối của hành trình người dùng, cha mẹ sẽ quay lại các trang mạng xã hội để đưa ra các đánh giá và khuyến nghị. Các hội, nhóm review trường mầm non song ngữ với số lượng hàng nghìn thành viên không những là nguồn thông tin tham khảo cho cộng đồng phụ huynh với con trẻ lần đầu đến trường, mà còn là nơi để các cha mẹ chia sẻ các ý kiến và trải nghiệm tại trường.
Các chủ đề nổi bật giúp tạo ra lượng lớn thảo luận phần lớn là chia sẻ khoảnh khắc của con ở trường (lễ tốt nghiệp chiếm hơn 30%, khoảnh khắc vui chơi và học tập của trẻ chiếm hơn 20%). Và khi trường thực sự làm tốt, lúc này mạng xã hội, thông qua các bài review, phát huy đúng vai trò của nó, là tạo nên tính tương tác & lan truyền cho trường.
Khi nắm rõ những nhu cầu và ưu tiên về mặt thông tin của người dùng cha mẹ trên mạng xã hội, các thương hiệu mầm non song ngữ có thể thực thi những chiến lược marketing phù hợp với những yếu tố được cân nhắc nhiều nhất cho từng giai đoạn.
Ở giai đoạn 1 - tìm kiếm thông tin về trường, cha mẹ cần nhất là những thông tin cơ bản về nhà trường: địa điểm, cơ sở vật chất, học phí cũng như chất lượng giảng dạy. Do đó, thương hiệu cũng cần chú ý đến việc tiếp cận những phụ huynh ở khu vực lân cận ngay cả bằng hình thức online và offline. Các bài đăng có thể xoay quanh các yếu tố được ưu tiên như nêu trên. Bên cạnh đó, ngoài fanpage và website chính thức của nhà trường, thương hiệu cũng nên tận dụng các nguồn thông tin khác - tại các hội, nhóm review về trường học để tiếp cận trực tiếp hơn đến cộng đồng cha mẹ.
Hơn nữa, cũng tại những hội, nhóm review này, ở giai đoạn 4 - sau quá trình trải nghiệm và tham gia lớp học từ 3-6 tháng, cha mẹ sẽ quay lại để review và đưa ra các khuyến nghị từ kinh nghiệm thực tế và cùng thảo luận với những người dùng khác. Đây không chỉ là nơi chia sẻ thông tin của các phụ huynh đã có kinh nghiệm thực tế trong việc chọn trường mà còn là nguồn thông tin cho những cha mẹ đang có nhu cầu tìm trường mầm non song ngữ cho con.
Thương hiệu cũng có thể tham khảo một số fanpage của các trường Mầm non Song ngữ Quốc tế được người dùng thảo luận nhiều nhất trên toàn quốc.
Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai.
Trải qua một năm 2021 đầy biến động vì dịch bệnh, ngành ngân hàng đã chứng kiến sự bùng nổ những xu hướng mới. Một xu hướng nổi bật trong khoảng thời gian vừa qua là sự trẻ hóa nội dung nhằm hướng đến Gen-Z - nhóm khách hàng tiềm năng của tương lai. Hiện tại, khi xét tỷ lệ thảo luận giữa các nhóm tuổi trên mạng xã hội, Gen-Y vẫn là thế hệ hoạt động tích cực nhất trong khi Gen-Z đang xếp thứ hai với tỷ lệ 12.9%. Tuy nhiên, Gen-Z vẫn đang trong giai đoạn từng bước trở thành những người ra quyết định mua sắm, và mức độ tham gia của nhóm người dùng này trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó, đặc điểm hoạt động của Gen-Z trên mạng xã hội cũng tương đối đặc biệt, cần phải có các chiến lược tiếp cận phù hợp. Vì vậy, tìm hiểu Gen-Z và cách các thương hiệu cùng ngành đang chuyển mình như thế nào là việc cần thiết với các ngân hàng. Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho marketers những thông tin và insight mới nhất, bao gồm:
Bên cạnh nghiên cứu về xu hướng trẻ hóa nội dung, Buzzmetrics còn tiến hành nghiên cứu về nhiều chủ đề khác của ngành ngân hàng. Để có góc nhìn toàn cảnh về ngành ngân hàng trong khoảng thời gian qua, vui lòng tham khảo tại đây.
Trong báo cáo của Buzzmetrics về Gen-Z nói chung, một trong những đặc trưng của nhóm người dùng này là việc thường xuyên bày tỏ ý kiến trong các cộng đồng dành riêng cho họ. Họ vẫn bình luận ở những môi trường khác, nhưng thường các bình luận họ để lại không cho biết được Gen-Z có các mối quan tâm, kỳ vọng đặc biệt nào. Tính cách này của Gen-Z cũng được phản ánh thông qua các thảo luận về ngành ngân hàng, và sẽ gây nhiều khó khăn cho các thương hiệu muốn tiếp cận. Cụ thể, khi xét nguồn thảo luận của Gen-Z về ngân hàng, các fanpage về ngân hàng chiếm lượng buzz tương đối khiêm tốn nếu so sánh với các trang và nhóm cộng đồng của Gen-Z. Bên cạnh đó, nghiên cứu thảo luận trên fanpage ngân hàng không cho thấy nhiều khác biệt giữa Gen-Z và các nhóm người dùng khác: Bình luận của Gen-Z chủ yếu xoay quanh việc review về dịch vụ, chất lượng thương hiệu,...
Tuy nhiên, nghiên cứu trên các trang cộng đồng riêng của Gen-Z lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác: Gen-Z bắt đầu nói nhiều hơn về các mong đợi “đặc biệt” của họ, như việc phải có số tài khoản đẹp, mong muốn ứng dụng có tính năng hỗ trợ quản lý tài chính, ATM được bao phủ khắp mọi nơi,...Do đó, để tiếp cận Gen-Z, thương hiệu phải nỗ lực nhiều hơn các đối tượng khác. Lý do là vì Gen-Z yêu cầu nhiều hơn và hoạt động trên những kênh đặc biệt hơn.
Từ góc nhìn thương hiệu, đã có một số ngân hàng bắt đầu quan tâm hơn đến các hoạt động truyền thông tiếp cận Gen-Z. Sự thay đổi của thương hiệu khi kết nối với Gen-Z được thể hiện qua ba yếu tố: (1) Tính năng mới, (2) Nội dung sáng tạo và (3) Hình thức truyền tải.Về tính năng, để thu hút khách hàng trẻ, ứng dụng E-Banking của nhiều ngân hàng không chỉ dừng lại ở những chức năng cơ bản như thanh toán, chuyển khoản mà đã tích hợp nhiều tiện ích vui. Ví dụ: Ngân hàng MB giới thiệu chức năng xem cung hoàng đạo trong ứng dụng, TPBank cài đặt chức năng lì xì vào ngày Tết,...Các tính năng này đều nhận được phản hồi tích cực từ người dùng trẻ, và họ còn muốn được thấy nhiều hơn những tính năng độc lạ: đọc bản đồ sao, xem văn khấn, phong thủy, xem tử vi hằng ngày,...
Về sáng tạo nội dung, ngân hàng cũng tỏ ra bắt “trend” hơn. Những chủ đề nóng trong lĩnh vực âm nhạc (như các bài hát Mang Tiền Về Cho Mẹ hay Si Tình) được thương hiệu khéo léo sử dụng làm chất liệu cho bài đăng trên mạng xã hội. Ngoài ra, các thương hiệu cũng chú trọng việc chỉnh sửa ứng dụng cho dịp đặc biệt tương ứng (mùa Giáng Sinh thì ứng dụng E-Banking được trang trí cây thông,...).
Hình thức truyền tải cũng chứng kiến những thay đổi lớn từ phía ngân hàng. Trước đây, các bài đăng của ngân hàng thường là các bài đăng dài, giới thiệu chi tiết khuyến mãi. Hiện tại, thương hiệu đã khéo léo lồng ghép chương trình của mình thông qua truyện tranh, từ ngữ cũng trở nên cởi mở và đậm chất Gen-Z hơn (sử dụng social slang như “khum”, “sin lũi”,...). Bên cạnh comic, thương hiệu cũng giới thiệu filter story và meme - vốn là một hình thức được Gen-Z cực kỳ ưa chuộng.
Gen-Z là nhóm khách hàng tương lai của nhiều ngành hàng nói chung và ngân hàng nói riêng. Do đó, bất cứ thương hiệu nào tìm thấy công thức tiếp cận Gen-Z trước sẽ giữ được lợi thế lâu dài. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, một số thương hiệu đã bắt đầu trẻ hóa nội dung và nhận được phản hồi tích cực từ phía Gen-Z. Với một ngành có sức cạnh tranh cao trên mạng xã hội như ngân hàng, những thương hiệu này đang cho thấy khả năng cập nhật trend tốt và tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn so với các thương hiệu còn lại.
Trong suốt một thời gian dài, thế hệ Millennials đã luôn được thương hiệu xem là lực lượng tiêu dùng chính với sức mua lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, thế hệ tiêu dùng này đang có dấu hiệu bị đuổi kịp bởi một thế hệ hoàn toàn mới: Gen Z. Theo Nielsen, ước tính đến năm 2025 tại Việt Nam, Gen Z sẽ sớm đạt 15 triệu người và chiếm 30% lực lượng tiêu dùng.
Dù vậy ở hiện tại, thương hiệu vẫn hướng sự quan tâm nhiều hơn cho Millennials và chưa có nhiều nghiên cứu về thế hệ Gen Z. Khi nhắc đến Gen Z, thương hiệu vẫn chưa có một hình dung rõ ràng mà thường gắn liền đến những keyword trẻ, sáng tạo và năng nổ trên mạng xã hội. Trong khi đó, những biểu hiện của Gen Z trên mạng xã hội đang có sự khác biệt với cách thương hiệu hình dung về thế hệ này. Vậy, Gen Z thực ra là một thế hệ như thế nào? Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nhóm độ tuổi trung bình được xếp vào thế hệ Gen Z ở mỗi quốc gia là không giống nhau, tuy nhiên đa số cùng chung quan điểm rằng đây là thế hệ người trẻ có năm sinh từ 1997 đến 2012. Khác với những người trẻ thuộc Gen X và thậm chí cả Gen Y, những người trẻ thuộc Gen Z đã bắt đầu được tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ, cảm thấy quen thuộc với Internet và các phương tiện truyền thông xã hội và đa số sử dụng thành thạo các thiết bị thông minh trước cả khi biết đọc, biết viết. Vậy nên thế hệ này còn được gọi bằng những cái tên khác: iGeneration, Generation, Homeland, Net Gen, Neo-Digital Natives, Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials, Gen Wii, Zoomers, Gen-Tech,...
Khi nhắc đến Gen Z, chúng ta thường nghĩ đến nhóm người trẻ, còn trong độ tuổi đi học và chưa tự chủ tài chính, dẫn đến sức mua hạn chế và chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của phụ huynh chứ chưa phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên trên thực tế, Gen Z đời đầu hiện đã trong độ tuổi từ 24 đến 27. Họ đã đi làm, có khả năng tài chính, và thậm chí một số đã lập gia đình và có con.
Theo nghiên cứu của McKinsey, Gen Z hiện chiếm 40% tổng số người tiêu dùng toàn cầu. Bên cạnh đó, nghiên cứu “Thế hệ Z – người tiêu dùng tương lai” của Nielsen cho thấy hơn 70% Gen Z tham gia khảo sát cho biết họ có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định mua sắm và sinh hoạt của gia đình, bao gồm các hoạt động ngoài trời, giải trí, đồ gia dụng, quần áo, thực phẩm và đồ uống.
Những con số này cho thấy Gen Z là thế hệ tiêu dùng tiềm năng với sức mua ngày càng lớn. Do đó, các thương hiệu trên toàn cầu đều nhận ra rằng đây là nhóm đối tượng không thể bỏ qua. Báo cáo từ The Influencer Marketing Factory chỉ ra rằng 97% Gen Z thừa nhận mạng xã hội đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của họ. Ngoài ra, một báo cáo khác từ Statista cho thấy 54% Gen Z đánh giá mạng xã hội là nền tảng giúp họ khám phá sản phẩm mới tốt hơn so với các hình thức tìm kiếm trực tuyến.
Với những thông tin này, có thể thấy rằng để tiếp cận Gen Z hiệu quả, các thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi tiêu dùng của nhóm này trên mạng xã hội.
Môi trường công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của thế hệ Gen Z. Chính vì mối quan hệ mật thiết giữa Gen Z và thế giới ảo mà các thương hiệu thường hay nhìn nhận Gen Z như những người kiến tạo nội dung trên mạng xã hội, thông qua việc chủ động trình bày một quan điểm hay một đánh giá trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo quan sát của Buzzmetrics, thế hệ Gen Z thường là những người tương tác với nội dung nhiều hơn là kiến tạo. Họ thích tương tác với bài viết của người khác (bằng cách thả like/ comment/ share) hơn là tự tạo ra bài viết. Nếu họ có đăng bài thì thường là những tấm hình selfie với caption đơn giản. “Gen Z quan tâm điều gì?” hay “Họ có lối sống như thế nào?” là những câu hỏi khó trả lời nếu chỉ thông qua trang cá nhân. Trái ngược với Gen Z, các thế hệ trước như GenX hay một phần nào đó là Millennials thuộc nhóm những người sẵn lòng tạo nội dung, viết bài nêu lên ý kiến (về gia đình, về xã hội, về phong cách sống,..) hoặc cập nhật những hoạt động thường nhật (đi du lịch, đi chơi, đi mua sắm). Các mối quan tâm và lối sống của họ thường được phản ánh cụ thể qua trang cá nhân. Đây là một điểm tương đối thú vị vì các thế hệ trước Gen Z thường được ví như là những người nhập cư số (Digital Immigrants). Họ lớn lên trong giai đoạn chưa có mạng xã hội và thường được cho là lạ lẫm với mạng xã hội, nhưng cách họ thể hiện trên mạng xã hội lại tương đối cởi mở hơn so với Gen Z. Do đó, để nắm bắt được Gen Z, thương hiệu cần phải phát hiện được những nơi mà nhóm người dùng này thực sự thuộc về.
Câu hỏi đặt ra:
Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.
Gen Z là một thế hệ trẻ, quen thuộc với môi trường công nghệ từ khi còn nhỏ và còn góp phần mở rộng từ điển người dùng mạng xã hội. Chúng ta thường hay bắt gặp những bình luận có chứa cụm từ “dảk dảk” hay “bủh bủh”, vốn là dấu ấn ngôn ngữ của Gen Z. Điều này khiến chúng ta hình dung bất kì địa điểm nào của mạng xã hội cũng là nơi để Gen Z thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu từ Buzzmetrics, chúng ta có thể thấy: Nhóm người dùng này ít khi tiết lộ về cuộc sống bản thân ngoài những tấm ảnh tự chụp đi kèm caption ngắn gọn. Nói cách khác, dấu ấn của Gen Z ở trang cá nhân là tương đối mờ nhạt, và do đó sẽ không chính xác nếu mô tả như Gen Z luôn tích cực góp mặt khắp mọi nơi trên mạng xã hội. Vậy, đâu là chỗ ở thực sự của Gen Z trên mạng xã hội?
Theo nghiên cứu thảo luận mạng xã hội của Buzzmetrics cho thấy Gen Z ít chia sẻ và thảo luận công khai trên các trang cá nhân của mình mà thường tập trung vào các kênh có tính cộng đồng cao hơn như fanpage, cụ thể:
Đặc điểm thảo luận của Gen Z ở các trang cộng đồng khác so với những gì được biểu lộ ở trang cá nhân. Khi so với các thế hệ trước, thế hệ Gen Z được truyền thông ví như một thế hệ bí ẩn. Không chỉ vì Gen Z là một thế hệ mới chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, mà còn vì các mối quan tâm của Gen Z chỉ có thể được xác định thông qua việc truy dấu thảo luận trong các kênh cộng đồng. Có những chủ đề được xem là “độc quyền” của Gen Z, tiêu biểu là chủ đề về trường học, kỳ thi. Trong đó, nội dung về "may mắn" trong thi cử là cơ hội cho thương hiệu để khai thác sâu hơn.
Trong bối cảnh lo lắng và áp lực từ kỳ thi, yếu tố may mắn thường được học sinh Gen Z coi trọng, đôi khi thậm chí là một nguồn động viên tinh thần quan trọng. Thương hiệu có thể tận dụng chủ đề này bằng cách tạo tuyến nội dung mang tính tâm linh như "share muỗng để đạt điểm cao" để kéo tương tác.
Ngoài chủ đề về trường học, tình yêu và bóng đá cũng là những chủ đề được gen Z đặc biệt quan tâm.
Đọc thêm: Euro 2024 qua lăng kính Social Listening
Câu hỏi đặt ra:
Đăng ký đặt mua báo cáo về Gen Z tại đây.
→ Xem thêm: Nghiên cứu nhóm người dùng mục tiêu là gì?
