Theo thống kê của Buzzmetrics, chỉ trong vòng 4 tháng Hè (từ tháng 6 tới tháng 9), đã có ít nhất 30 social slangs mới “go-viral” trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo thống kê của Buzzmetrics, chỉ trong vòng 4 tháng Hè (từ tháng 6 tới tháng 9), đã có ít nhất 30 social slangs mới “go-viral” trên các nền tảng mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua 10 social slang nổi bật trong giai đoạn vừa qua nhé!
Báo cáo nhanh về social slang của Buzzmetrics sẽ cung cấp cho bạn:
“Đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới” vốn dĩ là câu nói của NSND Tự Long trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai để mô tả danh thủ Hồng Sơn. Sau đó, câu nói được cộng đồng mạng dùng như một lời khen tặng, thay cho “giỏi quá” hay “xuất sắc quá”.
Chỉ trong 4 tháng, “Đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới” đã có hơn 1.1 triệu lượt nhắc đến. Nổi lên từ nền tảng YouTube nhưng Facebook mới là nền tảng lan tỏa chính của social slang (chiếm 85.07% tổng thảo luận). Có thể nói, “Đỉnh nóc, kịch trần, bay phấp phới” đã trở thành slang-quốc-dân của Gen-Y.
Đây là một social slang dễ ứng dụng vào những tình huống tích cực trong cuộc sống. Không khó để bắt gặp các thương hiệu hoặc các trang tin chính thống sử dụng social slang trong những bài đăng của mình. Dạng rút gọn của social slang là “Đỉnh nóc” hay “Đỉnh nóc, kịch trần” cũng trở thành câu cửa miệng khi giao tiếp trên mạng xã hội.
“Khó Chệu Vô Cùng” là câu thoại của TikToker Huỳnh Nhật khi vào vai Violet Vũ - một nhân viên văn phòng hay cáu kỉnh. Social slang được sử dụng để bày tỏ sự khó chịu, bức xúc đối với một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Trong vòng 4 tháng, “Khó Chệu Vô Cùng” cũng thu về hơn 1.1 triệu thảo luận, với TikTok là nền tảng lan truyền chính (chiếm 57.64% tổng thảo luận). Thông qua cách biến đổi “chịu” thành “chệu” cùng nét mặt và giọng điệu hài hước của Violet Vũ, social slang dễ dàng tạo nên sức hút đối với Gen Z trên TikTok. Trước đó, Huỳnh Nhật cũng đã “go-viral” với social slang “Bảo Ngọc Xin Lỗi”.
“Phông bạt” vốn không phải một khái niệm quá mới trong cuộc sống hằng ngày. Trong giao tiếp trên mạng xã hội, “Phông bạt” thường được dùng để mỉa mai lối sống ngụy tạo, “thùng rỗng kêu to” hay khoe khoang những điều mà mình không thực sự có.
Trong khoảng thời gian thống kê, “phông bạt” đã thu về khoảng 943,030 thảo luận, với Facebook là nền tảng thảo luận chính (chiếm 64.37%). Bắt đầu từ sự kiện các bản sao kê quyên góp ủng hộ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố, social slang “Phông bạt” bùng nổ trên mạng xã hội. Cùng lúc đó, social slang “Check Var” cũng được sử dụng nhiều trở lại sau trào lưu “Flexing” năm 2023. Bộ đôi social slang “Phông bạt” và “Check Var” thường đi chung với nhau trong các bài đăng bóc trần các “gương mặt sống ảo”.
“Ai Sợ Thì Đi Về” là câu nói của Rapper MCK khi biểu diễn tại chương trình Những Thành Phố Mơ Màng. Tạo hình “không chân mày” mới lạ và có phần đáng sợ của nam rapper là yếu tố góp phần tạo sự viral của social slang này. Tính từ 01/06 đến 30/09/2024, “Ai sợ đi về” đã thu về 867,404 thảo luận, với Facebook là nền tảng thảo luận chính (chiếm 57.78% tổng thảo luận).
Trong các cuộc hội thoại, cộng đồng mạng thường sử dụng social slang này trong 02 bối cảnh sau:
(1) Thể hiện sự tự tin, bỏ qua những ý kiến trái chiều.
(2) Phản ứng với những tình huống “khó đỡ” và “mới mẻ” trong cuộc sống.
"Đã làm gì đâu" là một trong những câu nói hài hước của Quang Trung trong chương trình Anh Trai Say Hi. Social slang này thường được cộng đồng mạng dùng trong bối cảnh:
(1) thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên một cách hài hước khi bị ai đó hiểu lầm hay trách móc mà họ không có lỗi
(2) thanh minh cho hành động không phải lỗi của mình
(3) biện hộ cho tội lỗi định làm nhưng chưa hoàn thành đã bị phát hiện
Tính từ 01/06 đến 30/09/2024, “Đã Làm Gì Đâu” đã thu về 844,012 thảo luận, với TikTok là nền tảng thảo luận chính (chiếm 81.01% tổng thảo luận). Vô vàn clip ngắn với nét diễn hài hước về những tình huống “Đã Làm Gì Đâu” đã được cộng đồng mạng đăng tải như “Bị bạn thân phát hiện mập mờ nhắn tin với người yêu cũ dù nói sẽ không bao giờ”, “Định uống trộm trà sữa của bạn nhưng không thành”,..
“Overthinking” là một hội chứng về tâm lý, được sử dụng để chỉ trạng thái suy nghĩ nhiều quá mức và không thật sự cần thiết. Tuy nhiên, cư dân mạng Việt Nam lại sử dụng “Overthinking” trong những tình huống hài hước, khá là “vô tree” như”:
Do đó, “overthinking” qua góc nhìn hài hước của cư dân mạng Việt Nam còn được hiểu là “ố dề thinking” hay “over linh tinh”. “Overthinking” đã tạo ra 702,572 thảo luận. Nền tảng lan truyền chính là TikTok với vô vàn video cộng đồng mạng chia sẻ về những tình huống overthinking.
“The Liems” được cộng đồng mạng sử dụng để chỉ những người uy tín, hành động đúng với lời nói hoặc những người sống tốt nhưng luôn bị nghi ngờ, đổ oan. Người đầu tiên được phong danh hiệu “The Liems” có lẽ là Cristiano Ronaldo của giới bóng đá. Tiếp đến là các nhân vật nổi tiếng như Tai Lung trong Kung Fu Panda, Vegeta trong Dragon Ball, Leslie từng tham gia Master Chef,...
Vào tháng 9, sự kiện sao kê bão lũ đã khiến một số người nổi tiếng bị cộng đồng mạng chỉ trích vì hành động phông bạt, fake số tiền quyên góp. Trong bối cảnh đó, những gương mặt nói được làm được như Hòa Minzy, Độ Mixi, Võ Hà Linh,... được cộng đồng mạng công nhận là thành viên của hội “The Liems” - Một Đời Liêm Khiết. Trong vòng 4 tháng, “The Liems” đã tạo ra 387,528 thảo luận. Nền tảng lan truyền chính là Facebook (chiếm 75.89% tổng thảo luận).
Trước đây, trong mối quan hệ có sự chênh lệch về tuổi tác, cộng đồng mạng hay gọi “phi công trẻ”. Dạo gần đây, “Hồng Hài Nhi” lại được cộng đồng mạng ưa chuộng hơn. Theo nét nghĩa đó, “Hồng Hài Nhi” thường xuất hiện trong các ngữ cảnh như:
(1) Cách phụ nữ gọi người yêu kém tuổi; đồng thời, các cô nàng cũng gọi mình là “thợ săn Hồng Hài Nhi”.
(2) Khen một chàng trai có ngoại hình trẻ trung và sáng sủa.
Tính trong thời gian nghiên cứu, “Hồng Hài Nhi” đã thu về 381,745 thảo luận dù chỉ mới bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 9. TikTok là nền tảng thảo luận chính (chiếm 73.23% tổng thảo luận). Ngoài “Hồng Hài Nhi”, cộng đồng mạng còn lập hẳn một danh sách social slang lấy cảm hứng từ Tây Du Ký như: Ngưu Ma Vương - đàn ông hơn tuổi, Nhị Lang Thần - con trai bằng tuổi, Tiểu Tiên Nữ - em gái nhỏ tuổi,...
Theo lý giải của cộng đồng mạng, “Bạch Nguyệt Quang” là từ để mô tả hình mẫu lý tưởng, mối tình đầu hay người mình yêu nhưng không có được. Social slang này bắt nguồn từ các hội nhóm yêu tiếng Trung nhưng lại được lan truyền rộng rãi nhờ trào lưu hóa thân thành “Bạch Nguyệt Quang” trên TikTok.
Trong thời gian thống kê, “Bạch Nguyệt Quang” đã thu về 336,423 thảo luận, với TikTok là nền tảng thảo luận chính. Cộng đồng mạng Việt Nam thường dùng “Bạch Nguyệt Quang” trong các ngữ cảnh như: (1) khen ai đó có nét đẹp trong trẻo, nhẹ nhàng hay thuần khiết, (2) hoài niệm về miền ký ức tình yêu những ngày xưa cũ.
Ngày xưa thì dịu, keo, tái châu, chả quyên,... còn dạo gần đây thì cộng đồng mạng dùng “cũng cũng” hay ”cũm cũm” để bày tỏ ý kiến, quan điểm về một điều gì đó. Theo nét nghĩa chung thì “cũng cũng” có thể hiểu cơ bản là ổn, cũng được, ok... khi vào các tình huống cụ thể thì ý nghĩa của “cũng cũng” sẽ tùy biến. Ví dụ như:
- Khen một món ăn ngon → “Món này cũng cũng”
- Khen một ai đó đẹp → “Tấm này nhìn bà cũng cũng”
- Nói về một kết quả tốt → “Hôm qua tui đi thi cũng cũng”
Tính từ tháng 6 đến tháng 9, “Cũng cũng” đã có khoảng 283,443 lượt thảo luận với sức lan tỏa mạnh trên TikTok. Hiện tại. TikTok đang là nền tảng thảo luận chính với 58,73% tổng lượng thảo luận.
Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ quan trọng, thu hút nhiều thảo luận và cũng là thời điểm vàng để các thương hiệu kết nối với người tiêu dùng qua những chiến dịch chạm đến cảm xúc, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua sắm và chi tiêu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế biến động, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi đáng kể. Vậy làm thế nào để thương hiệu có thể điều chỉnh chiến lược và thích ứng với những biến chuyển này? Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu qua bài viết sau.
Mặc dù có một số dấu hiệu tích cực như GDP tăng trưởng 6.42% trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Dự báo cho cả năm cho thấy GDP có thể đạt mức 6-6.5%, nhưng đây vẫn chưa đủ để bù đắp cho những yếu tố bất ổn kéo dài. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, đạt 2.27% trong nửa đầu năm 2024, cho thấy thị trường lao động chưa phục hồi hoàn toàn và điều này tác động tiêu cực đến thu nhập và sức mua của người dân.
Thêm vào đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao, với CPI đạt 4.44% vào tháng 5/2024, trước khi giảm nhẹ xuống 4.32% vào tháng 6/2024. Lạm phát kéo dài tiếp tục tạo áp lực lên chi phí sinh hoạt, khiến người tiêu dùng ngày càng trở nên thận trọng trong chi tiêu. Mặc dù niềm tin tiêu dùng đã cải thiện, với chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI) đạt 78% trong quý 1/2024, nhưng sự dao động từ các quý trước (chỉ đạt 67% vào quý 4/2023) cho thấy người tiêu dùng vẫn còn e ngại trước những bất ổn kinh tế và lạm phát cao.
Những yếu tố này, kết hợp với các thách thức địa chính trị toàn cầu như xung đột Nga - Ukraine và sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc khiến nền kinh tế trở nên khó dự đoán hơn. Trước bối cảnh này, người tiêu dùng toàn cầu buộc phải thắt chặt chi tiêu, ưu tiên các nhu cầu thiết yếu, trong khi các doanh nghiệp phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh chiến lược và quản lý chi phí để đối phó với sức mua suy giảm từ thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Tết 2024 trở nên ảm đạm hơn so với các năm trước khi cả tổng lượng thảo luận trên mạng xã hội giảm sút đáng kể: giảm tới 47% so với năm trước, từ 236 triệu lượt thảo luận trong Tết 2023 xuống chỉ còn 125 triệu lượt vào năm 2024. Điều này không chỉ phản ánh việc giảm đầu tư từ các thương hiệu vào các chiến dịch Tết mà còn là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng không còn hứng thú với dịp lễ truyền thống lớn nhất trong năm này.