Hiểu rõ khung giờ hoạt động mạnh mẽ nhất của Gen Z trên mạng xã hội giúp các thương hiệu tối ưu hóa thời gian đăng bài, chạy quảng cáo hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến để tiếp cận đối tượng này hiệu quả nhất:
Để nắm bắt cơ hội và thúc đẩy doanh số từ Gen Z, thương hiệu cần phải hiểu rõ hành vi của nhóm này trên mạng xã hội. Bằng cách chọn đúng thời điểm và tạo ra những nội dung và sản phẩm phản ánh chính xác những gì Gen Z mong muốn, các chiến dịch marketing sẽ đạt hiệu quả cao hơn, từ đó mang lại sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Khai thác đúng các chủ đề liên quan: Hiểu và khai thác chủ đề mà Gen Z quan tâm nhất sẽ giúp thương hiệu dễ tạo ra nội dung viral và tăng khả năng lan truyền trên mạng xã hội. Nhắc đến nội dung giải trí thì không thể không nhắc đến chiến lược content của Gimbap 178 Minh Cầu. Khi cả ngành F&B chỉ đua nhau đăng ảnh về đồ ăn thì Gimbap 178 Minh Cầu lại hoàn toàn bỏ qua tuyến nội dung ấy mà tập trung vào meme contents - những nội dung ngắn, hài hước và không đậm tính chất thương mại. Các bài đăng của Gimbap 178 Minh Cầu vẫn xoay quanh câu chuyện đồ ăn nhưng được khai thác dưới những góc nhìn hài hước, thậm chí có phần lạ lùng thu hút nhóm gen Z. Thương hiệu cũng hay đăng vào khung giờ cố định là 5h chiều. Việc đăng "meme" đều đặn hình thành thói quen "check-in" (kiểm tra) trên mạng xã hội của Gen Z vào thời điểm đó, tăng cường tần suất tương tác với thương hiệu.
TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) – thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng.
TA Understanding là loại hình nghiên cứu về một nhóm đối tượng người dùng cụ thể. Khác với U&A (nghiên cứu hành vi và thái độ) - thường sẽ nghiên cứu về một hành vi cụ thể hoặc trong một ngành hàng cụ thể, TA Understanding thường quan tâm đến toàn bộ vấn đề, mối quan tâm, lối sống của người tiêu dùng. Việc nhìn tổng quan giúp thương hiệu có cái nhìn toàn diện hơn về nhóm người dùng mục tiêu, không bị giới hạn ở ngành hàng để tìm ra cách kết nối và nói chuyện với họ như một con người bình thường thay vì một người mua hàng.
Với social media marketing, mỗi thương hiệu cần chọn cho mình một passion point (điểm đam mê) để thông qua đó kể câu chuyện của thương hiệu. Sẽ có trường hợp passion point của người dùng cũng chính là ngành hàng/ sản phẩm của thương hiệu. Ví dụ: thương hiệu dầu gội đầu có thể chọn passion point là “Chăm sóc tóc”, vì người dùng mạng xã hội đã có sẵn passion point này. Tuy nhiên, sẽ có những ngành hàng/ sản phẩm rất khó để “nhìn thấy ngay” passion point. Ví dụ: sản phẩm là nước uống đóng chai, thì không thể chọn passion point “Nước uống” được, vì đây không phải là một passion point lớn đủ để kết nối và trò chuyện với người dùng mạng xã hội. Trong tình huống này, thương hiệu cần phải lựa chọn được một passion point phù hợp theo 2 tiêu chí cơ bản:
Với tiêu chí thứ nhất, TA Understanding sẽ giúp thương hiệu nghiên cứu toàn bộ các mối quan tâm (interest) của người mạng xã hội và tìm ra danh sách các passion point họ quan tâm theo mức độ ưu tiên. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở để đánh giá & lựa chọn passion point phù hợp cho chiến lược social media marketing trong dài hạn.Xem thêm: Làm thế nào để theo dõi chiến dịch Marketing trên Social Media hiệu quả?
Với các ngành hàng có nhiều đối thủ cùng thực hiện các hoạt động marketing liên tục nhưng insight về ngành hàng không có nhiều sự thay đổi theo thời gian, thì sau một khoảng thời gian, việc bão hòa insight ngành hàng là điều có thể xảy ra. Khi đó, thương hiệu sẽ rất khó tìm được một góc nhìn mới để kết nối với người dùng mục tiêu. Lúc này, khi tìm kiếm insight, thương hiệu có thể mở rộng góc nhìn: “Không nhìn người tiêu dùng như một người mua hàng, mà nhìn họ như một con người với đầy đủ các nhu cầu, nỗi lo, mong đợi” - khi đó, thương hiệu có thể tìm thấy một góc nhìn hoàn toàn khác biệt. Các insight này thường sẽ giúp nói chuyện với người dùng mục tiêu thông qua các lợi ích cảm tính (emotional benefit) của sản phẩm & thường dùng trong các thematic campaign.Ví dụ: Khi nhắc tới ngành tã bỉm thì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thông điệp về về khô khoáng, chống hăm, chống tràn, mềm mại... là câu chuyện đã quá quen thuộc và có thể khó tạo ấn tượng với người dùng. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn khỏi ngành hàng bỉm tã, có thể thấy mẹ có rất nhiều mối quan tâm khác: sức khỏe của con, giáo dục con, chăm sóc bản thân của mẹ.... Do đó, thay vì kể lại các câu chuyện đã cũ về tã bỉm, thương hiệu có thể phát triển một câu chuyện mới dựa trên các mối quan tâm khác của mẹ.Xem thêm: Phương pháp nghiên cứu mới để khai thác Insight thông qua Social Listening
Có nhiều trường hợp thương hiệu đã chiếm lĩnh được tệp khách hàng hiện tại, và đang nghĩ đến việc mở rộng thị trường bằng cách mở rộng tệp khách hàng. Họ có thể muốn thêm sản phẩm cho các phân khúc khác hoặc một khu vực thị trường khác. Lúc này việc thấu hiểu toàn bộ nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp họ lựa chọn product insight (insight để phát triển sản phẩm) & brand communication platform (nền tảng truyền thông) để định hình chiến lược truyền thông trong dài hạn.
Ví dụ: Một thương hiệu sữa đang chuyên về các sản phẩm sữa dành cho trẻ em và đang có ý định tiếp cận nhóm khách hàng lớn tuổi. Khi đó, để lựa chọn được định hướng cho chiến lược truyền thông trong dài hạn, thương hiệu có thể nghiên cứu tệp người dùng mục tiêu để tìm hiểu tổng quan các nhu cầu & khía cạnh mà ngành hàng sữa có thể giải quyết cho người dùng.
Hiện tại, nhóm người dùng thuộc thế hệ genX & Millennials đang là đối tượng người dùng mục tiêu được các thương hiệu nhắm đến. Tuy nhiên, qua thời gian, nhóm đối tượng này sẽ già đi và các nhóm trẻ tuổi hơn sẽ bắt đầu thay thế họ ra quyết định mua hàng trong nhiều ngành hàng. Trong 5 năm sắp tới, dự đoán GenZ sẽ chiếm 30% trong lực lượng mua hàng của hầu hết các ngành hàng và sẽ sớm trở thành nhóm đối tượng mục tiêu chủ yếu.
Việc thấu hiện về tệp khách hàng hiện tại sẽ chưa đủ cho sự chuẩn bị những bước tiếp trong tương lai. Để sẵn sàng hơn trong dài hạn, thương hiệu có thể cân nhắc tìm hiểu trước về nhóm đối tượng này để làm tiền đề kết nối trong tương lai gần. Tham khảo thêm: Nghiên cứu về genZ
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng mục tiêu và ngành hàng trên mạng xã hội.
Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?
Gen Z là một thế hệ mới và đang trên con đường trở thành lực lượng tiêu dùng chính. Chưa có quá nhiều nghiên cứu về Gen Z, đặc biệt là Gen Z trên mạng xã hội, nên thế hệ này vẫn thường được gọi là một thế hệ bí ẩn. Trong khi đó, Millennials, đặc biệt là phụ nữ, từ lâu đã là nhóm khách hàng quen thuộc của nhiều thương hiệu và được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, “khách hàng quen thuộc” có đi cùng với dễ hiểu và dễ nắm bắt? Qua quan sát của Buzzmetrics về trên mạng xã hội, phụ nữ Millennials là nhóm người dùng đặc biệt phức tạp. Mối quan tâm và các khó khăn của họ không cố định mà luôn có sự thay đổi tại những thời điểm quan trọng của cuộc sống. Vì vậy, khi tìm hiểu phụ nữ Millennials, thương hiệu cần lưu ý điều gì?
Khám phá 3 sự thật cần biết về Gen Z tại đây.
Trong một số nghiên cứu truyền thống, nhóm nữ Millennials thường được nhìn nhận chung là nhóm người yêu công việc và tự chủ về tài chính hơn các thế hệ khác. Theo quan sát của Buzzmetrics, những đặc điểm này vẫn được thể hiện qua các thảo luận của nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, nhưng chưa phản ánh tất cả về nhóm người dùng này.
Nữ Millennials là nhóm người dùng đã trải qua nhiều bước ngoặt mang tên LẦN ĐẦU: lần đầu đi làm, lần đầu có người yêu, lần đầu lập gia đình và thậm chí là lần đầu làm mẹ. Mỗi một lần đầu như thế mở ra một giai đoạn sống khác nhau của phụ nữ Millnnials, và do đó mối quan tâm và lối sống cũng thay đổi theo. Cụ thể phụ nữ Millennails bao gồm 4 nhóm: (1) nhóm độc thân, (2) nhóm lập gia đình nhưng chưa có con, (3) nhóm lần đầu làm mẹ, (4) nhóm có kinh nghiệm sinh con 2 lần trở lên. Ví dụ: Nhóm độc thân cố gắng cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Nhóm lần đầu làm mẹ hướng về gia đình và không còn đặt sự nghiệp làm mối quan tâm hàng đầu như giai đoạn trước.So với Gen Z - một thế hệ mới hơn và phần đông nhóm người dùng của thế hệ này vẫn có nhiều điểm chung, nữ Millennials có đặc tính thay đổi theo từng bước ngoặt. Với những bước ngoặt mà họ trải qua, thương hiệu không nên chỉ nhìn phụ nữ Millennials như một tập hợp người hoàn toàn đồng nhất và hành vi và mối quan tâm. Có nhiều hơn một nhóm nữ Millennials trên mạng xã hội, và do đó cũng có nhiều hơn một cách trò chuyện với nữ Millennials.
Đối với nhóm nữ Millennials độc thân, tình yêu là một chủ đề thảo luận đặc trưng, cũng là chủ đề lớn nhất và có những khác biệt so với thế hệ Gen Z - vốn là nhóm người dùng trẻ trung hơn và đang trên đà trở thành lực lượng mua sắm chính.
Điểm khác biệt lớn nhất là tính chất câu chuyện. Nếu như Gen Z thích những câu chuyện tình yêu tuổi mới lớn trong sáng thì Millennials lại thích lắng nghe những câu chuyện tình yêu có yếu tố drama, hoặc ít ra câu chuyện phải có một bước ngoặt bất ngờ khiến mọi người phải ố lên. Ví dụ: Vào khoảng cuối năm 2020 - đầu năm 2021, câu chuyện giữa Sơn Tùng và Hải Tú đã thu về gần 1 triệu thảo luận từ các người dùng nữ. Đến 83% là thảo luận đến từ nhóm nữ Millennials. Vì vậy, khi muốn kể một câu chuyện tình yêu với nữ Millennials, thương hiệu nên cân nhắc về tính drama và twist sẽ xảy ra. Ngoài ra, thảo luận về tình yêu của nữ Millennials luôn ám chỉ một kết quả rõ ràng, một đích đến cụ thể. Nhóm người dùng này mong muốn một mối quan hệ nghiêm túc và tỏ ra nhạy cảm với từ khóa “hôn nhân”. Đối với Gen Z, mặc dù họ than “ế” và “cô đơn” nhưng sự than thở đó chỉ nhằm tạo cảm giác thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhìn chung, tình yêu là một chủ đề lý tưởng để tiếp cận nữ Millennials độc thân. Để kết nối hiệu quả hơn nữa với nhóm người dùng này, “twist” và “drama” là các từ khóa phải có trong câu chuyện tình yêu của thương hiệu.
Mối quan tâm của phụ nữ Millennials thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống. Khi có sự chuyển dịch trong mối quan tâm của nhóm người dùng này thì mức độ tận hưởng cuộc sống của họ cũng thay đổi theo.
Phụ nữ Millennials có ba mối quan tâm chủ yếu: Gia đình, sự nghiệp và tình yêu bản thân. Gia đình là tập hợp những thảo luận nhắc đến chồng, con và những người thân khác (ví dụ: khoe được chồng tặng quà, khoe đi chơi với con, thăm ông bà cuối tuần,...). Trong khi đó, tình yêu bản thân được thể hiện qua các thảo luận về tận hưởng cuộc sống bản thân (ví dụ: đi du lịch, uống cà phê chào ngày mới, đắp chăn nằm nhà xem phim,...). Ở giai đoạn độc thân, mối quan tâm của nữ Millennials là tình yêu và sự nghiệp. Đây là lúc họ tương đối tận hưởng cuộc sống, mặc dù có một số lo lắng về tài chính nhưng các lo lắng đó không thực sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi mới lập gia đình và sinh con lần đầy, nữ Millennials bắt đầu cảm thấy áp lực và ít tận hưởng cuộc sống hơn. Lý do là vì họ có thêm các vai trò mới cần phải chu toàn, đặc biệt là vai trò làm mẹ. Mối quan tâm lớn nhất của họ đã chuyển dịch từ công việc sang gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ có kinh nghiệm sinh 2 con trở lên lại có xu hướng tận hưởng cuộc sống trở lại. Những trải nghiệm trong quá khứ khiến nhóm người dùng này xây dựng được giải pháp phù hợp cho từng vấn đề và không còn hoang mang với những câu hỏi về LẦN ĐẦU nữa, giúp họ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn mà vẫn chăm lo được cho gia đình. Điều này được phản ánh qua sự chuyển dịch các mối quan tâm: Gia đình vẫn là mối quan tâm lớn nhưng thị phần thảo luận đã giảm đi đáng kể (từ 64% xuống 47%), còn tình yêu bản thân lại được quan tâm nhiều hơn (từ 17% lên 26%). Có thể thấy, những biến chuyển của phụ nữ Millennials qua từng giai đoạn tương đối phức tạp. Khi đã xác định nhóm phụ nữ Millennials mà mình muốn tiếp cận, thương hiệu cần phải tìm hiểu thêm cách nhóm phụ nữ đó cân bằng gia đình - công việc - bản thân như thế nào để tạo được sự kết nối.
"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?
"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha."
Có lẽ vì thế, tất cả những tình cảm dành cho cha được dồn nén trong cả năm được người tiêu dùng chọn ngày này để bày tỏ. Ngày của cha - chủ nhật thứ 3 của tháng 6 - là một ngày đặc biệt mới nổi nhưng có tốc độ tăng trưởng đến 117% - đứng thứ 2 trong chuỗi ngày đặc biệt về gia đình. Với tầm quan trọng của ngày này trong cuộc sống người tiêu dùng, Ngày của cha vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng và dự báo sẽ sớm trở thành một dịp đặc biệt lớn.Chưa có thương hiệu nào chiếm được ngày này. Mặc dù ngày càng nhiều thương hiệu đầu tư vào ngày của cha, nhưng mức độ hiệu quả của các thương hiệu sử dụng ngày này đều giảm. Đây sẽ là cơ hội lớn cho thương hiệu nào "nhanh chân" nhất - chiếm trọn ngày này khi nó đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất.Tuy nhiên, vấn đề là:Làm thế nào để chiếm Ngày của cha - khi mà nghiên cứu cho thấy tất cả các thương hiệu đều chưa biết cách sử dụng ngày này.
Báo cáo Occasion Insight - Toàn cảnh Ngày của cha, Buzzmetrics sẽ giúp thương hiệu có cơ hội giành được ngày này thông qua việc nắm bắt:
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Khi so sánh cùng các dịp đặc biệt dành cho gia đình, Ngày của cha là 1 trong 2 dịp đặc biệt có tốc độ tăng trưởng hơn 100% trong năm 2018 (so với năm 2017).
Lưu ý:Ngày của cha có khoảng thời gian hiệu quả ngắn. Sự tập trung đầu tư nên được gói gọn trong 5 ngày vàng.
Quà tặng là chủ đề nổi bật của Ngày phụ nữ (8/3 & 20/10) nhưng không phải là chủ đề chính trong Ngày của cha. Vậy, người tiêu dùng nói gì, quan tâm điều gì vào ngày này? Và đâu là những chủ đề có khả năng thu hút sự chú ý và thúc đẩy người tiêu dùng tự tạo nội dung về nó?
Nếu thương hiệu muốn "nói" về Ngày của cha, mood & tone nào sẽ phù hợp và dễ tạo sự đồng cảm với người dùng nhất?
Đặt ngay Báo cáo Occasion Insight: Toàn cảnh Ngày của cha để nghiên cứu cơ hội cho thương hiệu trong dịp tại đây.
Những dịp đặc biệt là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội. Thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Thống kê thảo luận các mẹ bầu có chia sẻ mình sử dụng sản phẩm dinh dưỡng gì suốt thai kì trên social media cho thấy: Từ năm 2017 sang năm 2018, có sự sụt giảm nghiêm trọng về số người chia sẻ rằng họ dùng sữa bầu trong khi các sản phẩm khác tăng mạnh như sữa tươi, ngũ cốc bầu.Điều này thực sự là một nguy cơ rất lớn cho các thương hiệu sữa bầu trong hiện tại và về lâu dài. Dinh dưỡng bầu là nhóm sản phẩm mà người tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những người dùng khác có kinh nghiệm. Ngày càng nhiều mẹ tham khảo ý kiến của cộng đồng trong việc ăn uống, nuôi con, cho nên việc người dùng mạng xã hội chia sẻ về việc ít dùng sữa bầu thứ nhất phản ánh tình hình chọn sản phẩm dinh dưỡng hiện tại và thứ hai sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn của các mẹ bầu khác trong tương lai.
Đào sâu hơn về lí do chọn sản phẩm dinh dưỡng của người tiêu dùng để thấy tương quan tình hình thảo luận về sữa bầu với sữa tươi theo top 4 nhu cầu về dinh dưỡng thai kì (Link). Sữa bầu chỉ thắng thế ở duy nhất 1 nhu cầu là Giàu dinh dưỡng/đủ chất - nhu cầu gần như là chững lại và không tăng trưởng so với năm 2017. Bên cạnh đó, cả 3 nhu cầu còn lại trong top 4 là Vào con/Con tăng cân, Không mập mẹ, Hạn chế đường bột thì sữa bầu đều thua sữa tươi trong việc đưa ra lựa chọn theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh lí do muôn thuở là sữa bầu khó uống, nhóm nguyên nhân lớn kế tiếp đang ngày càng bị nhiều mẹ phàn nàn là Sữa bầu là một trong những nguyên nhân gây béo mẹ/vào mẹ nhiều hơn vào con. Như đã nhắc đến trong nghiên cứu về Xu hương nhu cầu dinh dưỡng thai kì (Link), Vào còn không vào mẹ là mối quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng thai kì hiện nay, bước vào thai kì là các mẹ bước vào chế độ ăn nghiêm ngặt để giữ dáng ngay từ khi mang thai. Cho nên, việc sữa bầu bị nhìn nhận là gây béo mẹ thực sự là một nguy cơ lớn cho các thương hiệu sữa bầu nói chung.
Một trong những nguyên nhân lớn gây ra suy nghĩ này của người tiêu dùng là từ Hàng loạt bài chia sẻ kinh nghiệm giữ dáng của các hot mom (Vợ Đăng Khôi, Vợ Hoàng Bách, Huyền Baby, Vũ Diệu Thúy) xuất hiện liên tục trên social media từ tháng 6/2017 – 2/2018. Quá nhiều hình ảnh hoàn hảo trên mạng xã hội liên tục được chia sẻ đã khơi dậy nhận thức mới về dinh dưỡng thai kì và áp lực giữ dáng, ăn bổ vừa đủ cho khỏe con, đẹp mẹ. Và giải pháp thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường được đồng loạt các hot mom nhắc tới như một giải pháp cho việc giữ dáng gây tác động mạnh mẽ đến cộng đồng các mẹ trên social media.
Các thương hiệu sữa bầu đã quan tâm đế chuyện giữ dáng cho mẹ từ năm 2017. Cụ thể trong thông điệp quảng cáo sản phẩm của các thương hiệu đã có nhấn mạnh yếu tố ít béo trong sản phẩm của mình.Tuy nhiên, điều đáng nói là các thương hiệu chỉ đang cố gắng truyền thông 1 thông điệp giống nhau là sữa bầu ít béo chung chung để thuyết phục về chuyện sợ mập, giữ dáng.Cũng không giải thích, chứng minh rõ là ít thế nào, so với các sản phẩm dinh dưỡng khác.Thương hiệu chỉ nói về hàm lượng chất béo trong khi người tiêu dùng thì quan tâm đến hàm lượng đường bột. Cho nhu cầu ăn chỉ Vào con không vào mẹ/giữ dáng thai kỳ, giải pháp Ăn ít đường/kiêng tinh bột được nhắc đến gấp 9 lần so với giải pháp Ăn ít béo. Đặc biệt, nhu cầu Ăn ít đường/kiêng tinh bột khi mang thai trong năm 2018 có độ tăng trưởng rất cao chỉ sau 1 năm, có thể nói là xu hướng tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng thai kỳ phát triển mạnh nhất trong năm 2018.
Thị trường hiện nay đang hiểu sâu được chuyện mập, vào mẹ nhiều là liên quan đến chuyện ăn đường, ăn tinh bột trong khi thương hiệu dùng từ "ít béo" và lại nói chung chung chứ không chứng minh rõ thì người tiêu dùng lại thấy nó khác với chuyện đường, tinh bột và không đáng tin. Tóm lại, có 2 vấn đề ở đây cho thương hiệu:
Xác định sai về giải pháp cho việc sợ mập, nổ lực của các thương hiệu không hiệu quả khi nói không đúng và nói không đủ. Sự chú ý của các mẹ bầu online còn bị tác động bởi các nguồn khác trên mạng xã hội: Hot mom và lực lượng tiểu thương online.
Khi các brand đang truyền thông "ít béo" để bào vệ mình cho việc gây béo mẹ thì bài đăng của hot mom về dinh dưỡng được các mẹ ủng hộ nhất trên mạng xã hội trong năm qua nói gì? Bài đăng gây chú ý nhất cộng đồng các mẹ của hot mom Vũ Diệu Thúy về chế độ ăn "Vào con không vào mẹ" . Nội dung thu hút hơn 90 nghìn thảo luận và chia sẻ trong 9 tháng đầu năm 2018, gấp 5 lần tổng lượng thảo luận và chia sẻ về 1 thương hiệu sữa bầu trên social media.Bài viết của Vũ Diệu Thúy nói rất khác về chuyện ăn uống so với thông điệp của các thương hiệu: Giải pháp của Vũ Diệu Thúy đưa ra tập trung vào việc Ăn ít đường/kiêng tinh bột thậm chí là khuyên ăn béo bình thường. Hơn thế nữa lại rất thuyết phục với bằng chứng số kí của con, kỉ lục do bệnh viện công nhận và hình ảnh mang bầu xinh đẹp.Bài đăng được các mẹ chia sẻ nhau rất nhiệt tình, thậm chí những phụ nữ vừa kết hôn, chuẩn bị có thai cũng "chia sẻ để dành". Hơn thế nữa, bài viết được đăng lại bởi rất nhiều fanpage về mẹ và bé khác và lan truyền mạnh trên mạng xã hội.
Không chỉ bị tác động bởi hot mom, các mẹ online còn bị tiếp cận bởi các lực lượng tiểu thương online với các sản phẩm hấp dẫn hơn phục vụ cho dinh dưỡng thai kỳ. Cùng tìm hiểu xem các tiểu thương đã nói được điều mà thương hiệu chưa nói chưa và hiệu quả hoạt động của họ hiện nay ra sao?
Dù các thương hiệu chưa nói nhưng các tiểu thương online đã nhắc nhiều đến yếu tố đường/tinh bột (chiếm 53% tổng số bài đăng bán hàng).
Lực lượng tiểu thương bán hàng online là lực lượng đáng quan tâm trên social media về độ ồn và độ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà họ đang tạo ra.Con số thống kê trên social media cho thấy trong năm 2018:
Điều này có thể hiện các bài đăng của tiểu online đang tạo ra sức ảnh hưởng cho thị trường. Các vận hành của họ cũng rất đơn giản, cùng 1 thông điệp (thai nhi lên cân, mẹ bầu không lo béo; hàm lượng đường đặc biệt thấp; lượng chất béo chỉ bằng 1/5 lượng chất béo trong sữa tươi) về 1 mặt hàng được rất nhiều người bán nói đi nói lại và lan truyền với cộng đồng của họ. Dần dần sẽ thu hút sự chú ý và sau đó là thay đổi cách nhìn nhận của người tiêu dùng. Có thể thấy với lực lượng đông đảo và năng động, những tiểu thương online đang tạo ra 1 thị trường đây sôi động và đầy thách thức cho các thương hiệu hiện nay.
Chúng ta đã đi qua tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với sữa bầu. Việc các mẹ ngày càng quan tâm đến dinh dưỡng một cách khoa học hơn vừa là thách thức vừa là cơ hội và còn rất nhiều việc cho thương hiệu sữa bầu phải làm trong cuộc chiến thị phần sữa bầu hiện này.Nếu thương hiệu muốn nhìn rộng ra cả thị trường hơn 1,6 triệu mẹ bầu mỗi năm, nếu muốn chiến thắng cả thị trường dinh dưỡng cho bà bầu thì phải đối đầu với các đối thủ hoàn toàn khác: Đối thủ sữa bầu trong ngành, các sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm thay thế khác.
Vì những nhìn nhận xấu, miếng bánh thị trường của sữa bầu đang bị nhỏ lại dần, câu hỏi đặt ra là liệu các thương hiệu có nên tiếp tục giành giật thị phần của nhau hay nhìn sang mãnh đất màu mỡ của sản phẩm thay thế đang ngày càng bành trướng. Có nên hay không có một sản phẩm đáp ứng đúng với niềm tin người tiêu dùng hơn.Nếu thương hiệu đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng: vào con, không mập, ít đường, nhưng vậy thì chỉ thắng được đối thủ trong phân khúc sữa bầu nhưng liệu có thắng được sữa tươi hay không? Khi mà sữa tươi có những điểm mạnh đang được các mẹ đánh giá rất tốt: vào con không vào mẹ, bằng chứng cụ thể số kí của mẹ bầu không lên cân nhiều và yếu tố Giá. Có thể thấy rất khó để thắng các sữa tươi. Tuy nhiên sữa tươi so với sữa bầu vẫn còn điểm yếu là nổi bất an của người tiêu dùng về yếu tố dinh dưỡng. Thương hiệu sữa bầu hiểu được điểm mạnh của các đối thủ để tạo ra những bước đột phá cho thị trường này.
Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.
Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè.
Khủng hoảng “Hết hè”/ “Cuối hè” thường đến từ giữa tháng 7 lên đỉnh điểm trong tháng 8.Bàn luận về "Hết hè" có xu hướng tăng và đến sớm hơn so với năm 2017. Những thảo luận thể hiện sự hoảng hốt vì “chưa kịp” thực hiện các mong muốn, dự định mà nhận ra hè đã sắp qua cũng tăng gần 4 lần so thời điểm này năm ngoái và sẽ tiếp tục bùng nổ trong tháng 8.Lúc này người trẻ đang có cảm giác phải-làm-gì-đó đáng nhớ cho mùa hè của mình. Một kết thúc tuyệt vời sẽ là một cột mốc đáng nhớ, làm cho họ cảm thấy hài lòng hơn với trải nghiệm về mùa hè.Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.
Xem đầy đủ nghiên cứu phục vụ cho Marketing mùa hè (Link)
"Chưa kịp đi du lịch" là nguyên nhân được phổ biến nhất khiến người trẻ hoảng hốt khi nhận ra sắp "Hết hè". Trong đó, các bạn trẻ than thở rằng họ "chưa đi du lịch" với nhiều nguyên nhân: không có tiền, chưa sắp xếp đi được, không có ai đi chung....
"Chưa giảm cân" cũng là nỗi khổ chung của nhiều người khi mùa hè sắp hết.
Đặc biệt, "Chưa cao lên" là một chia sẻ thú vị trong tâm tư của các bạn học sinh. Nhiều bạn học sinh mong muốn trong vài tháng nghỉ hè, mình sẽ "cao lên" để tự tin hơn trong năm học mới.
Một phát hiện thú vị, theo báo cáo Chủ đề nóng trên social media của Buzzmetrics, mối quan tâm về du lịch tăng mạnh trong tuần cuối tháng 7, đầu tháng 8 trong áp lực của "Khủng hoảng cuối hè". Giới trẻ thảo luận nhiều về việc rủ rê bạn bè, than thở muốn đi. Một bộ phận khác thì lựa chọn địa điểm, lên kế hoạch, chuẩn bị và chia sẻ trải nghiệm của mình.
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics, 20% thảo luận trong cuối mùa hè nói về chuyến vui chơi cuối hè của họ, 17% chia sẻ rằng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về mùa hè nếu có một chuyến đi chơi cuối hè.Xem đầy đủ nghiên cứu phục vụ cho Marketing mùa hè (Link)Các thương hiệu về du lịch, giải trí có thể khuyến mãi, giảm giá hoặc tìm cách tiếp thêm động lực, khuyến khích người tiêu dùng tận hưởng trải nghiệm cuối hè. Tổ chức sự kiện cuối hè để trở thành dấu ấn đầy ấn tượng trong kí ức về kì nghỉ hè cũng là phương thức tuyệt với để gắn kết với họ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.
Với sự xuất hiện của mạng xã hội, người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ thường xuyên hơn, chi tiết hơn về từng khoảnh khắc trong cuộc sống để tìm kiếm sự đồng cảm, những người có trạng thái tương tự, để cùng nói về mối quan tâm chung. Số lượng thời điểm nhạy cảm phổ biến trên mạng xã hội ngày càng nhiều như thời điểm chờ lương, áp lực, deadline, giờ nghỉ trưa… hay đơn giản là lúc buồn ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, mất động lực. Tạo cơ hội lớn để thương hiệu thực hiện các chiến dịch Marketing theo thời điểm đặc biệt (Occasion-Based Marketing)Mỗi thời điểm đặc biệt gắn liền với những cảm xúc đặc biệt của thời điểm đó. Cho nên, truyền thông đúng thời điểm, đúng câu chuyện sẽ giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, thời điểm đặc biệt có tần suất lặp lại cao, có thể lên đến nhiều lần trong 1 ngày. (ví dụ: Thời điểm buồn ngủ). Do đó, các thời điểm này sẽ đặc biệt sẽ rất phù hợp cho những thương hiệu muốn xuất hiện liên tục, trong suốt cả năm, có thể xuất hiện gần như mỗi ngày trong cuộc sống người tiêu dùng. Bài viết sẽ tìm hiểu về một trong những thời điểm rất phổ biến mỗi ngày trong cuộc sống của người tiêu dùng. Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”
Trong trường hợp của “Thời điểm đặc biệt” thì câu hỏi khi nào thường rất khó xác định, cần phải có sự chính xác đến từng giờ. Đôi khi, chỉ cần xác định đúng “Khi nào” đã là một lợi thế vượt trội của thương hiệu để nói được mối quan tâm đúng lúc.Mỗi người sẽ có những khung giờ mà mình cảm thấy buồn ngủ, uể oải riêng. Tuy nhiên, khung giờ tiềm năng để thương hiệu chọn đánh vào nên là khung giờ mà nhiều người cùng buồn ngủ nhất và tại đó họ có những nguyên nhân, nhu cầu, mong muốn chung phổ biến. Khi nói đúng được khung giờ này và các insight này, thương hiệu sẽ kết nối được với lượng khách hàng lớn nhất có thể, tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch nhờ Độ liên quan (Relevance) cao.Khi phân tích trên dữ liệu thảo luận người dùng trong năm 2017, có hơn 350.000 status người dùng cập nhật chia sẻ trạng thái buồn ngủ. Đào sâu tìm hiểu trên 350.000 status cho thấy có 3 múi giờ người ta hay than thở buồn ngủ nhất đó là 9h, 14h, 22h. Đây là những khung giờ vàng để thương hiệu chạy nội dung giúp khách hàng xua tan cơn buồn ngủ.
Thông qua các bài đăng trên mạng xã hội về trạng thái buồn ngủ, khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.Nguyên nhân thực sự đằng sau những lời than thở “buồn ngủ” vào ban ngày sẽ khác ban đêm:
Chiến dịch, nội dung của thương hiệu trên social media cần chú trọng chạy đúng khung giờ và giải quyết đúng nhu cầu khác nhau của ban ngày và ban đêm để tăng tính liên quan (relevance) cho nội dung và thu hút khách hàng tốt hơn.
“Giờ buồn ngủ” là một trong những “thời điểm đặc biệt” tiềm năng cho các thương hiệu có thể lựa chọn để tăng tính gắn kết với khách hàng nhờ: Sự phổ biến cao: hơn 350.000 status trong năm 2017Tần suất lặp lại cao: xuất hiện nhiều lần trong ngày, cao điểm vào 9h, 14h và 22hCó những nhu cầu, mong muốn mà từ đó thương hiệu có thể giúp khách hàng giải quyết:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.
Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.Việc nhiều thương hiệu cùng "đổ tiền" vào dịp này làm cho mức độ cạnh tranh về sự chú ý tăng lên. Tuy nhiên, cũng như các dịp đặc biệt khác, với sự tham gia của mạng xã hội, dịp đặc biệt quen thuộc đang thay đổi và dịp đặc biệt mới đang hình thành. Vì vậy, ngay cả những dịp đặc biệt quen thuộc - như dịp nghỉ Hè, cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội mới cho khác thươc hiệu khai thác.Buzzmetrics đã khám phá được nhiều cơ hội khi nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về dịp nghỉ Hè, giúp thương hiệu “đi trước” các thương hiệu khác và đến gần hơn với người tiêu dùng mục tiêu.