Tết là một chủ đề với lực lượng thảo luận chính là người dùng, người kinh doanh và các thương hiệu với các chiến dịch lớn mang nhiều yếu tố cảm xúc. Tết được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần người Việt, nên Tết luôn thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề trên mạng xã hội. Tuy nhiên, năm 2024 đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong lượng thảo luận của 3 nhóm người này, minh chứng cho sự thay đổi lớn trong tâm lý thị trường.
Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà bán hàng, khi họ buộc phải điều chỉnh chiến lược để thích ứng với nhu cầu giảm sút, đồng thời cố gắng duy trì sức hút của các chiến dịch Tết trong bối cảnh mà người tiêu dùng ngày càng thận trọng và ưu tiên tiết kiệm.
Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, Tết Nguyên Đán 2024 vẫn giữ sức hút riêng khi “Spending on gift” trở thành động lực mua sắm hàng đầu. Tỷ lệ người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu cho quà Tết đã tăng từ 23.9% trong năm 2023 lên đến 34.4% trong năm 2024 – một mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 10.6% phần trăm.
Trong khi đó, các động lực mua sắm khác như chi tiêu cho "Tet Enjoyment" chỉ tăng nhẹ khoảng 1.4%, và các khoản chi tiêu như "Tiền lì xì", "Từ thiện" lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy dù phải đối mặt với khó khăn tài chính, người tiêu dùng vẫn nỗ lực duy trì truyền thống tặng quà Tết – không chỉ như một thói quen, mà còn như một giá trị văn hóa bền vững. Đây là một lưu ý quan trọng cho các doanh nghiệp khi lập kế hoạch marketing dịp Tết, tập trung vào việc khai thác khía cạnh ý nghĩa của quà Tết, thay vì chỉ nhấn mạnh vào giá cả, để có thể chạm đến cảm xúc và tâm lý của người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện tại.
Tặng quà không chỉ là động lực chi tiêu hàng đầu dịp Tết, mà các nội dung truyền thông khai thác cảm xúc từ khoảnh khắc tặng quà cũng tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ trên mạng xã hội. Các bài đăng chia sẻ hình ảnh trao tặng phần quà Tết cho những người công nhân cũng tạo nên nhiều đỉnh thảo luận, đặc biệt từ ngày 20 đến 27 tháng Chạp, khi các thương hiệu đẩy mạnh hoạt động truyền thông.
Điều này khẳng định chủ đề tặng quà vẫn luôn là chủ đề quan trọng trong mùa Tết. Đối với các thương hiệu, đây là cơ hội để tối ưu hóa thông điệp truyền thông bằng cách tập trung vào những hoạt động gifting ý nghĩa, truyền tải tinh thần gắn kết đến cộng đồng. Bằng cách này, các thương hiệu không chỉ tăng cường độ nhận diện mà còn kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng thông qua các giá trị văn hóa đặc trưng của Tết.
Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều thương hiệu tận dụng chủ đề quà Tết để khai thác giá trị cảm xúc, chủ đề này đã dần rơi vào vùng bão hòa (Saturated Zone) trên ma trận cạnh tranh (Tet campaign competitive matrix). Điều này đồng nghĩa với việc dù mức độ quan tâm vẫn cao, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt khi có quá nhiều thương hiệu cùng quảng bá những thông điệp tương tự. Sự lặp lại có thể khiến người tiêu dùng dần mất hứng thú với những thông điệp na ná nhau.
Nếu thiếu đi thông điệp độc đáo hoặc cách triển khai sáng tạo hay mới lạ, các chiến dịch rất dễ bị chìm lấp trong bối cảnh truyền thông vốn đã quá chật chội.
Xét về rào cản của người dùng khi chọn quà Tết, các yếu tố ngăn cản việc chi tiêu cho quà Tết năm 2024 đã gia tăng đáng kể so với năm trước, với số lượng thảo luận về rào cản tăng 9.5%, từ 167,067 thảo luận lên 182,870 thảo luận. Trong quá trình phân tích consumer voice, rào cản này chủ yếu xuất phát từ mong muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc để dành cho các hoạt động khác (33.1%) và tâm lý chú trọng tiết kiệm trong bối cảnh kinh tế khó khăn (31.5%).
Như vậy có thể thấy tính ứng dụng cao và ưu đãi sẽ chiếm ưu thế trong việc chọn đồ dùng mua sắm. Khách hàng sẽ chọn sản phẩm mang lại nhiều giá trị hơn là trung thành với một lựa chọn nhất định. Việc nắm bắt các xu hướng tiêu dùng và áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Người mua sắm Việt Nam đang ngày càng khó tính và nhạy cảm về giá hơn, nhất là khi có những biến động về giá trên thị trường. Mặc dù hành vi tìm kiếm ưu đãi vẫn đang tăng trưởng nhưng người mua sắm vẫn xem trọng tính thẩm mỹ, nhất là khi quà Tết thường mang ý nghĩa trang trọng và gắn liền với văn hóa tặng quà.
Các yếu tố như “tiện lợi” và “chất lượng tốt” có tỷ lệ giảm mạnh, cho thấy người dùng đã chuyển dịch quan tâm từ tính độc đáo, chất lượng cao sang các giá trị có tính thiết thực và dễ tiếp cận hơn. Điều này nhấn mạnh rằng trong bối cảnh kinh tế hiện tại, người dùng có xu hướng mua sắm "đủ dùng" và phù hợp với túi tiền, đồng thời vẫn giữ những chuẩn mực cơ bản về thẩm mỹ và chất lượng.
Thay vì chạy theo những lối mòn trong truyền thông, thương hiệu nên tập trung xây dựng chiến dịch marketing xoay quanh ba yếu tố cốt lõi: Cảm xúc (Emotion), Tận hưởng (Enjoyment), và Đủ đầy (Sufficient) để tối ưu hóa hiệu quả.
Tiên phong tạo nên góc nhìn mới về Tết ổn
Mặc dù chiến dịch Tết của Lifebuoy 2024 vẫn nằm trong insight platform “Homing” quen thuộc. Nhưng so với những câu chuyện như sum vầy, đi về nhà,... thông điệp của Lifebuoy mang tính gần gũi và bám sát với tình hình của người tiêu dùng Việt trong năm vừa qua.
Chúng ta thường mặc định về ngày Tết là phải sung túc, đủ đầy, thưởng tết phải cao, quà biếu phải lớn. Điều này vô hình chung khiến áp lực người trưởng thành lại càng lớn hơn và niềm vui ngày Tết từ đó cũng chẳng còn trọn vẹn. Từ những insight đặc biệt đó, Lifebuoy đã xây dựng một thông điệp rất bình dị “Tết Ổn” - “Có gia đình, có sức khỏe là Tết ổn rồi”. Qua đó, Lifebuoy đã tái định nghĩa lại về những giá trị, niềm vui ngày Tết. Một cái Tết ổn không nhất thiết phải giàu sang, đủ đầy, mà chỉ cần có đủ sức khỏe, bình yên để trở về bên gia đình đã là một điều rất may mắn và hạnh phúc với mỗi người.
Ngày 1/1/2024, Lifebuoy chính thức ra mắt MV “Tết ổn rồi”. Lên sóng đúng dịp Tết dương lịch 2024, MV “Tết ổn rồi” của Lifebuoy chạm đến cảm xúc của nhiều người khi gói ghém thông điệp đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. Rằng “Tết ổn là sao? Tết vui là sao? Là mình sum vầy và cùng có nhau/Gia đình vẫn đó, sức khỏe ta có, thế thôi là Tết ổn rồi”. Bên cạnh đó, sự hiện diện của Lifebuoy như một phần quà trao tặng xuyên suốt thước phim thay cho lời cam kết đồng hành cùng người tiêu dùng Việt trên hành trình chăm sóc sức khỏe, bình an bên nhau.
Chỉ sau 5 ngày ra mắt, MV “Tết ổn rồi” vào top 5 trending trên YouTube hạng mục Âm nhạc tại Việt Nam, ghi nhận sự hưởng ứng của hơn 50,000 nội dung sáng tạo từ người dùng và 450,000 lượt thảo luận đến từ hàng chục nghệ sĩ Việt, KOL, fanpage cộng đồng. Đồng thời, hashtag #TếtỔnRồi cũng nhanh chóng xuất hiện trong Top 14 hashtag thịnh hành trên TikTok.
Cùng với gói sản phẩm của Lifebuoy, đưa “Tết ổn” đến với mọi miền
Trong khuôn khổ chiến dịch, Lifebuoy tặng 20,000 phần quà sức khoẻ thể chất và tinh thần cho bệnh nhi và đội ngũ y tế tại 20 bệnh viện trên toàn quốc. Trong mỗi phần quà là bộ ba sản phẩm sữa tắm, nước rửa tay, dung dịch diệt khuẩn Lifebuoy cùng những món quà đặc trưng ngày Tết như áo dài truyền thống, bánh chưng, bao lì xì... - những món quà giản dị nhưng thể hiện sự quan tâm và tinh thần sẻ chia của nhãn hàng với y bác sĩ, người bệnh không được sum họp bên gia đình ngày xuân mới.
Truyền cảm hứng tích cực với lời chúc “Cầu đủ là được”
Phong tục chúc Tết đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của người Việt, là một truyền thống được tồn tại và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều người có xu hướng sử dụng những lời chúc "công nghiệp", xã giao mà thiếu đi sự chân thành và ý nghĩa như "chúc thăng quan phát tài, chúc tiền vào như nước,...". Những lời chúc như vậy, mặc dù mang ý tốt, song, lại tạo thêm áp lực cho người nhận lời chúc, gây ra sự so sánh và làm mất đi ý nghĩa vốn có ban đầu.
Với insight đó, Nestlé đã lên chiến dịch “Cầu đủ là được” để truyền cảm hứng tích cực. "Cầu Đủ" là lời nhắc nhở mỗi người nên cầu mong những điều phù hợp cho bản thân, cũng như cho người khác. "Là Được" là lời khẳng định về tầm quan trọng của việc biết trân trọng những gì mình đang có. Thay vì chạy theo ước mơ xa vời, hãy tập trung vào hiện tại và nỗ lực hiện thực hóa những mong cầu.
Từ ngày 05/01/2024, Nestlé Việt Nam đã cho phép người tiêu dùng truy cập vào trang web Gia Đình Nestlé để tự tạo lời chúc. Người tiêu dùng có thể lựa chọn đối tượng mà họ muốn gửi lời chúc, bao gồm gia đình, họ hàng, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Họ cũng có thể tùy chọn chủ đề của lời chúc, từ sắc đẹp, sức khỏe, sự nghiệp, tài lộc, may mắn cho đến hạnh phúc. Thay vì chỉ giới thiệu sản phẩm và thông điệp qua góc nhìn của thương hiệu, bằng cách tận dụng UGC (User Generated Content), họ sẽ giúp lan tỏa thông điệp của chiến dịch đến bạn bè và người theo dõi khác.
Thiết kế phần quà với ngàn lời chúc từ Nestlé
Hưởng ứng thông điệp chung của chiến dịch, các nhãn hàng của Nestlé tạo nên phần quà mà trong đo mỗi sản phẩm mang theo một thông điệp riêng, nhưng vẫn hòa hợp với thông điệp chung "Cầu Đủ là Được" của Nestlé.
Nếu như Nescafé - “Cầu đủ lộc là được” mang lời chúc may mắn đủ đầy, Nestlé MILO - “Cầu mạnh khỏe là được” mang lời chúc sức khỏe. Ngoài ra, Maggi - “Cầu tích cực là được” truyền cảm hứng cho sự đa dạng và sáng tạo trong việc nấu nướng. Còn LaVie - “Cầu chút yên là được” mang lại sự yên bình, giúp tái tạo năng lượng cho tâm trí và cơ thể, Nestea - “Cầu tươi mới là được” và KitKat - “Cầu thảnh thơi là được”. Tất cả lời chúc gợi cảm giác “lạ mà quen” đối với nhãn hàng, nhưng vẫn đảm bảo sự gắn kết xuyên suốt với thông điệp chung của chiến dịch.
Bên cạnh việc “trao tặng” những lời chúc, các nhãn hàng còn tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi thiết thực giúp trực tiếp đem lại một cái Tết trọn vẹn cho người tiêu dùng.
Việc bám sát các nguồn dữ liệu nghiên cứu thị trường uy tín, với những phân tích cụ thể, sâu sát các biến động trong hành vi người tiêu dùng chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra lời giải đúng cho bài toán ngày Tết, từ đó gia tăng sức cạnh tranh, bứt phá thành công.
Tết 2024 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong thảo luận và người dùng không còn mặn mà với các chủ đề truyền thống, đặt marketers trước một thử thách lớn: "Làm thế nào để tạo chiến dịch Tết 2025 hiệu quả, giá trị và thực sự đột phá?". Khám phá những chia sẻ từ Buzzmetrics và DSquare để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới.
Thống kê từ Buzzmetrics đã phản ánh một bối cảnh tương đối thách thức về ngày Tết: Thảo luận về Tết 2024 đã giảm 47%, nhiều mối quan tâm của người dùng thay đổi, các thương hiệu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước bối cảnh đó, làm sao để thương hiệu có thể “sống sót” và triển khai những chiến dịch Tết thực sự ý nghĩa? Hãy cùng Buzzmetrics và DSquare bật mí cho marketers bí kíp vượt vũ môn ngày Tết 2025 nhé!
Thông tin trong bài viết được tổng kết từ BuzzSpeak Tết 2025: Insights To Overcome Challenges of The New Tet do Buzzmetrics kết hợp với DSquare tổ chức.
Trong những năm trước đây, 8 ngày trước Tết thường được coi là thời điểm vàng cho các chiến dịch truyền thông do lượng thảo luận của người tiêu dùng tăng cao. Tuy nhiên, biểu đồ Tết 2024 cho thấy lượng thảo luận không còn tập trung mạnh vào những ngày cận Tết mà đã “dàn trải” đều hơn, làm biến mất đỉnh thảo luận quen thuộc. Sự thay đổi này cho thấy các chiến lược truyền thông Tết nên được triển khai sớm hơn, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng từ trước đó.
Lần đầu tiên, chủ đề “đoàn viên” đã ra khỏi top 5 chủ đề Tết được thảo luận nhiều nhất, cho thấy lượng thảo luận về đoàn viên đã giảm đi đáng kể. Người dùng ít thể hiện sự háo hức, không còn muốn nhanh chóng quay về nhà khi Tết đến xuân về như năm trước mà thay vào đó lại là những suy nghĩ, tranh luận: “Tết có trở về không?”.
Những chủ đề truyền thống như dọn dẹp, đoàn tụ, lì xì không còn là mảnh đất quá hứa hẹn với marketers khi xu hướng thảo luận cũng giảm đi ít nhiều. Tuy nhiên, những chủ đề hướng tới cảm xúc như mong Tết, chán Tết, ước muốn ngày Tết lại có sự tăng trưởng tốt.
Có thể thấy rằng, người tiêu dùng đang mong muốn đơn giản hóa ngày Tết, tập trung vào sự vui vẻ và thư giãn thay vì cố gắng duy trì những hoạt động truyền thống. Điều này xuất phát từ 2 lý do:
(1) Điều kiện kinh tế, tài chính eo hẹp khiến người tiêu dùng khó có thể chuẩn bị cho một cái Tết hoành tráng như những năm trước đó
(2) Các hoạt động đặc trưng của ngày Tết dù mang ý nghĩa quan trọng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung của xã hội vô hình trung mang đến những áp lực, mệt mỏi không mong muốn đối với người tiêu dùng.
Sự thay đổi trong thảo luận về chủ đề Tết cho thấy một sự dịch chuyển đáng chú ý trong tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương hiệu nên cân nhắc kỹ lưỡng việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình. Thay vì tập trung vào những giá trị cũ, marketers nên khai thác những cảm xúc hiện tại của người tiêu dùng như mong muốn sự đơn giản, thoải mái, và tránh xa các áp lực không cần thiết. Điều này không chỉ giúp các chiến dịch Tết trở nên phù hợp hơn với bối cảnh kinh tế và xã hội, mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với khách hàng trong dịp lễ quan trọng này. Đọc thêm Báo cáo “Xu hướng truyền thông mạng xã hội dịp Tết 2024: Tết nay có giống Tết xưa” để tìm hiểu thêm về sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sử dụng mạng xã hội của người dùng.
Năm 2024, tổng lượng thảo luận về Tết có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2023, bên cạnh đó số lượng chiến dịch đến từ các thương hiệu và lượng thảo luận từ chiến dịch cũng giảm ít nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm đến từ việc các thương hiệu cắt giảm đầu tư cho chiến dịch Tết và người dùng có vẻ ít hứng thú đối với chủ đề Tết hơn. Tuy nhiên lượng thảo luận trung bình của những chiến dịch Tết lọt bảng xếp hạng BSI của Buzzmetrics lại tăng 26.8% (so với Tết 2023). Có thể thấy rằng, Tết đang ngày càng có sự phân hoá rõ rệt giữa các chiến dịch “top đầu” và các chiến dịch còn lại. Các chiến dịch “top đầu” chủ yếu khai thác các khía cạnh khác nhau của tận hưởng Tết, tiếp cận và truyền tải thông điệp thông qua các chủ đề chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân, công nhận những cống hiến năm qua và những hi vọng năm mới của người dùng mạng xã hội.
Trước bối cảnh thay đổi và khó khăn như vậy, thương hiệu nên chọn cho mình hướng đi như thế nào khi Tết 2025 sắp tới gần. Doanh nghiệp nên hay không tiếp tục đầu tư vào các chiến dịch truyền thông Tết?
Đối mặt với Tết “khó”, liệu rằng doanh nghiệp có cần đầu tư cho các chiến dịch truyền thông? Anh Lâm Trần - Strategy & Growth Director của DSquare đã đưa ra một số nghiên cứu dẫn chứng rằng: “Thị phần thị trường của thương hiệu sẽ được cải thiện ở những nơi các nhà quảng cáo đầu tư trong hoàn cảnh khó khăn.” Việc duy trì ngân sách cho truyền thông quảng cáo không nên bị ảnh hưởng bởi sự khó khăn của nền kinh tế. Theo báo cáo IPA (Institute of Practitioners in Advertising) mức độ đầu tư vào quảng cáo (SOV) cao hơn thị phần hiện tại (SOM), có nghĩa chỉ số ESOV (Excess Share of Voice) dương là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thị phần của thương hiệu trong tương lai.
Bên cạnh đó, thương hiệu cũng có thể dựa trên ba yếu tố dưới đây để đi tìm câu trả lời cho việc có nên tiến hành chiến dịch truyền thông Tết cho thương hiệu của mình hay không.
Nếu thương hiệu cảm thấy ba yếu tố trên không thuyết phục, có thể không cần phải quan tâm ngày Tết. Nhưng nếu thương hiệu cảm thấy một trong ba yếu tố trên rất quan trọng, một bài toán khó đang được đặt ra: “Làm thế nào để tạo một chiến lược truyền thông Tết chạm tới người dùng và đem lại giá trị cho thương hiệu?”
Trong bối cảnh Tết ngày càng trở nên phức tạp với sự biến đổi của thị trường và thói quen tiêu dùng, các thương hiệu đang đối mặt với thách thức làm sao để tạo ra một chiến dịch Tết vừa đơn giản, vừa có giá trị lâu dài. Chính vì vậy, mô hình NSFW đã được tổng hợp để đưa ra một hướng dẫn cụ thể cho các thương hiệu có thể dựa vào để tạo một chiến dịch Tết hiệu quả - Đơn giản mà Giá trị.
N (Nostalgia): Hoài niệm. Đây là một trong những lý do làm Tết luôn cảm thấy gì đó màu nhiệm, bồi hồi. Đây là thời gian con người ta muốn quay lại một miền quá khứ tươi đẹp, cùng sum vầy, cùng nghe những bài nhạc Tết năm nào quen thuộc. Hiểu được điều này, thương hiệu có thể tự tin vượt qua áp lực lúc nào cũng phải insight mới, bài hát mới, mà làm sống lại những thứ không bao giờ thay đổi trong Tết.
S (Security): Sự an tâm - Một điều hiển nhiên là không cảm thấy an tâm về tương lai thì người dùng sẽ hạn chế mua sắm. Vậy việc cần làm của thương hiệu là tạo cho khách hàng cảm giác an tâm, không chỉ vậy, sẽ tốt hơn nếu có những hành động cụ thể để tăng sự đảm bảo về tương lai cho người tiêu dùng.
F (Funny): Tết buồn, làm content dzui có bị cho là phản cảm không? Câu trả lời là không hề nha. Sự thật rằng, những quảng cáo lan tỏa sự tích cực, hài hước thường dễ dàng lan tỏa và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.
W (Worth): Tết khó khăn, đương nhiên là phải giảm giá chứ, nhưng giảm giá chứ đừng mất giá. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mãi cho ngày Tết, thương hiệu cần chú ý để không làm mất đi các giá trị của thương hiệu trong cảm quan của người dùng.
Ngoài ra, các thương hiệu có thể tham khảo thêm về các chiến dịch Tết đã tạo được những điểm nhấn ấn tượng trong Tết 2024 tại báo cáo “Cập nhật tình hình cạnh tranh chiến dịch Tết trên mạng xã hội”
Buzzmetrics cung cấp gói giải pháp Tết Recall - Data Driven Success giúp thương hiệu đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch dựa trên dữ liệu có độ chính xác cao, hiểu thêm về ý nghĩa và cách tận dụng các chỉ số đo lường tại “Metrics và nghệ thuật tối ưu hoá chiến dịch Tết”.
Trong thời gian gần đây, trào lưu chữa lành đang được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thông qua nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội, Buzzmetrics đã tìm thấy những đặc điểm khác biệt của nam và nữ khi tham gia thảo luận về chữa lành, từ đó cung cấp cho người đọc những phát hiện thú vị của trào lưu này.
Trong thời gian gần đây, trào lưu chữa lành đang được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng thể hiện nhu cầu “chữa lành”, bàn luận về những hoạt động để healing sau những bế tắc, mệt mỏi của cuộc sống. Thông qua nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội, Buzzmetrics đã tìm thấy những đặc điểm khác biệt của nam và nữ khi tham gia thảo luận về chữa lành, từ đó cung cấp cho người đọc những phát hiện thú vị của trào lưu này.
Báo cáo này của Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích dữ liệu của bốn tháng đầu năm 2024 về chủ đề chữa lành theo các luận điểm chính sau:
Theo dữ liệu thống kê từ Buzzmetrics, chỉ trong bốn tháng đầu của năm 2024, đã có hơn 770,000 lượt thảo luận xoay quanh chủ đề này. Tuy nhiên, thảo luận về “chữa lành” mới bắt đầu tăng mạnh từ giữa tháng Ba, khi các trang cộng đồng đẩy mạnh nội dung đi du lịch để chữa lành. Từ khóa “chữa lành” không chỉ đơn thuần nói về các biện pháp trị liệu mà lúc này trở thành một hoạt động healing, tìm kiếm nơi yên bình để cân bằng lại cảm xúc, tinh thần sau những áp lực cuộc sống của giới trẻ.
Cho đến đầu tháng 4, trào lưu “chữa lành” nhận được sự quan tâm từ giới báo chí, tiêu biểu là kênh VTV24. Báo chí bày tỏ mối quan ngại đối với trào lưu “chữa lành” cũng như cảnh báo các dịch vụ “chữa lành” để trục lợi, từ đó dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh chữa lành.
Đến giữa tháng 4, khi du lịch bước vào mùa cao điểm, từ khóa “chữa lành” lại xuất hiện nhiều hơn trong các bài đăng của người dùng. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, “chữa lành” đã đi qua ba đợt lan tỏa trước khi trở thành một trào lưu như thời điểm hiện tại: (1) lan tỏa bởi các trang cộng đồng - (2) lan tỏa bởi báo đài - (3) lan tỏa bởi các người dùng bình thường.
Dựa trên số liệu thống kê của Buzzmetrics, nữ giới tạo ra lượng thảo luận về chữa lành nhiều hơn gấp ba lần nam giới. Ngoài ra, số lượng nữ giới tham gia thảo luận về chủ đề này cũng gấp bốn lần nam giới. Điều này có thể cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nữ giới đối với việc chữa lành, dường như đây là đối tượng cần được chữa lành nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách thức tham gia thảo luận “chữa lành” giữa nam và nữ cũng không giống nhau. Nữ giới sẽ chủ yếu tham gia bình luận, chia sẻ những bài đăng liên quan đến chữa lành còn đối với nam giới sẽ tự đăng bài về chữa lành. Vì vậy, nếu thương hiệu muốn sử dụng trào lưu chữa lành để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu thì nên xem xét về yếu tố khác biệt giữa nam và nữ để có thể có phương pháp tương tác với từng nhóm đối tượng phù hợp.