Nghiên cứu này được thực hiện theo mô hình Buzz Sensor - hệ thống liên kết, phân tích social data; kết hợp với phương pháp nghiên cứu về dịp đặc biệt theo Occasion-level model của Buzzmetrics.
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics trên hơn 1 triệu thảo luận được chia sẻ trên mạng xã hội của học sinh, sinh viên về dịp “Nghỉ hè” năm 2017. Tuy nhiên, các thảo luận này tập trung vào 2 nhóm mối quan tâm lớn để giải quyết nhu cầu “Trải nghiệm” và “Kết nối”. Đây là 2 nhóm nhu cầu lớn, chi phối toàn bộ hoạt động của nhóm khách hàng trẻ vào dịp Nghỉ Hè. Các thương hiệu chỉ cần tập trung vào 2 nhu cầu này nếu muốn tận dụng mùa hè để kết nối với khách hàng trẻ.
Dịp nghỉ hè là khoảng thời gian quý giá hàng năm để bạn trẻ quên đi những nỗi lo về học hành và hoàn toàn tập trung vào những trải nghiệm và kế hoạch mới."Nên làm gì trong suốt mùa hè?" là câu hỏi lớn của hầu hết bạn trẻ khi chuẩn bị bước vào kì nghỉ hè. Trước nghỉ hè, 38% thảo luận chia sẻ trên mạng xã hội là "Tìm ý tưởng cho hoạt động hè". Thời gian này, người trẻ tích cực thảo luận và chia sẻ các địa điểm du lịch đẹp, các kế hoạch học tập, rèn luyện cơ thể... 12% thảo luận đề cập "Tìm công việc làm thêm". Đến cuối hè, người dùng chia sẻ họ cảm thấy hài lòng về hè nếu trong hè: có trải nghiệm mới (32%), có những kỷ niệm đáng nhớ (25%), có một chuyến đi du lịch (21%), làm được điều đáng nhớ/có ý nghĩa (17%).
Nghỉ hè là thời gian tạm thời rời xa trường lớp, ít gặp gỡ bạn bè, người trẻ dễ cảm thấy cô đơn, buồn chán. Vì thế, việc có thể kết nối và giữ liên lạc bạn bè, người mình yêu quý trong mùa hè trở thành nhu cầu lớn.Nghiên cứu về thảo luận trước nghỉ hè cho thấy các hoạt động phổ biến nhất là: "Tìm kiếm/ mời bạn bè cùng tham gia hoạt động vào hè" (63%). Chưa chính thức nghỉ hè, người trẻ đã lo lắng cho một kì nghỉ cô đơn, thiếu kết nối và tích cực "rủ rê" bạn bè cùng lên kế hoạch tận hưởng mùa hè. Đến cuối hè, điều làm nhiều người dùng hài lòng về hè nhất là "Có thời gian đáng nhớ bên bạn bè/ gia đình" (51%).
Nhìn lại các chiến dịch Marketing chạy trong hè 2017, có hơn 40 chiến dịch Marketing về chủ đề Hè, và điều đáng nói này là cả 40 chiến dịch này đều tập trung vào mối quan tâm là “Trải nghiệm”, một phần nhỏ các chiến dịch khác tập trung vào mối quan tâm "Nóng". Nổi bật là các chiến dịch như: “Đi rồi sẽ đến” của Biti's, "Here We Go" của Clear... Trong khi đó, nhu cầu “Kết nối” của người tiêu dùng không được thương hiệu nào khai thác. Đây là một khoảng trống lớn của mảnh đất Marketing mùa hè trong năm 2017.Vì Kết nối là mối quan tâm lớn, nên dù thường hiệu không đứng ra giải quyết mối quan tâm này, người tiêu dùng cũng sẽ tự tìm cách thỏa mãn nhu cầu. Vào Hè 2017, có 2 trào lưu lớn nhất được giới trẻ tự khởi phát là “Compliment Challenge” và “Sarahah”.Với "Compiment Challenge", mọi người sẽ bình luận tên của họ và người đăng bài sẽ nói một thứ gì đó tích cực mà người đăng bài thích ở họ. Với "Sarahah", người dùng sẽ được nhắn tin nặc danh tới bạn bè hoặc bất cứ ai trên Internet. Cả 2 trào lưu này đều có điểm chung là giải quyết được nhu cầu “Kết nối” của người tiêu dùng. Nếu một thương hiệu nào phát hiện sớm và đánh đúng nhu cầu này, chắc chắn thương hiệu đó sẽ nhận được nhiều sự chú ý và ủng hộ từ người tiêu dùng.
Nghiên cứu về độ hài lòng của người trẻ về kì nghỉ hè cho thấy: có 23% người chia sẻ họ cảm thấy không hài lòng về Kì nghỉ hè. Điều thú vị là phần lớn lý do không hài lòng là vì "Hè quá ngắn" (65%), họ "Chưa thể hoàn thành được những dự định cho hè" (30%).
Tuy nhiên, khi nhìn lại các bài đăng Facebook trên trang cá nhân của nhóm người không hài lòng về hè, có 52% người dùng trong nhóm này ít nhất 1 lần đề cập họ cảm thấy chán trong thời gian nghỉ hè. Trong đó, nguyên nhân gây chán trong hè là vì "Chỉ ở nhà" (42%), 17% "Không có gì để làm/ Không biết làm gì", 12% "Chỉ làm những điều lặp đi lặp lại" trong suốt mùa hè...Nhìn lại toàn bộ bức tranh mùa hè, có thể thấy nguyên nhân thực sự khiến người trẻ không hài lòng là vì Họ đã không tận dụng thời gian một cách hiệu quả để có được một mùa hè đầy ý nghĩa và đáng nhớ, chứ hoàn toàn không phải do mùa hè không-đủ-dài để người trẻ có đủ thời gian làm được điều mình muốn.Để liên tục kết nối với người trẻ trong suốt mua hè dài, thương hiệu có thể gửi cho họ các thông điệp để nhắc nhở người trẻ "Hãy trân trọng mùa hè trong từng khoảnh khắc vì mùa hè sẽ trôi qua". Điều này sẽ giúp giúp người trẻ hài lòng hơn, bớt "chán" hơn trong suốt dịp nghỉ hè; và thương hiệu có thể trở thành một người đồng hành, động viên người trẻ cùng tạo ra một mùa hè đáng nhớ.
Đối với các dịp đặc biệt khác, "trước" và "trong" dịp đặc biệt là thời điểm vàng để chạy chiến dịch. Ví dụ như Tết, thì khoảng thời gian hiệu quả để chạy chiến dịch Tết là khoảng 1 -1,5 tháng trước Tết. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ hè, khoảng thời gian "cuối hè" là thời điểm tiềm năng vì lúc này người trẻ đang có cảm giác phải-làm-gì-đó đáng nhớ cho mùa hè của mình. Một kết thúc tuyệt vời sẽ là một cột mốc đáng nhớ, làm cho họ cảm thấy hài lòng hơn với trải nghiệm về mùa hè.Thời gian này cũng còn được xem là thời điểm "Khủng hoảng cuối hè" của người trẻ. Khủng hoảng “Hết hè”/ “Cuối hè” thường đến từ giữa tháng 7 lên đỉnh điểm trong tháng 8.
Xem chi tiết nghiên cứu về Thời điểm Khủng hoảng cuối hè (Link)
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics, 20% thảo luận trong cuối mùa hè nói về chuyến vui chơi cuối hè của họ, 17% chia sẻ rằng sẽ cảm thấy hài lòng hơn về mùa hè nếu có một chuyến đi chơi cuối hè.Các thương hiệu về du lịch, giải trí có thể khuyến mãi, giảm giá hoặc tìm cách tiếp thêm động lực, khuyến khích người tiêu dùng tận hưởng trải nghiệm cuối hè. Tổ chức sự kiện cuối hè để trở thành dấu ấn đầy ấn tượng trong kí ức về kì nghỉ hè cũng là phương thức tuyệt với để gắn kết với họ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Cuối năm học luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp thử thách. Việc sử dụng chủ đề thảo luận cuối năm học là cơ hội cho các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing của mình
Mùa cuối năm luôn là một trong những thời điểm đặc biệt quan trong đối với học sinh, đặc biệt là những học sinh cuối cấp sắp chia tay trường lớp và phải đối mặt với kì thi chuyển cấp đầy thử thách. Với đặc trưng của thời điểm mang đến nhiều cảm xúc đặc biệt cho học sinh, đây có thể nói là thời điểm “vàng” để các thương hiệu thực hiện các chiến dịch Occasion-Based Marketing (OBM) nhằm tận dụng tối đa cơ hội gắn kết và tăng sự liên tưởng thương hiệu trong tâm trí nhóm khách hàng đầy tiềm năng này.
Nhằm hiểu rõ hơn những chủ đề được học sinh quan tâm và nói đến nhiều nhất cũng như những nhu cầu, mong muốn của học sinh trong dịp cuối năm học, Buzzmetrics đã thực hiện nghiên cứu về chủ đề này dựa trên các bài viết và thảo luận trên social media trong khoảng thời gian từ 1/2/2017 – 31/5/2017.
Trong khi học tập là mối quan tâm lớn nhất vào năm 2016 với nhiều thảo luận xoay quanh Thi cử, Du học thì năm 2017, học sinh lại có sự chuyển biến lớn khi ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến các hoạt động vui chơi, sáng tạo vào dịp cuối năm như Kỷ yếu, Lễ bế giảng hay Prom (Tiệc cuối cấp)
Nhìn chung, có sự khác biệt rất lớn giữa lượng thảo luận của các chủ đề vào năm 2016 và 2017. Học sinh ngày càng biết tận dụng social media như một kênh để thỏa sức sáng tạo và thể hiện lòng tự hào về trường lớp trong giai đoạn này. Ăn theo đó, các cuộc thi về trào lưu kỷ yếu đã bùng nổ lượng tương tác khổng lồ trên social media. Ngoài ra, các lĩnh vực căng thẳng và khô khan như “Thi cử” cũng được học sinh ngày nay tận dụng biến tấu với rất nhiều trào lưu mới lạ trên social media.
Có thể nhận thấy, việc thỏa sức vui chơi, sáng tạo để tạo ra những dấu ấn khó phai trong những ngày cuối năm là điều ngày càng nhận được sự quan tâm từ học sinh hơn là chỉ tập trung vào thi cử và học tập.
Ngoài ra, những bài đăng confession xoay quanh cảm nghĩ về buổi học cuối cùng ngày càng được nhiều học sinh chia sẻ trên social media.
So với năm 2016, lượng bài viết và thảo luận về các phong cách kỷ yếu tăng 2,3 lần.
Với sự phát triển của social media, việc tìm kiếm và tham khảo các ý tưởng thực hiện kỷ yếu ngày càng dễ dàng hơn; do đó, trong những năm gần đây, trào lưu này đang ngày càng bùng nổ và trở thành điều không thể thiếu trong cộng đồng học sinh, sinh viên. Trong đó, phong cách thực hiện thông qua các video âm nhạc hay phim ngắn càng được các bạn học sinh chú ý nhiều hơn so với cách thể hiện bằng hình ảnh, album quen thuộc. Ngoài ra các ý tưởng được hình thành từ các trào lưu, sự kiện nổi bật trong giới trẻ cũng được thảo luận khá nhiều như Bột màu (ảnh hưởng từ Đường chạy sắc màu Color Me Run), Hoài cổ (trào lưu Vintage) hay Điện ảnh, Kinh dị (Ảnh hưởng từ các bộ phim nổi tiếng).
Có thể nói việc tạo ra một sản phẩm Kỷ yếu chất lượng và thu hút được nhiều người chú ý, đặc biệt là trên mạng xã hội là một nhu cầu ngày càng lớn của học sinh ngày nay. Kỷ yếu giờ đây không còn đơn giản là nơi lưu giữ những khoảnh khắc khó quên của tuổi học trò mà đang trở thành một sân chơi đích thực để thể hiện sự sáng tạo và thỏa mãn cái tôi tập thể, lòng tự hào về trường lớp bằng việc thu hút lượng tượng tác khổng lồ cho sản phẩm của mình.
Đáp ứng nhu cầu đó, một số trang fanpage của các trường Trung Học Phổ Thông và hot fanpage đã tổ chức một số cuộc thi xoay quanh trào lưu này vào năm 2016. Đến năm 2017, các thương hiệu đã nhanh chóng tận dụng và tổ chức thành công những cuộc thi, chiến dịch về Kỷ yếu. Có thể kể đến sự thành công của Cuộc thi Lưu bút cùng Nabati của thương hiệu Nabati hay cuộc thi cover dành cho nhóm/lớp học sinh, sinh viên với phần thưởng là gói chụp ảnh kỷ yếu trong chiến dịch Thích thì hát, sống trẻ từng giây của Pepsi.
Việc ôn thi và các đề thi không chỉ còn theo cách truyền thống nhàm chán mà còn có các phương pháp ôn thi mới, dễ hiểu cũng như những đề thi cập nhật được các xu hướng, chủ đề nổi bật trên mạng xã hội.
Các thảo luận về thi cử của học sinh đã bắt đầu từ rất sớm (trong khoảng thời gian sau Tết). Trong giai đoạn này, các hoạt động thi cử được học sinh thảo luận nhiều nhất là việc ôn thi học kỳ và các hoạt động sau kỳ thi; một số ít thảo luận đề cập đến chuyện chọn trường cho kỳ thi đại học sắp tới cũng như các lời chúc thi tốt và gian lận.
Bằng sự sáng tạo vô biên, các bài học khô khan ở trường đang ngày càng được cộng đồng học sinh biến tấu thành những sản phẩm hài hước, đầy tính truyền cảm hứng cho việc học tập trên mạng xã hội. Trào lưu “ảnh phục chế nhân vật văn học” gây sốt trên social media nhờ vào các minh họa hoạt cảnh, ý nghĩa tác phẩm bằng những hình ảnh vui nhộn, dễ hiểu. Đồng thời, nền giáo dục càng ngày càng cập nhật với các đề thi không chỉ xoay quanh những tác phẩm văn học mà còn nhiều sự kiện, hoạt động xã hội nổi bật trong thời gian gần đây. [Link]
Xuất phát từ lý do “phải nghịch ngợm mới là học sinh, mới lưu giữ được những kỷ niệm đẹp, những ký ức đẹp trong suốt thời học sinh”, bên cạnh các hoạt động truyền thống không thể thiếu trong lễ bế giảng, những hoạt động mang tính hiện đại ngày càng được nhiều bạn học sinh chú ý.
Hoạt động bế giảng là một phần quan trọng sau một năm học của các bạn học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp, các ý tưởng hoạt động vui chơi, nghịch ngợm trong ngày này như Ném bột màu, ném bóng nước, nhảy EDM được quan tâm thảo luận và hưởng ứng thực hiện không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa được nhiều trường chủ động tổ chức do e ngại về vấn đề vệ sinh và phá vỡ tính truyền thống của buổi lễ trong khi nhu cầu này của học sinh ngày càng cao.
So với năm 2016, lượng bài viết và thảo luận về Prom tăng gấp 7 lần.
Prom là một hoạt động ngày càng trở nên phổ biến với nhiều học sinh cuối cấp Việt Nam. Đáng chú ý, mùa prom 2017 có sự tăng trưởng mạnh mẽ về thảo luận và trở thành trào lưu nổi bật trên social media nhờ vào sự ảnh hưởng từ bộ phim học đường "Em chưa 18" gây sốt. Với quan điểm “Đám cưới người ta còn làm được vài lần nhưng Prom thì chỉ có một lần trong đời”, hoạt động này được xem như là một sự kiện kỷ niệm đáng nhớ trước khi ra trường.
Có thể thấy, vui chơi giải trí, thể hiện phong cách bản thân vẫn là nhu cầu lớn trong giai đoạn này. Các chủ đề thảo luận của prom đều xoay quanh việc chuẩn bị tốt nhất cho bản thân mình nhằm tạo ra một kỷ niệm đáng nhớ cho ngày cuối cấp. Tuy nhiên, so với trào lưu Kỷ yếu và những hoạt động vui chơi ngày Lễ bế giảng thì Prom vẫn còn non trẻ, nhiều triễn vọng phát triễn đa dạng với nhiều ý tưởng mới lạ hơn trong những năm sắp tới. Buzzmetrics sẽ theo dõi và cập nhật những phân tích sâu hơn trào lưu này ở các bài viết kế tiếp.
Các thảo luận của học sinh về chủ đề du học chủ yếu là xin tư vấn; trong đó, du học Nhật nhận được nhiều sự quan tâm nhất do chất lượng giảng dạy và hiệu quả của nền giáo dục Nhật. Bên cạnh đó, các confession chia sẻ cảm nghĩ về buổi học cuối cùng cũng thu hút được nhiều sự yêu thích và chia sẻ.