“Du lịch” và “chữa lành” là hai từ khóa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trên mạng xã hội. Khi phân tích các thảo luận về hoạt động chữa lành giữa nam và nữ, hoạt động du lịch chiếm tới gần một nửa lượng thảo luận. Theo chiều ngược lại, trong báo cáo mới nhất của Buzzmetrics về du lịch, chữa lành đứng top 2 trong các mục tiêu du lịch phổ biến của cộng đồng mạng, chỉ sau mục tiêu trải nghiệm (Xem thêm phân tích về du lịch chữa lành tại ĐÂY).
Các yếu tố này phản ánh một xu hướng ngày càng phổ biến hiện nay, con người tìm kiếm những trải nghiệm không chỉ mang lại những giá trị về giải trí mà còn mang lại cho họ sự cân bằng về thể chất và tinh thần. Có thể nói, trong du lịch có chữa lành, trong chữa lành có du lịch. Sự kết hợp này đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới trong ngành du lịch và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc du lịch, nam và nữ còn quan tâm đến những hoạt động chữa lành nào khác? Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy nam giới có cách tiếp cận khá đơn giản khi chữa lành. Nếu họ không đi du lịch được, không đi tập gym, không đi ăn thì họ sẽ chọn đi ngủ. Ngược lại với nam giới, nữ giới lại có rất nhiều hoạt động chữa lành khác nhau: xem phim, đi spa, đọc sách, uống cà phê. Như vậy, nữ giới không chỉ thảo luận về chữa lành nhiều hơn nam giới mà các hoạt động chữa lành của nữ giới cũng đa dạng hơn nam giới.
Cả nam và nữ đều đồng tình rằng “đi dating”, “đi shopping”, “đi nhậu” là các hoạt động chữa lành kém hiệu quả. Những hoạt động này đã tốn kém về chi phí mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc (“đi dating”), sức khỏe (“đi nhậu”), tài chính (“đi shopping”). Nói vui theo cộng đồng mạng thì đây là những hoạt động “chữa rách vết thương đã lành”.
Ngành du lịch hiện nay không ngừng phát triển và mở rộng từ tiện ích dịch vụ tới đa dạng những loại hình du lịch phục vụ nhu cầu của du khách. Theo số liệu thống kê từ Buzzmetrics, đầu năm 2024, một làn sóng du lịch kiểu mới, du lịch để “chữa lành” đã nổi lên và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Thay vì chỉ đơn thuần là việc tham quan và giải trí, du lịch chữa lành mang đến cho du khách một không gian yên bình, một cơ hội kết nối với thiên nhiên và một cơ hội để tái tạo thân-tâm-trí sau những áp lực của cuộc sống hiện đại.
Ngành du lịch hiện nay không ngừng phát triển và mở rộng từ tiện ích dịch vụ tới đa dạng những loại hình du lịch phục vụ những nhu cầu của du khách. Theo Trung tâm thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) ghi nhận trong vòng 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5, lượt du khách đã tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy sức hút và tiềm năng của ngành du lịch trong thời gian tới.
Ngoài ra theo số liệu thống kê từ Buzzmetrics, đầu năm 2024, một làn sóng du lịch kiểu mới, du lịch để “chữa lành” đã nổi lên và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Thay vì chỉ đơn thuần là việc tham quan và giải trí, du lịch chữa lành mang đến cho du khách một không gian yên bình, một cơ hội kết nối với thiên nhiên và một cơ hội để tái tạo thân-tâm-trí sau những áp lực của cuộc sống hiện đại.
Báo cáo này của Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích về xu hướng này, và những cơ hội để thương hiệu, độc giả hiểu hơn về những điều thú vị đằng sau nó, thông qua nghiên cứu dữ liệu từ Mạng xã hội.
Có một khoảng thời gian mà việc đi du lịch thường xoay quanh việc chụp hình, sống ảo. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2024 đã vẽ ra một bức tranh khác về du lịch: Chữa lành đứng top 2 trong các mục tiêu du lịch của người dùng. Các áp lực trong công việc và các mâu thuẫn trong mối quan hệ xã hội khiến người dùng, đặc biệt là độ tuổi dưới 35, muốn tìm đến một nơi yên tĩnh ít xô bồ như một cách để “review, healing tâm hồn”. Việc khám phá vùng đất mới cũng là khám phá lại chính mình.
Người dùng, chủ yếu người trẻ, cũng đi du lịch để có những trải nghiệm sâu sắc hơn. Họ muốn mở mang kiến thức về những vùng đất mới và không ngại tham gia những hoạt động họ chưa từng làm trước đây.
Tuy cũng khá tương đồng, nhưng du lịch để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng lại là những chuyến đi mà người dùng thường không quá đặt nặng sự phiêu lưu khám phá. Đây thường là các chuyến đi cùng gia đình, giữa những người đồng hành có sự chênh lệch về độ tuổi.
Tuy nhiên, thảo luận về du lịch để chữa lành chỉ thực sự nổi lên từ tuần thứ 11 của năm 2024 (tức khoảng giữa tháng Ba) và đạt đỉnh vào tuần thứ 15 (khoảng đầu tháng Tư). Trong giai đoạn này, giới trẻ liên tục chia sẻ những trải nghiệm đi du lịch chữa lành giá rẻ, kiểu như “Lương 15 triệu, cụ thể là 3 tháng thì đi du lịch chữa lành như thế nào?” hay “Lương 5 triệu nhưng sơ hở là đòi đi du lịch chữa lành”. Có vẻ như, ngay cả khi nghèo, giới trẻ vẫn rất thích đi chữa lành bằng du lịch. Đây cũng là giai đoạn từ khóa “chữa lành” trở thành một từ khóa phổ biến trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm từ giới báo đài.
Trong khi đó, du lịch để nghỉ ngơi có khoảng thời gian đạt đỉnh trong năm tuần đầu tiên của 2024 (cũng là giai đoạn Tết). Tuy nhiên, vào khoảng thời gian gần đây, chữa lành hay trải nghiệm mới là các mục tiêu chính của người dùng khi du lịch.
Dựa trên thống kê mạng xã hội, ta thấy được mục đích du lịch của người dùng không cố định mà thay đổi theo mùa (cận Tết sẽ khác với hè, hè sẽ khác với thu,...). Đây đang là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi chữa lành và du lịch chữa lành có thể kéo dài cho đến hết mùa hè.
Thông thường, nếu là du lịch để trải nghiệm hay du lịch để nghỉ ngơi, người dùng hiếm khi nào muốn đi một mình. Nếu cần trải nghiệm, người dùng sẽ chọn đi cùng bạn bè, vì bạn bè với nhau thường có chung các mối quan tâm, sở thích và sẵn sàng khám phá những điều mới ở vùng đất mới. Nếu cần nghỉ ngơi, người dùng sẽ chọn đi cùng gia đình, dành thời gian tận hưởng bên người thân sau những ngày tháng công việc bộn bề.
Tuy nhiên, trong những chuyến đi chữa lành, người dùng lại thích đi một mình hơn. Ở một mình, người dùng có đủ không gian và thời gian để nhìn lại, sắp xếp cảm xúc và các vấn đề mà bản thân gặp phải. Cũng có thể nói: Muốn chữa lành hãy đi một mình. Muốn trải nghiệm hãy đi cùng nhau.
Những địa điểm du lịch chữa lành được quan tâm thường là những nơi yên bình, gần gũi với thiên nhiên và có những hoạt động giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe về mặt tinh thần. Dưới đây là một vài địa điểm dành cho loại hình du lịch này được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội trong đầu năm 2024.
Hạ Long, mà đặc biệt là đảo Cô Tô, được người dùng đặc biệt yêu thích cho các chuyến đi chữa lành. Mặc dù Cô Tô không có nhiều chỗ chơi nhưng bù lại, sự hoang sơ hòa mình vào thiên nhiên và nước biển trong veo của Cô Tô lại rất hợp để “healing”. Bên cạnh đó, Cô Tô cũng đang dần bước vào mùa đẹp nhất (tháng 5) nên đã trở thành địa điểm lý tưởng trong kế hoạch du lịch chữa lành.
Phú Yên là một điểm đến lý tưởng khác để chữa lành. Bên cạnh yếu tố biển vắng trời trong, Phú Yên còn được tìm đến vì đồ ăn siêu ngon và giá rẻ. Thảo luận về Phú Yên sôi nổi nhất vào giai đoạn cuối tháng 3 - đầu tháng 4, với loạt bài chia sẻ du lịch Phú Yên giá rẻ cùng những hoạt động ngắm bình minh, ngắm hoàng hôn, ngắm biển.
Bên cạnh Hạ Long và Phú Yên thì các khu vực gần biển như Phan Thiết, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quý cũng được người dùng tích cực thảo luận khi nhắc đến chữa lành. Điểm chung ở các khu vực này là có những nơi chốn bình yên, giúp người dùng có thể hồi phục về tinh thần.
(1) Có thể thấy rằng, du lịch chữa lành là một xu hướng du lịch mới nổi, đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Xu hướng này ít nhất sẽ kéo dài đến hết mùa hè.
(2) Mỗi một mục tiêu du lịch sẽ có những điểm rơi khác nhau và người đồng hành khác nhau. Kết nối đúng mục tiêu, đúng điểm rơi, đúng người đồng hành sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông cho thương hiệu.
(3) Các địa điểm du lịch chữa lành được thảo luận nhiều có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điểm chung vẫn phải là một khu vực gần biển, không quá xô bồ để người dùng được chữa lành thực sự.
Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, 2024 chỉ sắp qua hai tháng nhưng đã ghi nhận sự xuất hiện của các social slang mới. Bên cạnh đó, các social slang cũ vẫn còn duy trì được sức nóng trên mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua top các social slang làm mưa làm gió đầu năm 2024.
Thống kê của Buzzmetrics cho thấy, 2024 chỉ sắp qua hai tháng nhưng đã ghi nhận sự xuất hiện của các social slang mới. Bên cạnh đó, các social slang cũ vẫn còn duy trì được sức nóng trên mạng xã hội. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua top các social slang làm mưa làm gió đầu năm 2024.
Báo cáo nhanh về social slang của Buzzmetrics sẽ cung cấp:
“Trôn Trôn Việt Nam” về cơ bản là một slang cũ được làm mới, nổi lên trong dịp Tết Nguyên Đán. Xét mặt câu chữ, “trôn” là Việt Hóa của “troll” - một social slang du nhập từ nước ngoài và tồn tại ở Việt Nam hơn một thập kỷ. Nghĩa gốc của từ “troll” là cố tình chơi khăm người khác trong môi trường Internet. Xét về mặt nội dung, “Trôn Trôn Việt Nam” lấy ý tưởng từ “Just For Laughs Gags” - một chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng ở Mỹ. Phiên bản Việt Nam được các Tiktoker lan truyền theo một công thức sau:
(1) Tiktoker thực hiện một trò đùa khó đỡ với người khác
(2) Sau khi nạn nhân của trò đùa phản ứng lại, Tiktoker sẽ chỉ về hướng camera ẩn và nói “trôn Việt Nam”, ám chỉ những gì xảy ra trước đó chỉ là một tình huống giả định
Trong một số ngữ cảnh đời thường, “Trôn Trôn Việt Nam” lại trở thành câu chữa thẹn vui. Ví dụ: đầu năm đi làm trễ bị sếp “hỏi thăm”, đi học lại nhưng không quên làm bài tập Tết, vào quán mua đồ mà quên trả tiền...Các trang cộng đồng cũng tích cực sử dụng “Trôn Trôn Việt Nam” cho những câu chuyện hài hước, những trò “nghịch dại” của người nổi tiếng.
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “Trôn Việt Nam” đã tạo ra khoảng 233,672 thảo luận, với TikTok là kênh lan tỏa chính (chiếm 66.36% tổng lượng thảo luận). “Trôn Việt Nam” cũng không phải trường hợp đầu tiên mà một cụm từ thông dụng được Việt hóa để trở thành social slang. Trước đó, mạng xã hội đã có:
- “Ét ô ét”, Việt hóa từ S.O.S
- “Quyền cha nà”, Việt hóa từ Gwenchana
- “Gét gô”, Việt hóa từ Let’s Go
- “Mai đẹt ti ni”, Việt hóa từ My destiny
Từ vựng mới trên mạng xã hội thường được sinh ra một cách rất bất ngờ. Đôi khi, tên riêng của một người có thể trở thành đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất. Trong khoảng thời gian gần đây, nhiều người dùng thay vì dùng “tôi”, “mình”, “tao”, “tớ” thì lại dùng “bảnh”, ví dụ: “Bình luận đi, bảnh sẽ nói điều bảnh thích ở bạn.”