Đáng lưu ý, việc bày tỏ và chia sẻ cảm xúc về khoảng thời gian ở học đường vẫn là một nhu cầu rất lớn của học sinh nhưng chưa được các thương hiệu chú ý.
Việc dung hòa các giá trị truyền thống và hiện đại trong lễ bế giảng hay hoạt động prom cuối cấp, kỷ yếu ngày càng gây ra sự tranh cãi lớn. Khi các trào lưu ngày càng bùng nổ dễ dàng dẫn đến một số hoạt động sẽ quá lố, gây phản cảm và không phù hợp môi trường học đường; từ đó ảnh hưởng không tốt đến việc nhìn nhận của thầy cô, phụ huynh về các trào lưu này.
Việc thương hiệu đứng ra tổ chức các hoạt động trong ngày lễ bế giảng hay prom với nhiều hoạt động hiện đại không chỉ nhận được nhiều tình cảm từ học sinh mà cũng giúp người lớn an tâm hơn là các hoạt động tự phát. Đặc biệt, schooling tour, prom kết hợp những người nổi tiếng trong giới trẻ sẽ liên kết thương hiệu với một thời điểm quan trọng trong năm; từ đó, giúp thương hiệu trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu khi nghĩ về khoảng thời gian này.
Bên cạnh các nhiệm vụ học tập hàng ngày khiến đầu óc căng thẳng, những hoạt động vui chơi, cuộc thi để giải trí là điều được nhiều bạn học sinh chú ý nhất trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, nhu cầu này chưa được nhiều thương hiệu chú ý và triển khai nhằm tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách tốt hơn.
Việc tổ chức các cuộc thi thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của học sinh như cuộc thi kỷ yếu sẽ giúp các thương hiệu nhận được nhiều sự chú ý và yêu thích từ khách hàng mục tiêu của mình. Có thể thấy, Nabati và Pepsi là hai thương hiệu đã thành công trong việc sử dụng hoạt động này trong chiến dịch của mình vào năm 2017.
Những kỷ niệm cuối năm học hay khoảng thời gian cấp 3 mặc dù không nhận được lượng lớn thảo luận nhưng vẫn là một nhu cầu chiếm nhiều sự quan tâm của học sinh. Các thương hiệu có thể tận dụng loại nội dung này để tranh thủ tạo ra những gắn kết cảm xúc với cộng đồng học sinh trong thời điểm cuối năm học.
" Gái ế " đang thực sự chia sẽ điều gì về họ trên mạng xã hội, hãy cùng Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).
Trong xã hội hiện đại, đối tượng khách hàng độc thân đang là một trong những là phân khúc tiềm năng quan trọng được các thương hiệu tập trung chú ý. Tại nhiều nước trên thế giới, loại hình sản phẩm, dịch vụ dành riêng cho những thượng đế độc thân ngày càng phổ biến. Thậm chí ở Trung Quốc, đã có cả một ngày lễ mua sắm chỉ dành riêng cho những người độc thân. Theo Buzzmetrics, thống kê tính riêng thảo luận trên các trang mạng xã hội tại Việt Nam thì "FA", "Độc thân", "Ế" luôn là đề tài thảo luận thu hút sự quan tâm lớn nhất. Có thể thấy lượng người trẻ độc thân lại càng có xu hướng tăng lên và họ trở thành đối tượng tiềm năng của các loại hình kinh doanh cũng như các chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
Được cho là phải chịu nhiều định kiến về việc "Ế" hơn nam giới, đối với giới nữ chủ đề độc thân dường như luôn chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các chủ đề thảo luận lớn nhất trên social media tại Việt Nam. Nhằm hiểu rõ hơn về những điều thực sự được các cô gái trẻ đang độc thân chia sẻ về bản thân, về cách họ nhìn nhận các lý do độc thân, cảm giác đánh giá cũng như phong cách sống với tình trạng đôc thân hiện tại, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề này dựa trên thảo luận trên social media trong 6 tháng gần đây (1/10/2016 - 31/3/2017).
Phân tích các thảo luận được chia sẻ trên các kênh mạng xã hội của các bạn nữ trẻ tuổi độc thân chia sẻ nguyên nhân thực sự dẫn đến tình trạng độc thân, thì phần lớn các lí do của tình trạng độc thân ngày nay là do chủ động nhiều hơn là những lí do bị động, độc thân là cách lựa chọn để yêu bản thân nhiều hơn là dành tình yêu đó cho người không phù hợp.
Có đến 39% nói rằng họ độc thân vì đơn giản là họ thích như vậy. Đối với họ, độc thân là tư duy lựa chọn, họ yêu tự do và tôn thờ chủ nghĩa độc thân, không thích ràng buộc thậm chí một vài bạn nữ còn chia sẻ vui vì "Ế là xu thế". Bên cạnh đó, 26% những chia sẻ về nguyên nhân độc thân của giới nữ thuộc về lí do "Chưa gặp được người phù hợp" và 22% cũng cho biết họ E ngại hôn nhân, thấy lo lắng khi nghĩ đến cuộc sống hôn nhân, thậm chí không muốn lập gia đình phần lớn cũng do e sợ việc cưới nhầm người.
Trong khi đó, một bộ phận khác lại chia sẻ nguyên nhân là do các vấn đề xuất phát từ tâm lí như cảm thấy Sợ yêu (8%) hoặc Lười yêu (5%). Cụ thể, các cô gái này nói rằng họ "Sợ yêu" do mất dần niềm tin vào tình yêu do ám ảnh về sự đổ vỡ trong quá khứ bản thân cũng như của những người xung quanh. Một nguyên nhân khác được chia sẻ là do các cô nàng cảm thấy "Lười yêu" do thỏa mãn với hiện tại và không có nhu cầu muốn mở rộng thêm mối quan hệ ở những môi trường khác.
Các bạn gái còn chia sẻ nhiều nguyên nhân khác như: Do các khuyết điểm của bản thân (Ngoại hình, Tính cách) (chiếm 4%); do bản thân quá xuất sắc nên khó tìm người yêu (chiếm 2%); do con trai yêu nhau hết rồi (chiếm 1%), do các gánh nặng, trách nhiệm khác (1%).
Việc sống độc thân không phải lúc nào cũng mang đến cảm giác tiêu cực về sự cô độc. Dựa trên những bài viết và thảo luận chia sẻ về việc đánh giá, cảm nhận về tình trạng độc thân, báo cáo từ Buzzmetrics thống kê được nhiều tín hiệu khá lạc quan từ các cô gái ngày nay.
Và thực tế là có hơn 80% các thảo luận thể hiện đánh giá, cảm nhận tích cực, hài lòng về tình trạng độc thân hiện tại so với chỉ khoảng 17% cảm thấy không hài lòng. Xét cụ thể hơn, khá nhiều cô nàng độc thân chia sẻ rằng Họ đang vui vẻ tận hưởng cuộc sống độc thân (26%), Cảm thấy tự do, thoải mái (17%), Cảm thấy độc thân là quyến rũ (13%), Kiêu hãnh (9%). Không những vậy, bạn gái bây giờ với lối sống hiện đại nhìn nhận trạng thái độc thân với ý nghĩa Đây là điều kiện tốt để bản thân mạnh mẽ, tự lập (11%) và có cơ hội làm những gì mình thích (13%). Đáng chú ý là một vài chia sẻ cho hay rằng Họ không thấy cô đơn vì có hội bạn chung cảnh FA (6%).
Tuy nhiên, theo chiều hướng ngược lại, gần 20% các bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội cũng phản ánh tâm trạng không mấy thoải mái về trạng thái độc thân các các bạn nữ. Trong đó, Cảm thấy tủi thân vì không có người quan tâm, lo lắng được nhắc đến nhiều nhất (6%). Ngoài ra, 5% thảo luận nói rằng họ ngại bị người khác đánh giá là "ế" hay hỏi có người yêu chưa. Cảm thấy cô đơn, cảm thấy bị bỏ rơi, cảm thấy già cũng là nhưng cảm giác tiêu cực mà một số bạn gái chia sẻ về tình trạng độc thân, thậm chí, họ cho hay rằng bản thân thấy hoang mang khi bạn bè bè có chồng, có người yêu (2%) và cảm thấy ghen tị với các cặp đôi (1%).
Khi "Yêu đương" không phải là ưu tiên thì những cô nàng độc thân có nhiều thời gian hơn cho những khía cạnh khác trong cuộc sống. Dựa trên thống kê về các bài viết và thảo luận trên mạng xã hội có nhắc đến các ưu tiên trong cuộc sống của những bạn gái độc thân thì "Yêu bản thân", "Chăm sóc tốt bản thân" là việc được lưu tâm nhiều nhất (chiếm 64%). Ngoài ra, là một người độc thân, các cô gái nói rằng họ dành nhiều thời gian hơn để theo đuổi những đam mê, ước mơ và vun đắp sự nghiệp của bản thân (38%). Báo cáo cũng chỉ ra một ưu tiên không kém phần quan trọng được nhiều cô gái độc thân chia sẻ là "Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình" (16%), tiếp đó là dành cho việc dành thời gian để "Trải nghiệm, tận hưởng cuộc sống" (8%) như đi du lịch đến những vùng đất mới, gặp gỡ nhiều người bạn mới và Học tập, hoàn thiện bản thân hơn (4%).
Đối với những người trẻ độc thân thì nhu cầu kết nối với những FA khác là rất lớn, bởi khó có ai hiểu về FA nhiều hơn chính những đồng cảnh ngộ. Có đến 52% bài viết và thảo luận về chủ đề hoạt động giải trí của bạn nữ độc thân chia sẻ rằng họ đi chơi cùng những người bạn độc thân khác, số thảo luận nói rằng họ thích những hoạt động giải trí một mình chiếm 24%, với đồng nghiệp là 6%, với gia đình là 4% và các mối quan hệ khác là 14%.
Các hoạt động giải trí phổ biến nhất của các cô nàng độc thân được thống kê dựa theo các bài viết và thảo luận trên social media là: Tụ tập đi chơi, đi ăn cùng bạn bè (chiếm 54%), Đi du lịch (20%), Chơi game online (8%), Ở nhà xem phim, đọc sách (6%)...
Như đã nói trên, yêu bản thân và chăm sóc tốt cho bản thân là ưu tiên hàng đầu của các cô nàng độc thân trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, việc tạo nên một cuộc sống trọn vẹn và làm thế nào để sống trọn vẹn đôi lúc khiến nhiều bạn trẻ phải bối rối. Các thương hiệu có thể tiếp cận nội dung truyền thông theo cách gợi ý cũng như đồng hành các cô nàng độc thân khám phá nhiều điều mới mẻ và tự tạo cho mình những niềm vui mới.
Các chiến dịch truyền thông nhằm tôn vinh giá trị người phụ nữ luôn chiếm được nhiều cảm tình từ khách hàng, nhất là khi ngày càng nhiều người phụ nữ khẳng định các vị trí vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Các thông điệp truyền cảm hứng góp phần đề cao giá trị bản thân, giúp người phụ nữ tăng thêm phần tự tin sẽ dễ dàng tạo được sự đồng cảm lớn.
Lễ hội âm nhạc Closeup FA Escape tổ chức bởi nhãn hàng kem đánh răng Closeup hay chương trình “Hẹn thử - yêu thật” do Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đều là những chiến dịch thành công khi kết nối với các khách hàng độc thân. Các hoạt động, sự kiện tạo cho các bạn nữ độc thân sân chơi để cùng kết nối với những người độc thân khác hay để xóa ế đang là một trong những mô thức khá thu hút giới trẻ.
Thảo luận của cha mẹ về chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích, Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.
Chủ đề chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn của các bậc cha mẹ trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Trong khoảng thời gian này, cha mẹ lo lắng nhiều về sức khỏe của trẻ do thời tiết thay đổi; đồng thời, việc giúp con nâng cao kiến thức để chuẩn bị cho năm học mới cũng được các phụ huynh chú ý nhiều hơn. Tùy theo từng độ tuổi mà cha mẹ có những mối quan tâm khác nhau về giáo dục, hoạt động vui chơi, sức khỏe hay dinh dưỡng. Nếu như cha mẹ có con dưới 3 tuổi quan tâm chủ yếu về sức khỏe và dinh dưỡng thì từ 3 tuổi trở lên, chủ đề thảo luận của các bậc cha mẹ trở nên đa dạng hơn với các lĩnh vực khác như giáo dục và giải trí cho bé. Bài viết dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích từ Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.
Nhìn chung, từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016, Giáo dục là chủ đề được cha mẹ có con từ 3 tuổi thảo luận nhiều nhất trên social media với những câu hỏi liên quan đến việc chọn trường, chuẩn bị năm học mới, học ngoại ngữ, tìm gia sư cho trẻ,... Có thể nói, việc bắt đầu quá trình học tập của con là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng chú ý đến việc cho con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp hè nhằm giúp trẻ tăng cường sự năng động và rèn luyện thể chất. Cụ thể:
- Giai đoạn con từ 3 đến 5 tuổi: Ở độ tuổi này, cha mẹ thường có những ưu tiên trong việc đảm bảo cho trẻ có một sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Giáo dục, sự phát triển và sức khỏe của trẻ là những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con từ 3 - 5 tuổi trong dịp hè.
- Giai đoạn con từ 6 đến 10 tuổi: Cha mẹ có con từ 6 tuổi trở lên có mối quan tâm lớn về chủ đề vui chơi, giải trí trong hè nhiều hơn do việc học của con bắt đầu có nhiều áp lực. Đồng thời, đây cũng là độ tuổi phù hợp để tham gia các trại hè - hoạt động hấp dẫn diễn ra khá nhiều trong suốt thời gian từ tháng 5 - tháng 8/2016.
Các bà mẹ là đối tượng chính tham gia thảo luận, có rất ít ông bố đưa ra những ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc chăm sóc và nuôi dạy con.
Trong khoảng thời gian hè 2016, giáo dục, sự phát triển và sức khỏe của trẻ là những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con từ 3 - 5 tuổi. Ở độ tuổi này, cha mẹ thường có những ưu tiên trong việc lo lắng, chăm sóc để đảm bảo trẻ có một sự phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.
Giáo dục cho trẻ là mối quan tâm lớn nhất của các bậc cha mẹ trên social media với số lượng bài viết và thảo luận public tạo ra trong dịp hè nhiều hơn hẳn so với các mối quan tâm khác.
Với mong muốn chuẩn bị cho trẻ một sự khởi đầu không thua kém bạn bè cùng tuổi nên việc cho con đi nhà trẻ, học trước lớp 1 hay học chữ thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh trên social media. Đáng chú ý, một số bà mẹ có những thắc mắc về việc nên cho con học ngoại ngữ ở độ tuổi và trung tâm nào nhằm giúp trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ khác từ sớm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cho con tham gia chơi thể thao và các lớp học năng khiếu để rèn luyện thể chất và phát triển lĩnh vực yêu thích của bé.
Các yếu tố xung quanh sự phát triển của trẻ như Chiều cao, Cân nặng, Chế độ dinh dưỡng trong dịp hè hầu như không có sự khác nhau nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, việc Chọn sữa và vấn đề Biếng ăn của trẻ lại là 2 mối quan tâm được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhiều hơn hẳn trong hè:
- Chọn sữa: Các mẹ thường lo ngại một số loại sữa gây nóng trong người sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn trong lúc thời tiết nóng ẩm và oi bức.
- Biếng ăn: Các bé thường có xu hướng ham chơi và chán ăn trong mùa hè do bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về sức khỏe và những hoạt động vui chơi hấp dẫn, vì vậy những thảo luận về việc khắc phục sự biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon hơn được các mẹ thảo luận khá nhiều trên social media.
Do sự thay đổi của thời tiết nên chủ đề này được các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý với hàng loạt câu hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về phòng tránh bệnh và chăm sóc trẻ. Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng khiến cha mẹ mẹ lưu tâm tìm hiểu và thảo luận nhiều nhất là ho, sổ mũi, sốt, rối loạn tiêu hóa,...
Trong độ tuổi này, các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ thường là đi cùng với gia đình trong các chuyến du lịch. Ngoài ra, có một số bà mẹ quan tâm đến việc có nên cho con tham gia trại hè lúc tuổi còn nhỏ hay không.
Trong giai đoạn 6 tuổi trở lên, bên cạnh việc học thì việc Vui chơi, giải trí cho trẻ cũng thu hút được nhiều thảo luận trong hè hơn do sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ sau nhiều tháng học hành căng thẳng của các con. Giáo dục vẫn nhận được sự quan tâm lớn khi trong độ tuổi này, nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc học vẫn là cần thiết đối với trẻ trong hè để mở rộng kiến thức và tăng cường trí thông minh.
Để con không quên đi các kiến thức cũ và chuẩn bị thật tốt cho năm học mới, việc chọn trường, chọn gia sư cho trẻ trong những ngày hè là điều rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ có con từ 6 - 10 tuổi trong thời gian hè.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng mong muốn cho con học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh với các câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm xoay quanh việc chọn trung tâm nào, học kỹ năng nào trên các nhóm, diễn đàn dành cho cha mẹ như webtretho, lamchame,... Ngoài ra, có một số bà mẹ mong muốn con phát triển thể chất và tính sáng tạo bằng cách cho trẻ tham gia các lớp học năng khiếu, hoạt động thể thao vào dịp hè.