Social slang lấy cảm hứng từ Khá Bảnh - từng là hiện tượng mạng xã hội vài năm về trước với những đoạn phim ghi lại cuộc sống “yang lake”. Trong các cuộc nói chuyện, Khá Bảnh thường đề cập bản thân ở ngôi thứ ba. Một vài năm sau đó, phong cách nói chuyện của Khá Bảnh lại trở thành tiền đề cho một cách xưng hô mới.
Tính đến hiện tại, “Bảnh” như một đại từ nhân xưng đã thu về khoảng 206,492 thảo luận, với Facebook là nền tảng thảo luận chính. Khoảng thời gian cận Tết là thời điểm người dùng bắt đầu dùng social slang “Bảnh”.
“Ngoan Xinh Yêu”, một social slang được lan tỏa mạnh mẽ nhờ TikTok, dùng để gọi người khác một cách thân thương. Social slang đã nổi lên từ cuối năm trước. “Ngoan Xinh Yêu” có thể được dùng trong các bối cảnh sau:
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “ngoan xinh yêu” đã thu về gần 354,455 thảo luận trên mọi nền tảng, với TikTok là nền tảng lan tỏa chính (chiếm 56.6% tổng lượng thảo luận). “Ngoan xinh yêu” còn có một số biến thể khác như “ngoan yêu xinh”, “yêu ngoan xinh”,... (các biến thể được tạo ra dựa trên việc hoán đổi trật tự giữa “ngoan”, “xinh” và “yêu”).
Tương tự như “ngoan xinh yêu”, “mấy ní” là một social slang dùng để gọi ai đó một cách thân thương. Đối tượng thường là bạn bè thân thiết, đồng nghiệp hoặc những người nhỏ tuổi hơn. “Mấy ní” có thể thay cho “mấy cậu”, “mấy bạn”, “mấy người” để tạo sự gần gũi, thu hẹp khoảng cách giữa người nói chuyện và đối phương, ví dụ:
Tính từ đầu năm cho đến hiện tại, “mấy ní” đã tạo ra 626,093 thảo luận, với Facebook và TikTok là hai nền tảng thảo luận chính (chiếm hơn 90% tổng lượng thảo luận). Các thương hiệu đồ ăn nhanh như POPEYES, Texas, MCDONALD’S đang tích cực tận dụng social slang này.
“Elm” là một social slang đã nổi lên từ tháng 10/2023 nhưng vẫn duy trì được sức nóng trong 2 tháng đầu năm 2024 với 284,593 thảo luận. Social Slang bắt đầu nổi lên từ kênh TikTok pamyeuoi nhưng lại có sức lan tỏa mạnh trên Facebook. Hiện tại, Facebook đang là nền tảng thảo luận chính với 57.96% tổng lượng thảo luận.
“Elm”, được cách điệu từ “Em”, thường được dùng trong 2 bối cảnh sau: (1) gọi ai đó một cách châm chọc và (2), đại từ xưng hô ngôi thứ nhất. Một số bình luận hay caption có dùng “Elm”:
“49 gặp 500” là một biến thể mới của “49 gặp 50”. Nếu “49 gặp 50” dùng để chỉ sự ngang ngửa, kẻ tám lạng người nửa cân thì “49 gặp 500” dùng để chỉ sự chênh lệch quá lớn, kẻ tám trăm lạng người nửa trăm cân. Một số ngữ cảnh vui mà “49 gặp 500” được sử dụng:
Tính từ đầu năm, “49 gặp 500” đã thu về gần 30 nghìn thảo luận, với Facebook chiếm 85% tổng lượng thảo luận. Một phần thảo luận liên quan đến những tình huống đối đáp giữa các nhân vật trong phim được người dùng hoặc các trang cộng đồng dẫn lại. Social slang nổi lên cùng với khoảng thời gian phát sóng của phim Marry My Husband.
Social slang vốn là lời thoại từ nhân vật Mai trong bộ phim cùng tên của Trấn Thành: “Em muốn yêu. Em gần 40 tuổi rồi.” Trong những ngày gần đây, nhiều trang cộng đồng và người dùng đã dùng social slang như một lời than thở về tình hình tài chính hoặc thể hiện mong muốn được đi chơi xa, ví dụ:
Có thể thấy, social slang ban đầu xuất hiện trong ngữ cảnh liên quan đến Tình Cảm, nhưng qua sự “cải biên” của người dùng, social slang lại trở nên phổ biến hơn trong các ngữ cảnh khác, mà nổi bật nhất là Tài Chính.
Chỉ trong hai ngày (21 và 22), “Em gần 40 tuổi rồi” đã tạo ra gần 8 nghìn thảo luận và trở thành một trong các Top Social Slangs của 48 giờ qua. Aeon Mall và Con Cưng là các thương hiệu đã nhanh chóng tận dụng social slang cho bài đăng social media.
Thời điểm càng gần kề Tết Giáp Thìn, thị trường càng trở nên sôi động với hàng loạt chiến dịch ấn tượng từ các thương hiệu. Bên cạnh chỉ số Buzz Volume (Số lượng thảo luận) thì Audience Scale (Lượng người dùng thảo luận) cũng là một chỉ số quan trọng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thành công của chiến dịch.
Thời điểm càng gần kề Tết Giáp Thìn, thị trường càng trở nên sôi động với hàng loạt chiến dịch ấn tượng từ các thương hiệu. Bên cạnh chỉ số Buzz Volume (Số lượng thảo luận) thì Audience Scale (Lượng người dùng thảo luận) cũng là một chỉ số quan trọng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thành công của chiến dịch.
Audience Scale là chỉ số thể hiện số người dùng tham gia thảo luận công khai về một chủ thể nghiên cứu (sự kiện/chiến dịch/thương hiệu). Một người dùng có thể tạo ra nhiều Buzz (bằng cách share bài nhiều lần). Cho nên, chỉ số này thể hiện mức độ lan truyền của chiến dịch (virality) tốt hơn là Buzz, vì sẽ hạn chế nhiễu thông tin bởi seeding và các tactics trigger số Buzz khác.
Để thành công truyền tải thông điệp thu hút người tiêu dùng, các thương hiệu Việt đều không ngừng nỗ lực tìm ra những phương thức Marketing mới mẻ và ấn tượng từ MV, TVC, Sự kiện Online - Offline và đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào chiến dịch của mình. Trong đó nổi bật nhất là Top 10 chiến dịch sau:
Bên cạnh những ngành hàng quen thuộc, Tết 2024 cũng chứng kiến sự cạnh tranh sôi nổi của ngành hàng sữa dành cho Mẹ và Bé, với tới 7 chiến dịch đồng loạt được triển khai trong tháng 1.
Trong báo cáo Tết 2024 mới nhất của Buzzmetrics, đối mặt với biến động kinh tế, người tiêu dùng và thương hiệu đang chủ động thích ứng với những xu hướng mới. Bởi vậy, để người dùng có thể dễ dàng giúp chiến dịch trở nên viral, các thương hiệu xuất sắc trong Top 10 về lượng người dùng thảo luận đều có điểm chung trong việc triển khai những hoạt động Sáng Tạo và có tính Kết Nối cao, từ đó hấp dẫn lượng người dùng thảo luận lớn. Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua một vài tactics điển hình dịp Tết 2024 này nhé:
Âm nhạc vẫn là phương tiện truyền tải hiệu quả cho các chiến dịch Tết, giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận đa dạng đối tượng. Với sự giúp sức của TikTok, không ít thương hiệu đã đạt được thành công đáng kể khi khai thác những ưu điểm đặc trưng của nền tảng để truyền đạt thông điệp của mình.
Ví dụ, Tết 2024 thương hiệu Omo đã khéo léo tạo ra một mẫu (template) trên ứng dụng Capcut (trình chỉnh sửa video và trình tạo video miễn phí chính thức cho TikTok). Điều này giúp đảm bảo rằng người dùng có công cụ thuận tiện và dễ tiếp cận nhất để tạo video hưởng ứng trào lưu từ thương hiệu. Hiện tại, có hơn 1.100 người sử dụng mẫu Capcut tạo bởi âm thanh MV "Mai Má Về" (Hứa Kim Tuyền ft Hòa Minzy).
Trong danh sách Top 10 chiến dịch Tết có quy mô lượng người dùng thảo luận lớn nhất, có tới 50% trong số đó đã ưu tiên sử dụng nội dung video âm nhạc (MV) như một phương tiện chính để truyền tải thông điệp. Thương hiệu có thể thu hút đám đông để thảo luận và lan tỏa chiến dịch của mình bằng cách khéo léo lựa chọn các ca sĩ và nhạc sĩ đang có sức hút trên thị trường, không chỉ giúp truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả mà còn tận dụng được sự quan tâm lớn từ cộng đồng người hâm mộ sẵn có.
Ngoài MV, các sự kiện ngoài trời cũng là điểm nhấn sáng tạo, kết hợp các hoạt động mới lạ để thu hút và nhận phản hồi trực tiếp từ người dùng. Điển hình như Sự kiện Lễ hội “Luxury Countdown Party 2024” do Masterise Homes và Heineken đồng tổ chức đã thu hút hơn 50.000 người tham dự hay Hall of Courage - Đại lộ Bản Lĩnh của Tiger, với mô hình trải nghiệm AI mới lạ thu hút hàng nghìn người đổ bộ về phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Điểm đặc biệt của chiến dịch Tết năm nay, còn phải kể đến sự kiện "Bàn tiệc Tết diệu kỳ" của Coca-Cola, thu hút 2,000 người và 1,000 gia đình tham gia. Sự kiện này đã tạo ra hiệu ứng "lan truyền" thông qua nhiều phương tiện, từ các trang báo uy tín đến vô số bài đăng trên mạng xã hội, mang lại sự "gắn kết" không chỉ từ khách hàng tham gia mà còn từ cộng đồng trực tuyến.
Tết 2024 chứng kiến nhiều ý tưởng sáng tạo khi các thương hiệu áp dụng chiến lược Gamification Marketing. Không chỉ giới hạn ở các Minigame đoán số và quà tặng trên Fanpage, các thương hiệu hàng đầu còn liên tục sáng tạo những hình thức thú vị để kích thích người dùng tạo nội dung và lan truyền thông điệp của họ, thu hút sự tham gia đông đảo. Chẳng hạn, chiến dịch "Cầu đủ là được" của Nestlé mang đến người dùng món quà Tết đầy ý nghĩa với Minigame tự tạo lời chúc Tết qua những tấm thiệp online. Chỉ với vài thao tác đơn giản, mọi người đã có thể gửi đi những lời chúc thú vị và tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ cho người thân và bạn bè.
Bên cạnh những tactic phổ biến của Top 10 thương hiệu có lượng người dùng thảo luận lớn nhất được phân tích ở trên. Không ít thương hiệu hàng đầu còn kết hợp sự sáng tạo với Trí Tuệ Nhân Tạo (AI), tạo nên những sản phẩm độc đáo và thu hút sự chú ý đông đảo của của người dùng.
Điển hình như Momo đã tích hợp tính năng "Tạo QR bằng ảnh AI," cho phép người dùng tạo ra các mã QR lì xì được cá nhân hóa và chia sẻ những ước mơ cho năm mới trên mạng xã hội. Một cách khác, Pepsi đã đem đến cho Tết 2024 với key visual được tạo ra hoàn toàn bằng AI, lan tỏa trên khắp các nền tảng truyền thông xã hội và các bảng quảng cáo ngoài trời(OOH).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính trong giai đoạn cuối năm 2023 và trước ngưỡng Tết 2024 đang dần có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn đang chủ động hạn chế những chi tiêu không cần thiết, đặt ưu tiên cho những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu với chi phí hợp lý. Trong bức tranh này, khảo sát "Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường" của VnEconomy và Công ty TNHH Cốc Cốc cho thấy sự lạc quan của 44.6% người tiêu dùng, trong khi 20.8% người dùng có thái độ bi quan về tình hình tài chính trong một năm tới.