Ngoài việc cho trẻ phát triển năng khiếu hay hoạt động thể thao, trại hè cũng là một nơi được các bậc phụ huynh cân nhắc cho con tham dự nhằm giải tỏa căng thẳng sau thời gian dài học tập. Đây cũng là dịp giúp cho trẻ vui chơi và cải thiện kỹ năng sống - những điều trẻ khó được học ở trường.
Bên cạnh đó, việc cho con đi du lịch cùng với gia đình trong những ngày này cũng được nhiều cha mẹ thảo luận với các ý kiến về việc nên đi đâu, trong nước hay nước ngoài, những điểm đến thú vị nào cho gia đình và trẻ,...
Tương tự như giai đoạn 3 - 5 tuổi, sự phát triển của trẻ từ 6 tuổi trở lên luôn được phụ huynh quan tâm nhưng sẽ có sự khác biệt vào những thời điểm khác nhau. Các thảo luận về Chiều cao, Cân nặng và Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được thảo luận nhiều hơn vào mùa hè. Đáng chú ý, các bà mẹ quan tâm nhiều đến việc cung cấp cho con đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo con có một thể chất tốt nhất khi tham gia các hoạt động hấp dẫn trong hè (trại hè, lớp học năng khiếu, các giải đấu thể thao cho trẻ,...). Bên cạnh đó, mối quan tâm của cha mẹ về vấn đề Biếng ăn và việc Chọn sữa cho trẻ không có sự khác nhau nhiều qua các tháng.
Từ 6 tuổi trở lên, sức đề kháng của trẻ đã mạnh hơn nên các chủ đề này không còn là một mối quan tâm lớn của các bậc cha mẹ, chỉ có một số những thắc mắc về các bệnh của trẻ và cách phòng tránh được nêu ra trên social media.
Nhìn chung, các bậc cha mẹ cho rằng hè không chỉ là thời gian nghỉ ngơi thư giãn cho trẻ mà còn là lúc tăng cường các kiến thức thông qua những hoạt động ngoài trời và các lớp học năng khiếu. Những chương trình có thể kết hợp được việc học và việc chơi cho trẻ thu hút được sự quan tâm lớn của các các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, việc tăng cường chế độ dinh dưỡng trong những ngày hè giúp trẻ khỏe mạnh khi tham gia những hoạt động này cũng nhận được sự chú ý của các bà mẹ.
Các hoạt động thương hiệu có thể tận dụng để tăng tương tác với khách hàng là cha mẹ có con từ 6 đến 10 tuổi:
- Tổ chức các trại hè: Mùa hè là khoảng thời gian trẻ được nghỉ ngơi sau thời gian học tập trong khi cha mẹ bận công việc và không có nhiều thời gian dành cho con. Những chương trình bổ ích có thể giúp trẻ vui chơi, giải trí mà không cần phụ huynh bên cạnh nhận được nhiều sự quan tâm. Bên cạnh đó, trại hè cũng tổ chức nhiều hoạt động giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần với các lớp học năng khiếu, thể thao, ... Điều này giúp các bậc cha mẹ không cần đưa đón con hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển được năng khiếu và kỹ năng sống.- Hoạt động phát triển thể chất: Tăng cường thể chất thông qua các hoạt động thể thao là chủ đề được các bà mẹ thảo luận khá nhiều trong những ngày hè. Một số cha mẹ còn chú ý đến việc cho con tham gia các giải đấu thể thao như bơi lội, đá banh, bóng rổ,... nhằm giúp trẻ có những kỷ niệm đáng nhớ với thành tích đạt được. Có thể nói, ngoài phát triển thể chất, việc giúp trẻ tự khẳng định mình thông qua thành tích trong các giải đấu cũng là mối quan tâm lớn của cha mẹ.- Chú trọng quảng bá tính năng của sản phẩm cho trẻ phù hợp cho những ngày nắng nóng: Nhiều bà mẹ có những lo ngại về việc một số loại sữa gây nóng trong người khiến trẻ bị dễ bệnh trong thời tiết mùa hè nên hay tìm đến những sản phẩm khác như nước trái cây, sữa tự làm,... Các thương hiệu nên chú ý đến việc quảng bá sữa mát cho trẻ trong những ngày hè nhằm thu hút và giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Buzzmetrics đã thực hiện thống kê và phân tích xu hướng các chủ đề được thảo luận Tết 2016 Bính Thân nhiều nhất trên social media. Nhìn chung, các chủ đề này có sự khác biệt rõ rệt giữa trước, trong và sau tết
Tết là thời điểm quan trọng trong năm đối với các thương hiệu để gắn kết với người tiêu dùng thông qua các chiến dịch lớn mang nhiều yếu tố cảm xúc. Việc nắm bắt được các chủ đề được quan tâm, thảo luận cũng như tâm lý của người dùng khi nói về tết trên social media sẽ giúp các thương hiệu và agency thuận lợi hơn trong việc đưa ra những ý tưởng phù hợp cho chiến dịch của mình. Buzzmetrics đã thực hiện thống kê và phân tích xu hướng các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media vào dịp Tết Bính Thân năm 2016. Nhìn chung, các chủ đề này có sự khác biệt rõ rệt giữa trước, trong và sau tết.
Nhìn chung, lượng bài viết và thảo luận về tết 2016 bắt đầu tăng cao trong tháng 2, tức là từ khoảng sau 23 tháng chạp âm lịch. Lượng thảo luận đạt mức cao nhất vào ngày 29 tết với nhiều bài viết chúc mừng năm mới và mùng 4 tết, mùng 5 tết để bày tỏ nổi lo hết tết, sắp phải đi làm, đi học lại sau đợt nghỉ lễ dài ngày thoải mái.
Nhìn qua những chủ đề được quan tâm và thảo luận nhiết nhất về Tết Bính Thân 2016 có thể ghi nhận một số điểm như sau:
Đoàn tụ gia đình, về quê ăn tết là chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên social media giai đoạn này. Nội dung được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội chủ yếu là những đoạn clip, bài thơ, câu chuyện đầy cảm xúc về việc đoàn viên. Một phần lớn thảo luận về chủ đề ngày tết được tạo ra bởi hàng loạt viral clip của các thương hiệu như Neptune, Samsung Vietnam...
Loại nội dung cũng được chia sẻ khá nhiều đó là những hình ảnh ghi lại giây phút sum vầy, hoạt động chuẩn bị tết cùng gia đình. "Tết xa nhà" cũng là chủ đề được nhiều người nhắc đến trong thời gian này, phần lớn bài viết và thảo luận thể hiện sự cô đơn và nổi buồn khi nhìn thấy cảnh mọi gia đình đoàn tụ ăn tết bên nhau.
Trong những thảo luận về hoạt động trước tết Bính Thân 2016 trên social media , điểm mới lạ đáng chú ý của nhiều bạn trẻ đang chọn việc du lịch, phượt để đón tết rộ lên rất nhiều trong đợt tết 2016. Nội dung chủ đạo nhất được chia sẻ trên mạng xã hội là hình ảnh trên những cung đường phượt và các bài viết review địa điểm du lịch, chia sẻ những câu chuyện trong suốt hành trình.
Thay vì tốn nhiều thời gian đi tìm khắp các shop thời trang và trung tâm mua sắm để sắm sửa đồ tết, các hội chợ Flea Market với đa dạng các mặt hàng cần thiết đã trở thành địa điểm hot của giới trẻ trong đợt tết 2016. Khoảng vài năm trở lại đây giới trẻ Sài thành có thêm một hoạt động giải trí mới là đi mua sắm ở Flea Market, những cái tên nổi bật được nhắc đến nhiều nhất là Hello Weekend Market, The New Districts, Saigon Flea Market, Saigon Holiday Market... kiểu hội chợ này trở thành nơi để các bạn trẻ thỏa chí kinh doanh, từ sản phẩm thời trang hot trend cho đến đồ si phong cách vintage, mỹ phẩm ngoại nhập, mỹ phẩm handmade, phụ kiện trang sức handmade... Tổ chức thường xuyên, đa dạng về mặt hàng, nằm ở vị trí trung tâm, giá cả khá mềm là những điểm mạnh được ghi nhận thông qua thảo luận trên mạng xã hội về hình thức hội chợ Flea Market này.
Một điểm đáng chú ý trong thảo luận trong suốt đợt Tết Bính Thân 2016 là rất nhiều thảo luận của các bạn trẻ trên social media thể hiện việc tết chán, không thấy không khí tết như ngày xưa, thậm chí có nhiều chia sẻ rằng "Hết mùng 1 là hết tết", "Qua giao thừa là hết tết". Người trẻ dường như đang ngày càng không còn dành nhiều hứng thú cho ngày tết, thương hiệu và các agency có thể đưa ra các nội dung gợi ý hoạt động ý nghĩa để làm ngày tết trở nên đặc biệt hơn, đáng trân trọng và đáng nhớ hơn chứ không phải đơn thuần là các hoạt động quen thuộc lặp đi lặp lại qua các năm.
Hơn 10 năm gắn bó với khán giả, chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2016" không còn đơn thuần là một chương trình giải trí mà đã trở thành thói quen giải trí của nhiều người Việt Nam trước thềm năm mới. Với nhiều vấn đề nóng được nhắc đến một cách hóm hỉnh, khéo léo, những câu nói thâm thúy, sâu sắc từ trong chương trình Táo quân 2016 đã được các bạn trẻ chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và trở thành câu nói cửa miệng của nhiều người. Có thể kể đến như: "Giàu thì nó ghét, nghèo thì nó khinh, thông minh thì bị tiêu diệt", "Nước trong thì không có cá. Người tốt quá thì không có ai chơi"…
Mùng 4 tết, mùng 5 tết là giai đoạn chủ đề "Hết tết" được bàn luận sôi nổi và chia sẻ rộng rãi nhất. Hàng loạt bài viết và thảo luận trên social media bày tỏ tâm trạng chung của không ít bạn trẻ là sự hụt hẫng nhận ra kì nghỉ tết đã sắp kết thúc, phải tạm biệt người thân để quay lại nơi làm việc, học tập.
Những bức ảnh chế vui thể hiện tâm trạng tiếc nuối, hoang mang trong thời điểm sau tết trở thành loại nội dung thu hút được nhiều tương tác nhất trên social media trong thời gian này.
Mùng 4 trở đi là giai đoạn cao điểm mà nhiều người đi du lịch để tận hưởng trọn vẹn những ngày còn lại trong kì nghỉ tết. Nếu du lịch, phượt trước tết chủ yếu là đi cùng bạn bè, người yêu đến những vùng đất mới để trải nghiệm, khám phá thì du lịch sau tết chủ yếu là đến những địa điểm du lịch quen thuộc, resort nghỉ dưỡng để vui chơi cùng gia đình.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Thảo luân về Thức ăn nhanh đang là chủ đề nóng và có số lượng thảo luận lớn trên Social Media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng.
Ngành hàng Thức ăn nhanh (Fastfood) là ngành hàng có lượng thảo luận lớn trên social media với nhiều hoạt động của các thương hiệu và sự tham gia thảo luận của cộng đồng. Tại Việt Nam fastfood đang cạnh tranh với một loại hình thức ăn khác khá phổ biến - Streetfood (Ăn vặt, Thức ăn đường phố) mà đối tượng khách hàng chủ yếu là nhóm giới trẻ, tuổi teen.
Streetfood là các món ăn vặt thường được bày bán trên đường phố hoặc trong các quán nhỏ, với sự lựa chọn đa dạng từ bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bò bía, phá lấu, cá viên chiên, xiên nướng, gỏi cuốn,... Streetfood có nhiều điểm tương đồng với fastfood như đều có thể được xem là các món để ăn nhanh, có đối tượng khách hàng chính là giới trẻ, dễ tìm thấy ở mọi nơi và dễ mua mang đi. Với điểm mạnh là đa dạng, giá rẻ, thích hợp cho việc tụ tập bạn bè cùng với sự ra đời và phổ biến của các trang review ẩm thực như Foody, Địa điểm ăn uống, Lozi,... Streetfood đang ngày càng được lăng-xê mạnh mẽ trên social media. Theo thống kê của Buzzmetrics vào quý 4/2015 thì lượng thảo luận về Fastfood được tạo ra trên social media là hơn 600,000 thảo luận (với nhiều hoạt động tích cực của các thương hiệu), trong khi Streetfood lại vượt trội với gần 800,000 thảo luận tạo ra bởi các chính người dùng là cộng đồng ăn uống và giới trẻ.
Về hình ảnh, Streetfood đang có một số lợi thế nhất định so với fastfood như Hợp với khẩu vị người Việt, hợp với túi tiền của những người trẻ đặc biệt là học sinh sinh viên, đáp ứng được sự "nhanh" hơn với fastfood (phải đến các cửa hàng order và chờ đợi), đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu tụ tập bạn bè của giới trẻ và có hình ảnh gần gũi, tự do, bình dân so với sự sang chảnh, sành điệu của Fastfood.
Có thể thấy rằng Giới trẻ và Trẻ em là hai nhóm đối tượng thường ăn fastfood nhất và cũng là 2 nhóm mà các thương hiệu fastfood muốn hướng đến. Tuy nhiên, nếu như muốn nhắm đến nhóm tuổi teen thì thương hiệu cần hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu của nhóm đối tượng này, thì khi muốn hướng đến nhóm trẻ em, thương hiệu cần phải chinh phục nhóm đối tượng phụ huynh - những người ra quyết định đối với việc ăn fastfood của trẻ. Bài viết sẽ đi sâu vào phân tích sự khác nhau trong suy nghĩ và hành vi của 2 nhóm đổi tượng tuổi teen và phụ huynh bằng cách phân tích xu hướng thảo luận của họ trên social media, nhằm cung cấp cho thương hiệu cái nhìn từ phía người tiêu dùng đối với ngành hàng fastfood.
Tuổi teen và các bạn trẻ là nhóm đối tượng mà nhiều thương hiệu fastfood đang muốn hướng đến nhất. Việc nắm bắt được hình ảnh của fastfood trong mắt teen là gì giúp cho các thương hiệu có thể biết được ngành hàng của mình đang được nhìn nhận như thế nào, định nghĩa của teen về fastfood có giống như các thương hiệu đang muốn xây dựng hay không, liệu teen có thật sự đến các chuỗi cửa hàng fastfood để thưởng thức thức ăn hay không và điều gì có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của nhóm đối tượng này.
Theo phân tích của Buzzmetrics thì khi đào sâu vào các thảo luận tạo bởi teen trên social media về fastfood, trong đó có thể hiện suy nghĩ của teen về loại hình ăn uống này, thì điều nổi bật là đa số teen khi nghĩ đến fastfood nghĩa là nghĩ đến "các chuỗi cửa hàng fastfood", chứ không phải "các loại thức ăn là fastfood". Do đó, hình ảnh về fastfood trong nhìn nhận của teen là một trải nghiệm chứ không phải chỉ là một bữa ăn.
Theo những gì được chia sẻ trên social media, thì đại đa số teen xem các cửa hàng fastfood là nơi để gặp gỡ, tụ tập bạn bè, với 69% thảo luận nói lên suy nghĩ này. Trong khi đó, có đến 10% teen thấy rằng các cửa hàng fastfood là nơi sang chảnh, sành điệu, việc đi ăn fastfood thể hiện sự sang chảnh và hợp thời của bản thân. Các cửa hàng fastfood cũng được nói là Nơi dành cho những người trẻ (9%), Nơi tổ chức các bữa tiệc chủ yếu là sinh nhật, họp nhóm (9%) và là Nơi lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ với bạn bè (7%). Đáng chú ý, có một nhóm các bạn trẻ thẳng thắn chia sẻ rằng các cửa hàng fastfood là Nơi lý tưởng để chụp hình tự sướng, check-in (5%).
Nhìn chung, các hành vi của teen trên social media khi nói về fastfood đa số là đồng thời với sự tương tác với người khác, mà cụ thể là bạn bè. Hành vi phổ biến nhất của teen khi nhắc đến fastfood trên social media là Rủ bạn bè đi ăn (khi thấy có khuyến mãi hoặc khi có cửa hàng mới mở, với tỷ lệ thảo luận lần lượt là 30% và 20%), Tag và giới thiệu bạn bè về các cửa hàng mới hoặc món ăn mới (16%), Nhắc đến fastfood khi cùng bạn bè bàn về Bữa ăn sau khi tan học (15%). Ngoài ra, một hành vi khác cũng rất phổ biến đó là Đăng hình tự sướng, check-in tại các cửa hàng fastfood (11%), những nơi được nói là có khung cảnh đẹp, ánh sáng tốt, là nơi thích hợp để cho ra đời những bức ảnh tự sướng lung linh.
Nhiều bạn trẻ còn Kể những chuyện vui của mình khi đi ăn fastfood dưới dạng các bài post trên Facebook, hoặc các bạn học sinh sinh viên lên mạng chia sẻ rằng mình Bỗng dưng thèm fastfood khi đang học bài (4%).