Vì thế, để thu hút sự chú ý của khách hàng trong thời kỳ này, đặc biệt là dịp Tết 2024, các thương hiệu cần tập trung vào việc xây dựng nội dung kết nối với người tiêu dùng và kịp thời áp dụng những xu hướng đổi mới. Để có cái nhìn chi tiết hơn về những xu hướng mạng xã hội mới nhất cho dịp Tết 2024, hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Thực tế đang chứng minh sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng, xuất phát từ sự biến động của tình hình kinh tế-xã hội và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ:
Trong giai đoạn hiện tại, nhu cầu mua sắm cho dịp Tết thu hút sự quan tâm lớn nhất, tạo ra một cơ hội vàng cho các thương hiệu để tận dụng và thúc đẩy quảng bá sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, các chủ đề như lì xì Tết, chia sẻ hình ảnh Tết, hay những khoảnh khắc sum vầy gia đình đang trở thành những đề tài hot trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Ngày càng nhiều người trẻ thể hiện sự quan tâm và ủng hộ cho nét đẹp truyền thống, thông qua việc kết hợp trang phục áo dài để check-in tại các địa điểm nổi tiếng hay sáng tạo nội dung video xu hướng. Từ khóa “áo dài” không chỉ là một điểm đề cập phổ biến, mà còn là biểu tượng thú vị của sự kết nối giữa thế hệ trẻ và di sản văn hóa Việt Nam
Để tìm hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới, tham khảo thêm bài blog Insight Tết 2024 - Bước đệm cho Chiến dịch Tết 2025.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều thương hiệu đã bắt đầu vào “cuộc đua” sáng tạo và triển khai chiến dịch quảng cáo Tết trên nhiều nền tảng khác nhau. Đa dạng không chỉ xuất hiện trong hình thức thể hiện mà còn trong cách mỗi thương hiệu phản ánh “cá tính” đặc trưng của mình.
Music video hay video viral kết hợp với các Influencers và nghệ sĩ có sức ảnh hưởng giúp tạo ra sự tương tác mạnh mẽ và thảo luận xung quanh thương hiệu. Trong số các thước đo về độ lan tỏa, Buzz Volume (lượng thảo luận) và Unique Audience (số lượng người thảo luận) là những chỉ số phổ biến nhất mà thương hiệu cần quan tâm để đo lường hiệu quả chiến dịch của mình. Mức độ lan tỏa cao thường đồng nghĩa với việc chiến dịch được biết đến rộng rãi hơn. Hơn nữa, Sentiment Score (độ yêu thích của người dùng) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phản ánh thái độ của họ đối với chiến dịch của thương hiệu.
Việc khéo léo lồng ghép yếu tố sản phẩm trong video truyền thông cũng là điều thiết yếu giúp thương hiệu nổi bật, ghi nhớ và tạo ra hiệu quả truyền thông lâu dài. Bên cạnh đó, những video phim ngắn cũng được tận dụng tối đa. Không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích giải trí mà còn đáp ứng nhu cầu truyền tải nhiều thông tin và kể thông điệp với câu chuyện dài hơn.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong thời gian ngắn, MV "Anh không có gì đặc biệt ngoài đặc sản" từ thương hiệu Nam Ngư với sự hợp tác của Quán Quân Rap Việt 2023 - Double2T và nữ ca sĩ Á quân The Mask Singer mùa 2 - Orange, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý đáng kể trên các nền tảng trực tuyến. Tính đến ngày 10/1/2024, chiến dịch này đã đạt được hơn 200.000 lượt thảo luận, là một minh chứng rõ ràng cho sức ảnh hưởng và thành công mạnh mẽ của nó.
Đọc thêm: Công thức để làm nên một MV Tết thành công?
Truyền thông không chỉ là về quảng cáo mà còn là về việc xây dựng mối quan hệ thông qua các sự kiện và hoạt động cộng đồng. Để đo lường hiệu quả của các hoạt động này, thương hiệu có thể dựa vào các chỉ số Message Recall phản ánh khả năng người dùng hiểu và đáp ứng với thông điệp của chiến dịch hay xem người dùng có chú ý và thảo luận về những đặc tính đặc biệt của sản phẩm hay không với chỉ số Attribute Mention.
Những ví dụ điển hình cho các hoạt động thương hiệu nổi bật dịp Tết 2024, không thể không kể đến Coca-Cola và Lifebuoy. Coca-Cola không chỉ giới hạn ở TVC mà còn tổ chức nhiều sự kiện sáng tạo, từ việc ra mắt lon đặc biệt với 100 lời chúc Tết, mở platform trò chơi “Coca-Cola Điểm chung gắn kết - Chúc Tết diệu kỳ” đến các hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) như "Chợ Tết 0 Đồng".
Bên cạnh đó, Lifebuoy cũng tổ chức nhiều sự kiện độc đáo như "Bức tường Tết ổn” tại khuôn viên của Landmark 81 thu hút rất nhiều người đến check-in và cùng đập vỡ bức tường để như đập vỡ những kỳ vọng tết xa vời chào đón một cái Tết thực sự ổn và yên bình
Một điểm đặc biệt quan trọng của chiến dịch Tết của Pepsi trong năm nay là việc họ sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) để thiết kế hình ảnh chủ đạo (key visual). Hình ảnh được tạo ra bởi AI không chỉ là một phần của chiến dịch quảng cáo, mà còn được Pepsi tích hợp rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội và trên các biển quảng cáo ngoại ô (OOH), lan tỏa trên các tuyến đường lớn. Pepsi đã thực hiện một chiến lược quảng bá toàn diện bằng cách sử dụng công nghệ AI để làm cho hình ảnh thương hiệu trở nên độc đáo và ấn tượng trên khắp các kênh truyền thông.
Trong bối cảnh ngày nay, thế hệ tiêu dùng mới - Gen Z, đang nổi lên như một nguồn động viên quan trọng cho sự đổi mới trong quảng cáo và tiếp thị. Nghiên cứu của Nielsen năm 2018 đã chỉ ra rằng thế hệ Gen Z đang có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của phụ huynh, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đồ nội thất, gia dụng, thực phẩm, và thức uống.
Để thu hút sự chú ý và lòng tin của thế hệ này, các thương hiệu đang tích cực khai thác các biểu hiện ngôn ngữ và văn hóa đặc trưng của Gen Z. Đó là lý do tại sao, trong chiến dịch Tết 2024, KitKat Việt Nam đã hợp tác với ca sĩ Trúc Nhân và nữ Rapper trẻ Pháo để ra mắt MV "Tết xả hơi, làm gì căng". Bài hát không chỉ là một minh chứng cho sự độc lập của Gen Z mà còn thể hiện sự gìn giữ truyền thống, mỗi kỷ nguyên đều có nét đặc sắc riêng, và Tết vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó, đồng thời thể hiện tinh thần vui vẻ và lạc quan của thế hệ này.
Một ví dụ khác là chiến dịch của Lay’s Việt Nam, trong đó họ cùng với ca sĩ Đức Phúc đã sáng tạo MV "Cười vui lấy vía", lấy cảm hứng từ social slang "xin vía" của giới trẻ. Thông điệp của MV là những vía tích cực và vui vẻ có thể dễ dàng đạt được chỉ bằng một gói Lay’s, mang lại nụ cười và hạnh phúc cho một năm mới thuận lợi và như ý. Điều này không chỉ tận dụng ngôn ngữ phổ biến trong cộng đồng trẻ mà còn thể hiện sự linh hoạt và hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của Gen Z trong thời đại hiện đại này.
Đọc thêm: Cập nhật tình hình cạnh tranh chiến dịch Tết 2024 trên mạng xã hội: Nhiều thương hiệu tạo dấu ấn
Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế biến động của dịp Tết 2024, người tiêu dùng và thương hiệu đang chủ động thích ứng với những xu hướng mới. Mua sắm trực tuyến và sử dụng mạng xã hội như một nguồn thông tin thay thế đang trở nên phổ biến. Sự trở lại của video thời lượng dài đánh dấu một sự đa dạng mới trong trải nghiệm người dùng, và thị trường chiến dịch Tết ngày càng được nhãn hàng đầu tư chỉnh chu hơn, với sự tích hợp của công nghệ và truyền thống. Và để biết chiến dịch đã đạt được mục tiêu hay chưa, việc lựa chọn và đo lường các chỉ số phù hợp là mục tiêu tối quan trọng. Tìm hiểu về các chỉ số quan trọng khi phân tích chiến dịch Tết thông qua bài viết sau: Metrics và nghệ thuật tối ưu hóa Chiến dịch Tết.
Vào cao điểm mùa tiệc tùng cuối năm, tâm trạng mong chờ những ngày lễ liên tiếp sẽ thôi thúc mọi người chuẩn bị cho những phút chill cho bản thân mình.
“Đi chill”
“Bar chill”
“Nhạc lofi cực chill”
Vậy Chill là gì?
Tại Việt Nam, từ “chill” đã dần trở nên quen thuộc với giới trẻ sau bản hit “Bài này chill phết của ca sĩ Min và rapper Đen Vâu năm 2019. Cho đến hiện nay, “chill" đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các ấn phẩm văn hóa đại chúng cũng như trong lời nói hằng ngày.
Giữa bối cảnh suy thoái kinh tế, người trẻ đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn trong cuộc sống. Đối với họ, chill vừa là danh từ, động từ, và cả tính từ chỉ một trạng thái, một hành động, một điểm đến cho họ sự thư giãn và thoải mái, tạm lánh xa những bộn bề lo toan. Đặc biệt là mùa tiệc tùng cuối năm, tâm trạng mong chờ những ngày lễ liên tiếp sẽ thôi thúc mọi người chuẩn bị cho những phút chill cho bản thân mình.
Buzzmetrics đã phân tích thảo luận trên mạng xã hội về chủ đề chill và chọn ra những góc nhìn thú vị mà brand không nên bỏ qua.
Trong ba tháng của quý 3 năm 2023, trendline số lượng thảo luận về đề tài chill đã tăng vọt trong khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Đây chính là thời điểm cả nước “rạo rực" trước thềm concert Born Pink tại Hà Nội.
Cũng cùng thời điểm đấy, trên nền tảng Tiktok, hashtag #chill đã bùng nổ số lượng thảo luận bởi bài hát “Baby gọi cho anh” lọt top trending của nghệ sĩ trẻ UMIE.
Dưới cái nhìn của công chúng, định nghĩa của từ “chill” được gắn liền với những hoạt động và nơi chốn mang lại sự thư giãn và giải trí. Trong từ điển của khách hàng, top 3 hoạt động phổ biến nhất mang lại cảm giác chill lần lượt là nghe nhạc, nhâm nhi đồ uống, và thức ăn. Trong số 6 triệu thảo luận về chủ đề chill được phân tích, ba hoạt động này chiếm đến hơn 60% tổng số các hoạt động mà người tiêu dùng thực hiện khi chill.
Có thể nói, chill chính là khoảnh khắc đầy tiềm năng cho các ứng dụng stream nhạc và các thương hiệu F&B len lỏi vào thói quen của người tiêu dùng.
Các hoạt động khác cũng mang lại cảm giác chill như ngắm cảnh, tận hưởng thời tiết đẹp, du lịch, đọc sách,... cũng có thể là “mảnh đất màu mỡ" cho sự xuất hiện của âm nhạc và F&B.
Bởi chill là khoảnh khắc thư giãn, phần lớn người tiêu dùng chọn dành phút chill để ở một mình (55,1%). Ngoài ra, chill cùng những bạn bè, những người thân yêu, và cả thú cưng cũng mang lại sự thư giãn nhất định.
So với số liệu quý 4 năm ngoái, ta có thể thấy ở hiện tại, việc tận hưởng giây phút chill một mình hoặc cùng với thú cưng đang được ưa chuộng hơn hẳn. Mặt khác, số lượng thảo luận về đề tài chill ở quý 3/2023 cũng đã tăng hơn gấp đôi so với quý 4/2022, cho thấy đề tài này đang dần được quan tâm hơn.
Hình ảnh cô gái ngồi học bài bên cửa sổ với tên gọi thân thương “Lofi girl" đã trở thành một hiện tượng trên nền tảng YouTube, lập kỷ lục thời lượng livestream dài nhất trên nền tảng này. Trong suốt 20.843 giờ livestream liên tục trên, Lofi Girl thu hút trung bình 70.000 người xem tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Và Lofi Girl cũng chỉ là một ví dụ tiêu biểu trong số hàng nghìn những video stream dòng nhạc này trên mọi nền tảng, điều này đủ để nói lên sức hút của thể loại với giới trẻ hiện nay.
Không chỉ riêng “lofi chill”, rap cũng là dòng nhạc phổ biến thứ nhì khi nhắc đến những khoảnh khắc chill. Điều này là bởi sự xuất hiện của các rapper trẻ như Đen Vâu, Low G,... khiến dòng nhạc rap dễ nghe và nhẹ nhàng hơn, tiến gần hơn đến với khán giả đại chúng và được lựa chọn cho khoảnh khắc chill của họ.