Nhóm đối tựng tuổi teen là nhóm có tốc độ cập nhật nhanh các thông tin trên social media, đặc biệt là các thông tin khuyến mãi của thương hiệu. Theo những gì được chia sẻ bởi nhóm đối tượng này, thì Khi có khuyến mãi là thời điểm mà teen tiêu thụ fastfood nhiều nhất (30%), điều này được góp phần bởi việc được tag và rủ rê bởi bạn bè khi phát hiện có khuyến mãi. Bên cạnh đó, Sau giờ học cũng là một trong những thời điểm mà teen thường đi ăn fastfood nhất, với 20% thảo luận nhắc đến thời điểm này, trong khi có 8% thảo luận chia sẻ về việc lựa chọn đi ăn fastfood khi Học nhóm.
Nếu như nhóm đối tượng teen tự ra quyết định đối với lựa chọn ăn fastfood của mình, thì nhóm Phụ huynh (các bậc cha mẹ) lại là những người ra quyết định đối với việc có cho con của họ ăn fastfood hay không. Theo phân tích của Buzzmetrics dựa trên các thảo luận được tạo bởi nhóm này trên social media thì có thể chia Phụ huynh thành 3 nhóm dựa theo thái độ đối với fastfood:
- Nhóm ủng hộ fastfood (54%): Những người chia sẻ rằng họ thường xuyên cho con ăn fastfood và thậm chí yêu thích loại thức ăn này.
- Nhóm phản đối fastfood (13%): Những người tuyệt đối không cho con ăn fastfood và chia sẻ về tác hại của loại thức ăn này.
- Nhóm trung lập (33%): Không ủng hộ cũng không phản đối fastfood, cho rằng không vấn đề gì khi thỉnh thoảng ăn fastfood.
Như vậy, khác với suy nghĩ của nhiều người rằng nhóm Phụ huynh là nhóm khó chinh phục trong ngành hàng fastfood do họ nhận thức sâu sắc về vấn đề sức khoẻ, các bậc cha mẹ hiện nay trên social media có cái nhìn thoáng hơn nhiều đối với loại thức ăn này và nhiều người nói rằng việc trẻ con thích ăn fastfood là điều dễ hiểu và họ muốn làm cho con vui hoặc sẽ có những biện pháp ăn uống lành mạnh khác bổ sung để là giảm tác hại của fastfood.
Lý do hàng đầu khiến phụ huynh cho bé ăn fastfood đó là do Bé thích (11%). Nhiều người chia sẻ rằng họ thường cho bé ăn fastfood những khi bé đòi bố mẹ dẫn đi ăn, hoặc thưởng cho bé khi bé đạt điểm tốt và họ cảm thấy hoàn toàn vui lòng với điều đó, miễn có thể khiến cho bé vui. Nhiều phụ huynh còn nói rằng họ thích đi ăn fastfood, thích tận hưởng thời gian cùng con ở các cửa hàng fastfood với không gian ấm cúng và được thiết kế đẹp. Theo chia sẻ của nhóm phụ huynh ủng hộ fastfood, thì các chuỗi cửa hàng này đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của bố mẹ khi dự định tổ chức tiệc cho bé. Bên cạnh đó, các sự kiện với chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng cho bé hấp dẫn vào các dịp lễ như Giáng sinh, Halloween cũng được nói là lý do khiến các bậc cha mẹ muốn đưa bé đến ăn fastfood.
Một điều đáng chú ý là Khi một trong hai người bố hoặc mẹ đi công tác hoặc vắng nhà, thì người còn lại thường có xu hướng dẫn bé đi ăn fastfood do lười nấu nướng hoặc không muốn ăn ở nhà (6%).
"Fastfood có hại cho sức khoẻ" là lý do hàng đầu khiến một bộ phận bố mẹ phản đối việc ăn fastfood. Bên cạnh đó, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, lượng calories có trong fastfood, thông tin về việc có giòi trong gà rán KFC,... cũng là những nguyên nhân khiến bố mẹ không cho bé ăn fastfood.
Nhóm phụ huynh này không ủng hộ cũng không phản đối việc ăn fastfood, họ chia sẻ rằng thỉnh thoảng vẫn dẫn bé đến ăn tại các cửa hàng fastfood. Bên cạnh đó, nhiều người chia sẻ rằng họ thích tự làm các món fastfood tại nhà hơn để đảm bảo sự tươi ngon cũng như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn chung, có sự khác biệt lớn trong nhìn nhận của giới trẻ và phụ huynh về fastfood. Trong khi phụ huynh khi nhắc đến fastfood sẽ nghĩ đến các món ăn là fastfood, thì giới trẻ lại nhìn nhận fastfood là một trải nghiệm chứ không chỉ đơn thuần là một bữa ăn.
1. Xây dựng hình ảnh fastfood là một trải nghiệm chứ không chỉ là một bữa ăn: Do nhìn nhận của giới trẻ về fastfood thiên về trải nghiệm, trong đó giới trẻ đến các cửa hàng fastfood không phải để ăn mà là để Gặp gỡ, tụ tập bạn bè. Ngoài ra, việc đến ăn tại các cửa hàng fastfood còn được nhìn nhận là thể hiện bản thân là người hiện đại, hợp thời và đồng thời cũng thường được nhắc đến cùng với các khoảnh khắc liên quan đến học tập như Khi đi học nhóm, Thèm fastfood trong giờ học, Ăn fastfood sau khi tan học, Khi được nghỉ học,... Do đó, thương hiệu có thể xây dựng cho mình hình ảnh là một nơi có thể đáp ứng đúng nhu cầu của giới trẻ, là nơi có thức ăn ngon, nơi thoải mái để gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè, trao đổi kiến thức hoặc cùng nhau học tập,...
2. Gắn liền fastfood với hình ảnh các món ăn đẹp và hấp dẫn: Chụp ảnh, tự sướng và check-in khi đi ăn fastfood là một thói quen của nhiều bạn trẻ, trong đó nhiều người dành khá nhiều thời gian cho việc này trong mỗi lần đi ăn uống và đăng tải hình ảnh các món ăn lên Facebook hoặc Instagram. Những hình ảnh món ăn bắt mắt luôn nhận được nhiều interaction tuy nhiên, việc chụp ảnh sao cho đẹp, sao cho các món ăn trông hấp dẫn hơn khi lên hình không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Thương hiệu có thể tận dụng các Food blogger để tạo ra các content hướng dẫn chụp ảnh và chỉnh sửa để có được những hình ảnh món ăn đẹp nhất. Food blogger là những người có lượng follower nhất định và thường xuyên đăng tải những hình ảnh đẹp về các món ăn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía cộng đồng như Dino Vu, Quang Vinh,...
3. Có nhiều quà tặng, sự kiện cho các bé: Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ rằng lý do phổ biến nhất mà họ thường dẫn con đi ăn fastfood đó là khi bé đòi bố mẹ dẫn đi ăn hoặc để thưởng khi bé đạt điểm tốt, khi có sự kiện dành cho bé,... Do đó, ý thích của bé là yếu tố có sức ảnh hưởng tới nhiều phụ huynh, vì vậy thương hiệu nên có các quà tặng hay chương trình khiến bé yêu thích đến các cửa hàng của mình. Ngoài ra, thương hiệu cũng nên chú ý là nhiều bậc cha mẹ xem các cửa hàng fastfood là nơi lý tưởng tổ chức sinh nhật cho bé.
4. Nhiều bố mẹ chia sẻ rằng họ thường dắt bé đi ăn fastfood khi người kia vắng nhà, do đó thương hiệu có thể có các chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng dành riêng cho các bố mẹ dẫn bé đến ăn một mình.
Thảo luận về Gym được nhắc đến nhiều thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Đây chính là một trong những hướng đi tốt cho các thương hiệu thể thao để tạo dựng Nhận diễn thương hiệu của mình.
Luyện tập thể hình là hoạt động thể thao thường ngày được nhắc đến thứ nhì trên social media chỉ sau Bóng đá. Theo giải pháp Lắng nghe và Nghiên cứu mạng xã hội Buzzmetrics, thì Khoảnh khắc vượt qua chính mình là một nền tảng nội dung tương tác tiềm năng các thương hiệu trong lĩnh vực thể thao cần tận dụng để tạo Nhận diện thương hiệu (Top of Mind Awareness) và Sự liên tưởng (Brand Association).
Những khoảnh khắc một người từ bỏ sự lười biếng, thói quen và sức ì hiện hữu sang lần tập gym đầu tiên, vượt qua những khó khăn ban đầu để duy trì sự kỷ luật và trở thành một người có thói quen tập đều đặn, được nói là những khoảnh khắc tuyệt vời của người luyện tập thể hình. Thương hiệu nào song hành với những khoảnh khắc này, đều có khả năng thu giữ khách hàng lâu dài. Một số chiến dịch moment marketing của Kiip, một giải pháp cho phép thương hiệu giao Coupon cho người chơi game trên smartphone mỗi khi vượt qua một cửa ải, cho thấy marketing message được giao đúng thời điểm cảm xúc của người chơi là cao nhất, tăng chỉ số đổi phiếu mua hàng (Coupon redemption rate) từ 0.3% lên tới 40%. Việc này có thể được làm tương tự với lĩnh vực thể thao, khi trạng thái cảm xúc hân hoan của người vượt qua chính mình là cao nhất.
Bài viết này nối tiếp bài Bí mật tạo tương tác khủng trên social media cho các thương hiệu trong ngành Luyện tập thể hình, đi sâu vào phân tích xu hướng nhóm đối tượng Những cá nhân có quan tâm hoặc thảo luận về thể hình, cho thấy Insight của những người tập gym, những điều gì khiến họ quan tâm và chia sẻ và cơ hội cho các thương hiệu trong lĩnh vực thể thao để tạo kết nối và tương tác.
Khi phân tích nhóm Những cá nhân có quan tâm và thảo luận về Luyện tập thể hình theo giai đoạn trước và sau khi tham gia tập gym thì có 3 nhóm chính dưới đây:
1. NHỮNG NGƯỜI NÓI RẰNG HỌ KHÔNG TẬP GYM
Chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong số các thảo luận về gym trên social (3%), những người này thường chỉ đơn thuần nói rằng họ không tập gym chứ không đưa ra những lý do cụ thể. Một số ít lý do được đề cập là Do bận rộn, Không có thời gian, Sợ đau cơ, Cho rằng các bài tập thể hình quá khó, sợ không thể thực hiện được, Lười,...
2. NHỮNG NGƯỜI ĐANG CÂN NHẮC SẼ ĐI TẬP GYM (PRE-PURCHASE)
Thảo luận tạo bởi nhóm người này chiếm 25% tổng số thảo luận về gym, trong đó đa số là những băn khoăn, thắc mắc trước khi đi tập gym và Động lực tập gym (Tăng cân, Giảm đùi, Tăng chiều cao, Tăng cơ,...). Các thắc mắc về tập gym bao gồm Hỏi về các bài tập (7%), Các bài tập cho từng nhóm cơ cụ thể (3%), Chương trình tập luyện (2%), Thời gian tập luyện tốt nhất,... Ngoài ra, nhiều người vẫn đang cân nhắc có nên tập gym hay không do vẫn còn băn khoăn về Thế nào là một cơ thể đẹp, Thế nào là cân nặng lý tưởng (3%) do đó không biết với cơ thể hiện tại của mình thì có cần phải đi tập gym hay không, hoặc đi tập gym có giúp cải thiện gì hay không. Đáng chú ý, một số ý kiến cho rằng tập gym là một phương pháp hiệu quả để vượt qua đau khổ sau khi chia tay hoặc sẽ giúp có thân hình đẹp khiến đối phương phải hối hận sau khi chia tay (1%). Thử thách bạn bè tập luyện (2%) đươc nói là một trong những yếu tố thúc đẩy một người từ Cân nhắc tập sang Đi tập gym.
3. NHỮNG NGƯỜI ĐÃ VÀ ĐANG TẬP GYM (POST-PURCHASE)
Là những người thảo luận sôi nổi nhất về chủ đề này (72% tổng số thảo luận), trong đó các thảo luận có chiều sâu, có nhiều ý kiến về kỹ thuật tập luyện. Các chủ đề thảo luận có sự tham gia của cả những người mới tập gym và những người đã tập lâu năm, trong đó thảo luận thường ở dạng các câu hỏi và câu trả lời; những chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiêm khi tập gym. Trong tất cả các chủ đề thảo luận, thì Các vấn đề, khó khăn khi tập gym và Động lực hay mục đích tập gym là hai chủ đề được thảo luận nhiều nhất (tỷ lệ thảo luận lần lượt là 20% và 18%), trong đó Nam giới tham gia thảo luận tích cực hơn nhiều so với Nữ giới.
Nhiều chủ đề thiên về cảm xúc được tạo ra bởi những người đang tập gym như Nói rằng mình nghiện tập gym (4%), Khoe cơ thể đẹp sau khi tập gym (4%), Kể chuyện vui khi tập gym (3%), Các cảm xúc tích cực mang lại bởi việc tập gym (3%),... mà các thương hiệu trong ngành Luyện tập thể hình có thể tận dụng để tăng sự tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu này.
Có rất nhiều vấn đề mà người tập gym đặc biệt là những người mới tập thường gặp phải trong quá trình luyện tập, trong đó xu hướng chung thường là Tiếp tục cố gắng (56%), trong khi đó có 33% những người gặp khó khăn khi tập luyện nói rằng họ Cảm thấy chán nản và 11% nói rằng họ Bỏ cuộc.
- Không thể thực hiện các bài tập khó: Là vấn đề phổ biến nhất đặc biệt là với những người mới tập gym, tuy nhiên dù không thể thực hiện các bài tập khó nhưng nhiều người chia sẻ rằng họ vẫn tiếp tục cố gắng (5%) trong khi có 2% nói rằng đây là nguyên nhân khiến họ bỏ tập.
- Lâu có hiệu quả | Không thấy kết quả: Xu hướng chung của nhiều người là mong muốn có kết quả nhanh chóng, trong khi đó việc tập gym lại thường là một quá trình phấn đấu lâu dài, do đó việc không thấy kết quả hoặc lâu không có hiệu quả khiến nhiều người cảm thấy chán nản (3%).
Ngoài ra, có nhiều vấn đề khác khiến người tập gym thường cảm thấy chán nản như Đau cơ, Không thể theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt khi tập gym, Mất cơ khi không tập, Sợ bị chấn thương, Không có thời gian,...
CÁC THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ KHUYẾN KHÍCH VIỆC TẬP GYM VÀ TĂNG TƯƠNG TÁC VỚI CỘNG ĐỒNG?
1. Cung cấp thông tin về sức khoẻ, kỹ thuật tập luyện, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của những người đang cân nhắc tập gym hoặc đang tập gym: Hiện nay có khá nhiều mối băn khoăn liên quan đến việc tập gym mà nhiều người vẫn đang đặt ra câu hỏi trên social media, nhất là đối với những người đang có ý định tập gym. Đáng chú ý, điều khiến nhiều người vẫn đang chần chừ trước việc luyện tập là do không biết cơ thể mình đang ở mức độ nào, có cần thiết phải luyện tập hay không, đâu là cân nặng lý tưởng hoặc đâu là hình thể đẹp, việc luyện tập có mang lại hiệu quả hay không,... Việc giải đáp hiện nay được thực hiện chủ yếu giữa những người có quan tâm đến gym với nhau hoặc bởi những người có kinh nghiệm trong tập gym chứ chưa có sự tham gia cảu thương hiệu. Thương hiệu có thể chủ động tạo ra các diễn đàn, cơ hội tư vấn miễn phí nhằm xoá bỏ những rào cản trong suy nghĩ của những người đang có ý định tập gym.
2. Kết nối với cộng đồng thông qua các nội dung thiên về cảm xúc: Có thể thấy rằng các thảo luận về Luyện tập thể hình hiện nay có khá nhiều chủ đề liên quan đến cảm xúc. Đây là cơ hội để thương hiệu có thể tương tác với các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Các khía cạnh mà thương hiệu có thể tận dụng như:
- Những lợi ích cảm xúc mang lại bởi việc tập gym (Làm giảm stress, Giúp vượt qua những cảm xúc tiêu cực, Giúp tự tin hơn,...)
- Tạo cơ hội để những người tập gym có thể khoe thành tích của mình sau quá trình tập luyện cực khổ, giúp người tập có thêm động lực để tiếp tục luyện tập và đồng thời là mục tiêu để những người khác phấn đấu
- Những câu chuyện. trải nghiệm khi tập gym là nội dung tạo được nhiều sự tương tác với cộng đồng. Thương hiệu có thể tạo ra các bài đăng dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm, chuyện vui buồn của những người mới tập gym hoặc đã tập lâu năm
3. Khuyến khích người tập vượt qua những khó khăn trong quá trình luyện tập: Các vấn đề, khó khăn trong tập gym là chủ đề được thảo luận nhiều nhất bởi những người đang tập gym. Những vấn đề này có thể khiến họ cảm thấy chán nản hoặc thậm chí bỏ tập. Thương hiệu cần biết các vấn đề mà người tập thường gặp là gì và họ có thể vượt qua nó như thế nào. Đồng thời những khoảnh khắc mà người tập vượt qua các khó khăn, đạt được mục tiêu mới, hoặc đơn giản là vượt qua được sự lười biêng, bận rộn để đi tập gym là những khoảnh khắc cần được công nhận. Thương hiệu có thể tạo ra các sự kiện, chiến dịch khuyến khích cộng đồng tích cực tập gym và lưu lại những khoảnh khắc vượt qua khó khăn của bản thân để nhận được những giải thưởng từ thương hiệu.
Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.
Ngành hàng bia là một ngành hàng trong đó các thương hiệu có nhiều hoạt động trên social media, với hơn 300,000 thảo luận được tạo ra trong quý 3/2015 theo thống kê của Buzzmetrics nhờ vào một loạt sự kiện sôi nổi được tạo ra bởi các thương hiệu trong thời gian này.
Ngành hàng bia tập trung nhiều thảo luận về các sự kiện tạo bởi các thương hiệu, trong khi thảo luận của người tiêu dùng về các sản phẩm bia lại không chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên có chứa nhiều insight về Thói quen uống bia và những điều khiến người dùng hài lòng hoặc chưa hài lòng về các sản phẩm này. Khác với những ngành hàng khác vốn thường có đa số thảo luận về Tính năng, ngành hàng Bia lại có đến gần 80% thảo luận nhắc tới Thói quen tiêu thụ bia và cũng là ngành hàng nhận phải nhiều thảo luận về Các vấn đề tiêu cực gặp phải khi uống bia (26%). Ngành hàng Bia tương đối thiên về cảm xúc khi mà có đến 15% nhắc đến Các lợi ích về mặt cảm xúc khi uống bia.
NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐANG CÓ NHỮNG THÓI QUEN TIÊU THỤ BIA NÀO?
Khi phân tích các thảo luận của người tiêu dùng về sản phẩm bia thì Thói quen uống bia là chủ đề được chia sẻ nhiều nhất trên social media. Thói quen tiêu thụ bao gồm Khi nào thì uống bia và Uống bia ở đâu. Thương hiệu nên dùng các chủ đề này để xây dựng các nội dung tương tác gây ảnh hưởng đến dự định mua bia của khách hàng tiềm năng.
Người tiêu dùng thường uống bia khi nào?
Người tiêu dùng chia sẻ nhiều khoảnh khắc mà họ uống bia, trong đó Tụ họp bạn bè, người thân là dịp mà người dùng thường uống bia nhất (24%). Ngoài ra, bia cũng là thức uống thường được dùng Khi ăn uống (14%), trong đó Hải sản và Đồ nướng là hai loại thực phẩm được dùng kèm nhiều nhất.
Những thời điểm còn lại mà bia được chọn làm thức uống bao gồm Vào dịp lễ, sự kiện (8%), Vào buổi tối (7%), Vào cuối tuần (5%), Sau khi chơi thể thao (2%), Khi xem bóng đá (1%),...
Các trường hợp liên quan đến cảm xúc mà bia là thức uống được nghĩ đến nhiều lại thường là những lúc người uống có cảm xúc tiêu cực hoặc cô đơn như Cảm thấy buồn phiền, chán nản (7%), Khi một mình (3%), Khi bị stress (2%),...
Người tiêu dùng thường uống bia ở đâu?
Ở nhà hàng, quán ăn và Ở nhà là nơi mà người tiêu dùng chia sẻ rằng họ thường uống bia nhất, với tỷ lệ thảo luận nhắc đến những nơi này lần lượt là 10% và 8%. Trong những địa điểm ăn uống mà người dùng thường uống bia thì Quán ăn bình dân và Quán nhậu lại được nhắc đến nhiều hơn là các nhà hàng, Beer garden.
VIỆC UỐNG BIA MANG LẠI CÁC LỢI ÍCH VỀ CẢM XÚC NÀO CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG?
Lợi ích về cảm xúc lớn nhất mà việc uống bia mang lại cho người dùng là Cảm thấy tâm trạng tốt hơn/ Vượt qua khủng hoảng cảm xúc (8%). Bên cạnh đó, uống bia cũng được nói là Chứng tỏ khả năng uống bia, Thể hiện sự nam tính, Đẳng cấp,... Các thương hiệu nên tận dụng những chủ đề này trong việc tạo kết nối với người tiêu dùng.
CÁC THƯƠNG HIỆU BIA NÀO ĐANG HOẠT ĐỘNG SÔI NỔI NHẤT TRÊN SOCIAL MEDIA?
Ngành hàng bia là nơi tập trung nhiều hoạt động của các thương hiệu đặc biệt là các sự kiện âm nhạc sôi động. Trong quý 3/2015 thì Tiger, Heineken và Budweiser là 3 thương hiệu là 3 thương hiệu được thảo luận nhiều nhất trên social media, trong đó cả 3 đều có tổ chức các sự kiện liên quan đến âm nhạc.
Đào sâu vào các nguồn đóng góp nhiều thảo luận nhất cho từng thương hiệu thì có thể thấy rằng Facebook là kênh tập trung nhiều thảo luận nhất, trong đó chủ yếu là do các bài viết tương tác cũng như các minigame được tạo ra trên các fanpage của thương hiệu. Một số thương hiệu có các kênh News chiếm tỷ trọng cao trong việc đóng góp thảo luận như Bia Sài Gòn, Corona, Zorok,.. Ngoài ra, forum cũng là nơi mà các thương hiệu bia được nhắc đến nhiều, chủ yếu là các bài viết thảo luận về sản phẩm hoặc sự kiện bia, điển hình là Bia Sài Gòn, Bia Hà Nội, Bia 333, Corona, Desperado,...
Khi phân tích top 3 thương hiệu bia được thảo luận nhiều nhất trên social media vào quý 3/2015 là Tiger, Heineken và Budweiser thì cả 3 thương hiệu này đều có tổ chức các sự kiện cũng như hoạt động tương tác thu hút được sự chú ý lớn của cộng đồng mạng. Tiger là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất nhờ vào các hoạt động đa dạng như Chinh phục bức tường Tiger cao 25m, Minigame để thắng sạc dự phòng được tổ chức trên Facebook fanpage, Đêm hội Tiger (tổ chức vào cuối tháng 6/2015). Heineken mặc dù không có nhiều hoạt động nhưng việc yêu cầu fan chia sẻ các post trên fanpage với hashtag #thanhphothegioitrongtayban cũng nhận được sự tham gia của đông đảo giới trẻ. Budweiser được đánh giá cao bởi sự kiện âm nhạc sôi động được tổ chức vào tháng 7/2015 là Budweiser Future Now và các sự kiện âm nhạc thường xuyên như Made For Music.
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics về các thảo luận về chăm sóc da mặt, cụ thể là phân khúc chống lão hóa da được tạo ra trên social media, một phân khúc khách hàng ở độ tuổi 22 đến 24 cũng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm chống lão hóa và chưa được đáp ứng.
Lão hóa da là một vấn đề không thể tránh khỏi ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, độ tuổi mà làn da bắt đầu thay đổi, giảm quá trình sản sinh collagen và xuất hiện các nếp nhăn. Do đó, quá trình chống lại lão hóa da là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với phái đẹp. Đáp ứng nhu cầu đó, các thương hiệu đã cho ra đời các sản phẩm chăm sóc da với các thành phần giúp chống lại quá trình lão hóa, hướng đến đối tượng phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Buzzmetrics về các thảo luận về chăm sóc da mặt, cụ thể là chống lão hóa da được tạo ra trên social media, một phân khúc khách hàng ở độ tuổi 22 đến 24 cũng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm chống lão hóa và chưa được đáp ứng.
LÃO HÓA DA LÀ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
Theo báo cáo Category Research – Face care của Buzzmetrics quý I/2014, thì dưới đây là các chủ đề về chăm sóc da được nói đến nhiều nhất trên social:
Lão hóa da là một vấn đề rất được quan tâm, chiếm 25% tổng số thảo luận về Chăm sóc da mặt trên social media, chỉ đứng sau các chủ đề về Mụn. Các thảo luận về chống lão hóa da chủ yếu xoay quanh các chia sẻ và hỏi đáp về phương pháp cũng như sản phẩm chống lão hóa.PHỤ NỮ TỪ 22 ĐẾN 24 TUỔI CŨNG QUAN TÂM ĐẾN LÃO HÓA DABên cạnh đối tượng khách hàng mục tiêu của các thương hiệu sản phẩm chống lão hóa là phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, thì còn có một nhóm khách hàng khác cũng đang rất quan tâm và tham gia thảo luận về chủ đề này trên social media: Phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi.
Vì sao phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi lại quan tâm đến vấn đề lão hóa da?
Theo chia sẻ của phụ nữ trong độ tuổi từ 22 đến 24 tuổi, thì có hai nguyên nhân chủ yếu khiến họ quan tâm đến vấn đề chống lão hóa da:
Nhiều phụ nữ nói rằng họ tìm thấy các bài báo nói về việc chống lão hóa da nên bắt đầu từ độ tuổi 22. Tuy vậy, các sản phẩm chống lão hóa da hiện nay lại chủ yếu dành cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên, vì vậy nhóm phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi cảm thấy hoang mang về độ tuổi nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm chống lão hóa. Một số tin rằng ở độ tuổi của họ thì việc sử dụng các sản phẩm này là cần thiết và đặt ra câu hỏi về sản phẩm phù hợp.
Trong các thảo luận về chống lão hóa da của phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi thì đa số các thảo luận chia sẻ rằng họ bị tình trạng lão hóa da sớm, do đó họ có nhu cầu dùng sản phẩm chống lão hóa da, nhưng không biết loại nào phù hợp.Các nguyên nhân chủ yếu được chia sẻ gây ra tình trạng lão hóa da bao gồm: Không chăm sóc da đúng cách, Thức khuya, Suy nghĩ nhiều, Làm việc vất vả,…
PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG 22-24 TUỔI CHƯA ĐƯỢC ĐÁP ỨNG?
Khi các thương hiệu chưa tham gia vào quá trình thảo luận, đây là các ý kiến của người tiêu dùng dành cho nhau về việc sử dụng sản phẩm chống lão hóa cho người dưới 25 tuổi.
Thứ nhất, đâu là độ tuổi cần phải bắt đầu chống lão hóa da?
Việc xuất hiện nhiều thông tin khác nhau về độ tuổi nên bắt đầu chống lão hóa đã khiến nhiều phụ nữ tỏ ra băn khoăn và không biết khi nào là thời điểm nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm chống lão hóa. Trong những thảo luận này, có thể bắt gặp ba quan điểm:
Thứ hai, đối với những trường hợp có dấu hiệu lão hóa da sớm thì có thể sử dụng các sản phẩm cho phụ nữ trên 25 tuổi được không?
Nhiều phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi nói rằng họ bị các vấn đề lão hóa da sớm và muốn sử dụng các sản phẩm chuyên dụng nhưng không biết có phù hợp hay không. Những câu hỏi này hiện nay vẫn chưa được trả lời.
Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề chống lão hóa da tuy rất phổ biến nhưng vẫn còn nhiều khúc mắc đối với người tiêu dùng. Và phải chăng nhóm phụ nữ từ 22 đến 24 tuổi là một phân khúc khách hàng mà các thương hiệu sản phẩm chống lão hóa da đang bỏ qua, hay chỉ là việc thông tin về chủ đề này đang không được truyền tải một cách đúng đắn tới người tiêu dùng? Dù như thế nào đi chăng nữa, thì đây cũng là một vấn đề mà các thương hiệu làm đẹp cần chú ý và có phản hồi với người tiêu dùng.
Bài viết sử dụng dữ liệu trong báo cáo Category research - Face care, Quarter 1 2014 của Buzzmetrics.
Đây là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động thu thập dữ liệu của các công cụ lắng nghe và theo dõi mạng xã hội, đặc biệt là Buzzmetrics, một công cụ đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu.
Đây là một trong series các bài viết cho thấy bức tranh thực sự về cách hoạt động thu thập dữ liệu của các công cụ lắng nghe và theo dõi mạng xã hội, đặc biệt là Buzzmetrics, một công cụ đang được dùng để theo dõi các chiến dịch và thương hiệu quản lý bởi các tập đoàn lớn Samsung, Coca-Cola, Unilever và các Agencies global như Ogilvy, Maxus, Leo Burnett, Phibious, Performics... tại Việt Nam. Social Listening là một mô hình kinh doanh biến thể của ngành nghiên cứu thị trường. Và cũng giống như các quy trình nghiên cứu thị trường truyền thống, social media research cũng phải trải qua 5 giai đoạn:1. Thu thập dữ liệu2. Lấy mẫu3. Phân loại dữ liệu4. Phân tích dữ liệu5. Trình bày báo cáo nghiên cứuThu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện nghiên cứu trên social media. Các công cụ social listening sẽ phải xây dựng một tổ hợp dữ liệu cho mỗi nước mà mình nghiên cứu (panel) và việc này có thể mất vài tháng đến nhiều năm. Đồng thời cho mỗi chiến dịch, các agency sẽ yêu cầu bổ sung các kênh được dùng cho chiến dịch đó như microsite, fanpage mới mà công cụ social listening sẽ phải đáp ứng. Việc thu thập dữ liệu toàn bộ thị trường là cần thiết và cho phép nhà nghiên cứu cho ra các nghiên cứu về xu hướng và ngành hàng.Hiện nay có 2 phương pháp chính để thu thập dữ liệu: Từ khóa (Keywords) và Trang (Sites).THU THẬP DỮ LIỆU BẰNG KEYWORDSPhương pháp này được áp dụng đối với các global social networks như Facebook, Google Plus, Youtube, Twitter , Instagram… trong đó các công cụ social listening sẽ kết nối với các API (Application Programming Interface - Giao diện lập trình ứng dụng) của các social networks và yêu cầu cho phép lấy những dữ liệu có chứa keywords.
Tương tự như công cụ search hashtags của facebook, việc lấy data bằng API phụ thuộc sự hạn chế của các social networks. API không ổn định và có thể thay đổi dẫn đến việc dữ liệu được trả lại bới API có thể không đầy đủ và không nhất quán theo thời gian. Hiện tại không có một thống kê rõ ràng việc lấy dữ liệu bằng API có thể lấy được bao nhiêu % thảo luận.THU THẬP DỮ LIỆU THEO SITESLà việc thu thập dữ liệu theo trang (page) trong đó các trang có dữ liệu muốn thu thập phải được liệt kê trong hệ thống. Phương pháp này giúp thu thập toàn bộ dữ liệu của các kênh được bao phủ. Hệ thống sẽ truy cập vào các website cần thu thập, click vào các đường link bài viết, tìm đọc bài viết và ghi nhận lại những thông tin có giá trị nghiên cứu một cách hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới các website đang thu thập.
Với phương pháp thu thập dữ liệu bằng sites, hệ thống thực hiện các thao tác như một người dùng (user) khi truy cập vào trang cần thu thập. Sau khi click vào Thread, hệ thống sẽ sao chép toàn bộ nội dung hiển thị trên màn hình bao gồm Title, Replies, Authors, URL,… Sau đó hệ thống sẽ quay lại mỗi trang sớm nhất có thể để tìm ra thread mới và replies mới cho thread cũ.Mỗi replies sẽ được tính là 1 mention và mỗi thread cũng được tính là 1 mention. Do đó, một thread có 100 replies sẽ được tính là 101 mentions, hay 101 ý kiến người tiêu dùng.
- Cấu trúc site thay đổi- Site blocking: việc thu thập dữ liệu tự động nếu lạm dụng tài nguyên của các website sẽ bị chặn bởi admin- Site down: Không thể truy cập để thu thập dữ liệu khi trang đang bảo trì hoặc xảy ra vấn đề- Các vấn đề đến từ đường truyền internetĐể xây dựng danh sách tất cả các trang forums, báo điện tử và fanpages ở Việt Nam là một quá trình dài. Vì thế các công cụ social listening nước ngoài thường bị thiếu dữ liệu do việc thu thập danh sách sites không đủ, hoặc khi gặp một trong các vấn đề trên thì không có nhân sự để giải quyết ngay tức thì.Trong quá trình đảm bảo đầy đủ dữ liệu cho các chiến dịch và thương hiệu các công cụ social listening như Buzzmetrics phải sử dụng một bộ phận nhân lực áp dụng nhiều phương pháp hỗ trợ bởi máy tính để kiểm tra xem dữ liệu trên các kênh quan trọng có được thu thập đủ hay không. Đây là sự khác biệt giữa các công cụ miễn phí và giải pháp social listening trọn gói, đó là sự đảm bảo đầy đủ dữ liệu cho khách hàng.Công nghệ social listening cũng như công nghệ search engine, đó là mô hình tổng hợp dữ liệu thị trường. Một công cụ social listening phải lưu trữ dữ liệu tối thiểu 2 năm để phục vụ các mục đích nghiên cứu. Áp lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng tăng theo thời gian vì thế khoản đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng phần cứng cũng là rất lớn và liên tục.