“Đi cafe chill" là hoạt động yêu thích của giới trẻ khi tìm đến sự thư giãn. Cà phê không chỉ là thức uống khởi đầu một ngày làm việc tỉnh táo mà còn mang đến sự thư giãn cho những ngày nghỉ ngơi. Hiện nay, campaign của các thương hiệu cà phê phần đông vẫn đánh vào insight “khởi động ngày làm việc hiệu quả", trong khi ngách chill đang có nhiều hứa hẹn về tiềm năng tạo sự khác biệt. Để đánh giá cụ thể insight của người tiêu dùng ngách này, nghiên cứu UnA (Usage and Attitude) sẽ cho thương hiệu câu trả lời chính xác nhất.
Các loại bánh nói chung là món ăn được liên tưởng nhiều nhất khi nhắc đến chủ đề chill với gần 3500 lượt thảo luận. Theo sau đó là bbq, lẩu, và hải sản.
Các thương hiệu thuộc các ngành hàng khác nhau đang tích cực tận dụng chủ đề chill trong hoạt động mạng xã hội của họ. Trong đó, Bia Saigon Chill đang đứng đầu về số lượng thảo luận trên mạng xã hội về đề tài chill với 1,646 buzz.
Không chỉ gói gọn trên mạng xã hội, hãy cùng nhìn rộng ra toàn cảnh các chiến lược truyền thông đánh vào chủ đề chill. Đánh mạnh vào tâm lý thích nghe nhạc khi chill, mỗi thương hiệu đều có cách riêng để đưa sản phẩm hòa mình vào các chiến lược sử dụng âm nhạc. Từ quy mô lớn như đại nhạc hội đến product placement trong MV của nghệ sĩ indie, mỗi thương hiệu đều có những cách riêng biệt để đi vào đời sống chill của khách hàng.
Tiger - Đại nhạc hội Tiger Remix
Đại nhạc hội Tiger Remix diễn ra vào đêm countdown Tết 2023 tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ đã ghi nhận lượng khán giả đông kỷ lục lên đến hàng trăm nghìn người bởi sự xuất hiện bởi dàn nghệ sĩ đình đám, trong đó có nghệ sĩ Hàn Quốc CL.
Bia Saigon Chill - The Chill Fes
Dù quy mô nhỏ hơn Tiger Remix, sự kiện The Chill Fes bởi bia Saigon Chill vẫn gây được dấu ấn nhất định trong lòng người hâm mộ. The Chill Fes là một chuỗi sự kiện diễn ra tại các thành phố lớn, mang không gian chill đến gần hơn với khán giả khắp đất nước.
Trà Xanh 0° - Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool
Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool đã thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube khi làm mới lại những bài hát “vang bóng một thời", được sự hưởng ứng đông đảo của thế hệ trẻ. Với sự góp mặt của những nghệ sĩ trẻ có tên tuổi như Quang Trung, tlinh, Hoà Minzy, MONO,... Show Âm nhạc Không độ Chill & Cool đã thành công trở thành đưa thương hiệu gia nhập vào giây phút chill của giới trẻ yêu âm nhạc.
Trong tâm trí của người tiêu dùng, chill là giây phút họ đặt sự yên bình lên hàng đầu, tạm quên đi “thế sự” để tận hưởng cuộc sống. Vì thế, những chiến lược đưa thương hiệu vào phút chill của khách hàng cần thận trọng, không cắt ngang mạch cảm xúc thư giãn của người tiêu dùng. Nói cách khác, các chiến lược như pop-up ads, TVC, hay audio ads,... cần được lựa chọn địa điểm, thời điểm xuất hiện thật khéo léo.
Có thể nói, việc sử dụng quảng cáo cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng nếu thương hiệu muốn tiếp cận công chúng qua chủ đề chill. Mặt khác, để hòa mình vào làn sóng chill cùng khách hàng, thương hiệu nên tạo ra giá trị, sản phẩm, không gian, sự kiện,... đóng góp cho nhu cầu chill của họ.
Theo sự phát triển của mạng xã hội, chiến lược sử dụng Người có sức ảnh hưởng (KOLs, KOCs), hay với Buzzmetrics định nghĩa Influencer, đã và đang trở thành một chiến lược thường thấy trong các chiến dịch Marketing của mọi nhãn hàng. Tuy nhiên không phải hiệu quả của các Influencer đều tỷ lệ thuận với số người theo dõi. Trong nhiều trường hợp, lượt tương tác của của một tài khoản Influencers sẽ đạt đỉnh ở ngưỡng 1,000 followers và sau đó giảm dần.
Vậy Influencer Marketing rốt cuộc là gì? Làm thế nào để thương hiệu "chọn mặt gửi vàng" thật chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Người ảnh hưởng, hay Influencer, được định nghĩa là cá nhân hoặc cộng đồng có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người khác thông qua các yếu tố như kiến thức chuyên sâu, quyền lực, mối quan hệ, và vị thế xã hội. Trên Mạng xã hội, Influencer thường sở hữu một lượng người theo dõi đáng kể trên các nền tảng như Facebook, TikTok,...
Influencer Marketing là một hình thức marketing sử dụng người có tầm ảnh hưởng để truyền tải thông điệp của nhãn hàng. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến tập khách hàng mục tiêu, thương hiệu có thể trả tiền cho KOLs và KOCs để giúp bạn làm điều đó.
Ngày nay, khi niềm tin người tiêu dùng trở thành chìa khóa thành công cho thương hiệu, thì việc tự giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng là chưa đủ. Và đó chính là lý do khiến cho Influencer Marketing được xem như là một xu hướng mới của ngành truyền thông - quảng cáo. Theo report từ Grand View Research, quy mô thị trường Influencer Marketing toàn cầu ước tính đạt 25.44 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024 và dự kiến đạt 34.25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Lên Google Trends và gõ cụm từ "Influencer Marketing" bạn có thể thấy sự tăng trưởng không hề nhỏ.
Vậy với mức tăng trưởng tiềm năng và mức độ hiệu quả ngày càng tăng như vậy, làm sao để thương hiệu tối ưu hóa influencer marketing trong chiến lược truyền thông của mình? Thông thường Influencer sẽ được phân loại ra các loại như sau:
Trong Influencer Marketing, có thể được phân chia thành 3 loại chính:
a. Celebrities (Người nổi tiếng):
Celebrities là những cá nhân nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn đến công chúng nhờ vào sự xuất hiện thường xuyên trong các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, và mạng xã hội. Họ là những người đã xây dựng được danh tiếng trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như giải trí (diễn viên, ca sĩ), thể thao (vận động viên), hoặc thời trang (người mẫu). Ví dụ như ở Việt Nam, mảng giải trí có những cái tên như Sơn Tùng, Chi Pu, Đen Vâu, còn mảng mỹ phẩm & thời trang gồm những cái tên quen thuộc như Châu Bùi, Cô em Trend, Góc của Rư, Chang Makeup,...
b. Professional (Chuyên gia):
Professional là những người có chuyên môn cao trong một lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như y tế, tài chính, công nghệ, giáo dục, hoặc làm đẹp. Họ không nhất thiết phải nổi tiếng như celebrities, nhưng có uy tín nhờ vào kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của mình. Ví dụ trong lĩnh vực sức khỏe có bác sĩ Trần Quốc Khánh với fanpage hơn 200,000 followers, hay Shark Hưng chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - đầu tư.
c. Citizen (Công dân có sức ảnh hưởng):
Citizen influencer là những cá nhân không có danh tiếng đặc biệt hoặc chuyên môn nổi trội nhưng vẫn có một lượng người theo dõi và sự ảnh hưởng nhất định nhờ vào nội dung sáng tạo và phong cách cá nhân. Họ thường là những người bình thường với khả năng tạo ra sự kết nối chặt chẽ với người theo dõi thông qua những chia sẻ gần gũi, dễ hiểu.
Khi theo dõi Influencer trên mạng xã hội, không khó để chúng ta nghe thấy những thuật ngữ như Mega Influencer, Micro Influencers… Tuy nhiên, do tính chất và cách hoạt động của từng nền tảng, quy mô của lượng người theo dõi cũng sẽ có sự khác biệt. Dựa trên việc tính toán và ghi nhận của Buzzmetrics, chúng ta có thể phân chia quy mô của các Influencer như sau.
a. Đặc điểm của Mega Influencer:
b. Đặc điểm của Macro Influencer:
c. Đặc điểm của Micro Influencer:
d. Đặc điểm của Nano Influencer:
Theo nghiên cứu của Buzzmetrics, có tới hơn một nửa số tài khoản Influencer tại Việt Nam hiện nay không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Để đảm bảo thành công và chất lượng cho các chiến dịch Marketing, Buzzmetrics đề xuất các thương hiệu cẩn trọng trong việc lựa chọn Influencer. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào nhóm Influencer đạt tiêu chuẩn theo như bảng bên dưới.
Trong năm 2023, TikTok là nền tảng có sự tăng trưởng số lượng Influencer nhanh nhất với hơn 25,000 Influencer mới xuất hiện trên nền tảng này. Theo sát phía sau về tỷ lệ tăng trưởng là Youtube với hơn 4,700 Influencer mới.
Với lợi thế là nền tảng thiên về nội dung video, Tiktok và Youtube đang thể hiện ưu thế của mình khi trở thành “đất lành” cho những Influencer mới. Một phần cho thấy xu hướng sử dụng và hoạt động trên Mạng xã hội của người dùng Việt Nam trong năm qua.
Theo chiều ngược lại là số lượng những Influencer trên nền tảng Facebook profile. Khi đi ngang về số lượng, miếng bánh Influencer của Việt Nam cũng cho thấy sự kém hấp dẫn từ nền tảng thuộc Meta này
Không chỉ có sự thay đổi về nền tảng hoạt động, số lượng các Influencer ở phân loại quy mô Micro và Nano cũng phát triển “thần tốc” trong năm qua. Tính tới tháng 9/2023, 2 nhóm Influencer này chiếm tới gần 80% lượng Influencer chất lượng tại Việt Nam. Mức tăng trưởng này đa số đến từ những Influencer được phát triển và xây dựng bởi những Profile thuộc dạng Professional và Citizen.
Thị trường Influencer tại Việt Nam đang thể hiện rõ ràng tiềm năng phát triển của mình, bức tranh đang chuyển dịch sang sự tăng trưởng của phân cấp Influencer vừa và nhỏ, có chuyên môn và sức ảnh hưởng sâu tới một nhóm đối tượng/ cộng đồng cụ thể. Bên cạnh đó, sự phát triển của Influencers trên Tiktok và Video cho thấy người sáng tạo nội dung dạng Video thời lượng ngắn cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Và rõ ràng là rào cản để trở thành một người có sức ảnh hưởng đã được giảm xuống rất thấp khi những điều kiện để sáng tạo nội dung, thu hút người theo dõi đã thay đổi rất nhiều trên mọi nền tảng Mạng xã hội.
Tóm lại, người có sức ảnh hưởng trên MXH không chỉ là những người nổi tiếng trong 1 vài nhóm ngành như giải trí, thể thao như trước đây. Họ xuất hiện từ đa dạng ngành nghề, vị trí địa lý và nền tảng Mạng xã hội.
Qua phần phân tích phía trên Bức tranh thị trường Influencer thay đổi như đã phân tích bên trên cho thấy hiện giờ các thương hiệu (Brands) có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong các chiến dịch Influencer Marketing của mình. Tuy nhiên cũng đặt ra những câu hỏi cho Brand như
Bạn có thể đọc thêm bài viết NGAY TẠI ĐÂY để hiểu hơn về cách lựa chọn và đánh giá hiệu quả Influencer cho chiến dịch Marketing của mình.
Nếu thương hiệu của bạn đang muốn bắt đầu chiến dịch Influencer Marketing hoặc Advocacy Marketing, Buzzmetrics đã sẵn sàng hỗ trợ từ Insight thị trường, lựa chọn Influencer với công cụ SocialLift và cả đội ngũ chuyên gia Advocacy Marketing. Liên hệ ngay!
Buzzmetrics cũng gợi ý những yếu tố quan trọng nhất với Brand khi bắt đầu một chiến dịch Influencer Marketing:
Hiện nay nhiều brand đã tối ưu chiến lược influencer marketing bằng cách kết hợp cả 4 loại hình influencer trong một chiến dịch. Tức là thay vì dồn toàn bộ ngân sách vào một nhóm influencer, thương hiệu có thể kết hợp mega, nano để tăng độ phủ (branding) và micro để thúc đẩy doanh số bán hàng (performance).
Trong 3 năm qua, số lượng Influencer đạt tiêu chuẩn đã có sự tăng trưởng đến 134%. Để lựa chọn Influencer chất lượng, Brand không nên chỉ dựa vào các tiêu chí như: Số người theo dõi, lượng tương tác mà nên đánh giá các yếu tố khác mang tính toàn diện hơn để tìm được Influencer phù hợp hơn ví dụ như model 3R:
Thay vì áp đặt một phong cách cụ thể trong bài viết, hãy đưa ra các direction mà Influencer có thể điều chỉnh cho phù hợp với bản sắc cá nhân. Ví dụ, nếu Influencer thường chia sẻ các khoảnh khắc đời thường, hãy đề xuất các tình huống sử dụng sản phẩm một cách tự nhiên trong bối cảnh hàng ngày thay vì cứ đưa sản phẩm lên một cách phô trương.
Influencers Marketing mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều đó không có nghĩa là marketers không gặp vấn đề khi làm việc với họ. Marketers có thể phải đối mặt với thực trạng Influencers hack follower hoặc tương tác ảo nhằm đánh bóng tên tuổi hoặc chạy KPI gấp bằng cách dùng phần mềm tăng like, tài khoản ảo để seeding và chia sẻ,... Điều này dẫn đến việc hợp tác không đem lại hiệu quả, đồng thời gây khó khăn trong quản lý, đặc biệt trong trường hợp thương hiệu đang phải làm việc với nhiều influencer cùng một lúc.
Giữa nền kinh tế nhiều biến động, ai cũng mong muốn mang được một cái Tết thật trang hoàng về cho ba mẹ. Tuy nhiên chính những hy vọng đó lại vô tình đặt lên chúng ta những gánh nặng về cơm, áo, gạo, tiền, khiến khái niệm tưởng chừng như vô cùng thân thương như "về quê ăn Tết" dần trở nên nặng nề với những người con xa xứ. Nắm được tâm lý của những người con xa quê làm ăn, Ensure Gold Vietnam đã đưa Tết về đúng khái niệm với campaign "Điều thân thương nhất".
Hóa ra điều thân thương nhất không phải quà cáp xa hoa hay dư dả vật chất, cha mẹ chỉ mong "vừa đủ sức khỏe, vừa đủ yêu thương", được ở bên cạnh con cháu trong ngày lễ Tết và trao những lời chúc chân tình. Với chiến dịch lần này, Ensure Gold hy vọng chạm tới những góc khuất của những người con hiếu thảo, mong muốn làm tròn bổn phận làm con, đồng thời yêu cầu nêu bật giá trị thông điệp giàu cảm xúc: Tết đủ đầy là khi gia đình đủ thành viên, cha mẹ đầy sức khỏe.
Thông điệp nhân văn của Ensure Gold đã được lan tỏa thành công nhờ chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả. Cụ thể:
Sau 1 tháng triển khai, chiến dịch “Trao quà sức khỏe, đủ đầy yêu thương” của nhãn hàng Ensure Gold đã đạt những con số tự hào, tạo sự đồng cảm gắn kết thông qua những câu chuyện chân thật .
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, "bắt trend" không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là khám phá về sự sáng tạo và đổi mới. Thương hiệu thông minh không chỉ là người tiếp tục theo đuổi những gì đang "hot" mà còn là người định hình và tạo nên những xu hướng mới. Giao tiếp chỉ là bước đầu, để thực sự "bắt trend", cần sự linh hoạt đến từ sâu bên trong - từ sản phẩm đến chiến lược marketing dài hạn. Social trend không chỉ là một trong những công cụ quan trọng để theo dõi xu hướng mà còn là nguồn thông tin quý báu để dự đoán hành vi của khách hàng.
Nếu bạn vẫn đang tự đặt câu hỏi về Trend là gì và cách Social Trend có thể áp dụng trong chiến lược kinh doanh của bạn, hãy cùng Buzzmetrics đi sâu vào “thế giới” của Social trend qua nội dung mô tả dưới đây để hiểu rõ hơn về cách nó có thể là chìa khóa quyết định sự thành công của bạn.
Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT.
Thời gian qua, đã có 289,565 thảo luận về ChatGPT được tạo ra trên mạng xã hội với đa dạng góc độ thảo luận từ người dùng. Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho các marketers hai góc độ thảo luận về ChatGPT đang nhận được nhiều quan tâm từ người dùng, bao gồm:
Bên cạnh phân tích thảo luận người dùng, Buzzmetrics còn tiến hành thống kê, đánh giá tình hình tận dụng chủ đề ChatGPT từ phía các thương hiệu.
Ngay từ lúc được giới thiệu vào ngày 30/11/2022, các cuộc thảo luận về ChatGPT đã bắt đầu diễn ra trên mạng xã hội, nhưng chưa quá sôi nổi và chủ yếu đến từ báo chí. Trong giai đoạn này, phần lớn thảo luận chỉ dừng lại ở việc mô tả các tính năng cơ bản của ChatGPT và dự định của nhà phát triển với ChatGPT. Tuy nhiên, vào cuối tháng 1, lượng thảo luận về ChatGPT tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh. Đây là giai đoạn người dùng ý thức rõ ràng hơn những gì GPT làm được (có thể sáng tác thơ, viết báo, làm tiểu luận,...), cảm thấy hứng thú và muốn sử dụng ChatGPT. Tuy nhiên, ChatGPT đang hạn chế các tài khoản có IP Việt Nam nên việc làm thế nào để đăng ký ChatGPT là câu hỏi được quan tâm hàng đầu.
Cũng trong khoảng cuối tháng 1, các trang điện tử thường nhắc đến kịch bản ChatGPT sẽ phát triển tới mức độ làm hết công việc của con người trong tương lai. Điều này dấy lên câu hỏi: Liệu ChatGPT có thực sự thay thế con người? Đến thời điểm hiện tại, câu hỏi đang được nhiều chuyên gia, KOLs tham gia phân tích. Vậy, người dùng đang trả lời câu hỏi này như thế nào?
Có hai luồng ý kiến chủ đạo: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ChatGPT đang dần thay thế con người, trước mắt là ở những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Nhóm người dùng ủng hộ ý kiến này lo ngại rằng ChatGPT sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và tiếp tục thay thế dần những công việc vốn thuộc về con người cho đến lúc thay thế hoàn toàn. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng ChatGPT sẽ dừng lại ở vai trò hỗ trợ con người. Theo lý giải của một bộ phận người dùng, ChatGPT về bản chất là một chương trình máy tính, được nạp vào một lượng dữ liệu khổng lồ và có khả năng hiểu được ý nghĩa của văn bản sau nhiều lần huấn luyện. ChatGPT không phân biệt được đúng - sai và cuối cùng thì con người vẫn phải là nhân tố quyết định. Còn một bộ phận thiểu số người dùng đang phân vân giữa hai luồng ý kiến và cho rằng cần chờ thêm thời gian để có sự đánh giá chính xác hơn.
Xem thêm: Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media
Một vấn đề khác về ChatGPT được người dùng quan tâm là khả năng tác động đến các lĩnh vực do con người đảm nhiệm và sẽ tác động tới đâu. Trong đó, lĩnh vực giáo dục được nhắc tới nhiều nhất. Người dùng đặt ra mối quan ngại: Nếu ChatGPT có lượng kiến thức lớn hơn con người và trả lời được mọi câu hỏi do học sinh đặt ra, liệu giáo viên có còn cần thiết nữa không? Một nhóm người dùng khác cho rằng dạy học không chỉ là câu chuyện về kiến thức. Sẽ tốt hơn nếu ChatGPT ở vai trò một người trợ lý, giảm tải những công việc “thủ công” như chấm bài, phát hiện gian lận trong bài làm. Không dừng lại ở đó, với khả năng viết code hộ và xử lý dữ liệu, ChatGPT được dự đoán sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngành như ngân hàng hay công nghệ thông tin.
Các ngành nghề liên quan tới viết lách như marketing hay báo chí cũng được người dùng đem ra thảo luận. ChatGPT có thể viết những mẩu tin ngắn dựa trên các từ khóa đã cho. Theo ý kiến của những người dùng đang hoạt động các trong lĩnh vực này, văn bản được ChatGPT tạo nên vẫn phải qua sự biên tập, đối chiếu nguồn tin của con người. ChatGPT sẽ khiến nhà báo hay copywriter thiếu việc là không khả thi, nhưng một content creator biết dùng ChatGPT chắc chắn sẽ lợi thế hơn một content creator không biết dùng.
Xem thêm: Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của người dùng?
Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT (Làm thế nào để sử dụng ChatGPT nằm trong top 5 câu hỏi được người dùng quan tâm nhất). Các thương hiệu còn lại chỉ đơn giản nhắc đến cụm từ ChatGPT trong bài đăng hoặc mô phỏng thiết kế hỏi - đáp của ChatGPT.
Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng
Trải qua các đợt bùng phát dịch, thanh toán không tiền mặt đang trở thành chủ đề thảo luận có tính tương tác cao trên mạng xã hội, thu hút hơn 2,6 triệu thảo luận được người dùng tạo ra trong vòng 3 tháng. Vậy người dùng sẽ tiết lộ điều gì qua 2,6 triệu thảo luận đó & liệu có cơ hội nào cho các thương hiệu liên quan tham gia giải quyết nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dùng
Xét trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6, đường xu hướng thảo luận về thanh toán không tiền mặt có xu hướng đi ngang. Tại một số thời điểm, diễn biến thảo luận sẽ đột ngột thay đổi do sự bùng phát các thông tin tiêu cực. Có thể thấy, đây là chủ đề thảo luận khá nhạy với các tin tức, nhất là tin tiêu cực. Vì thế, các thương hiệu liên quan đến nhu cầu thanh toán không tiền mặt cần theo dõi thường xuyên diễn biến trên mạng xã hội để thương hiệu có thể kịp thời xử lý những biến cố bất ngờ.
Khi xét về đối tượng thảo luận, có thể thấy mặc dù thanh toán không tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn sau dịch, nhưng nhóm sử dụng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ thảo luận nhiều nhất so với nhóm thanh toán không tiền mặt và nhóm sử dụng song song cả 2 hình thức (dùng cả hai phương thức thanh toán). Điều này cho thấy, trong tương lai, thương hiệu vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng nhóm khách hàng thanh toán không tiền mặt (bằng cách chuyển đổi từ nhóm người dùng tiền mặt). Vậy:
Báo cáo mới nhất của Buzzmetrics về thị trường thanh toán không tiền mặt sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi trên.
> Liên hệ Buzzmetrics để đọc báo cáo đầy đủ nhất về thị trường thanh toán không tiền mặt
Mặc dù xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ sau dịch bệnh, nhiều người dùng vẫn trung thành với phương thức dùng tiền mặt. Theo quan sát của Buzzmetrics, những rủi ro khi thanh toán không tiền mặt là e ngại lớn nhất của nhóm người dùng này. Đặc biệt là khi xuất hiện một tin tức tiêu cực (chuyển tiền nhầm, trừ tiền vô lý trong tài khoản) sẽ khiến nhóm người dùng này càng e ngại hơn. Bên cạnh đó, việc khiếu nại sẽ mất thời gian, đi qua các thủ tục phức tạp và có khả năng không được giải quyết triệt để. Như vậy, tính bảo mật sẽ là rào cản lớn nhất để người dùng cân nhắc phương thức không tiền mặt.
Lý do thứ hai khiến người dùng chưa muốn chuyển đổi sang phương thức mới là do thói quen và sở thích. Mặc dù rất ít chia sẻ trực tiếp về việc bản thân chỉ quen dùng tiền mặt, nhưng mỗi khi có cuộc tranh luận về xu hướng không tiền mặt, người dùng cho rằng tiền mặt là thói quen khó thay đổi của người Việt. Thậm chí, họ tỏ ra khó chịu trước những quan điểm chỉ muốn thanh toán không tiền mặt.
“Không tiền mặt là phương thức hiện đại, nhưng dùng tiền mặt đã là thói quen của người dùng và có những điểm mạnh riêng. Do đó, khi chạy truyền thông trên mạng xã hội, thương hiệu cần phải thực sự cân nhắc về mặt nội dung để tranh dẫn đến cuộc tranh cãi không hồi kết về tiền mặt và không tiền mặt.”
Hơn thế nữa, bản thân phương thức thanh toán không tiền mặt cũng có các hạn chế riêng. Đầu tiên là về tính phổ biến, khi hiện nay, phương thức này chưa được áp dụng tại các khu chợ truyền thống, các cửa hàng nhỏ lẻ. Đôi khi, thao tác chuyển khoản chậm và lỗi ứng dụng khiến quy trình thanh toán bị gián đoạn, ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng tại các điểm bán trực tiếp. Với lý do này, người dùng lại càng muốn quay về với sử dụng tiền mặt.
Vậy, cơ hội nào để các sản phẩm không tiền mặt kết nối với nhóm người dùng?
Khi quan sát thảo luận, sẽ có hai tình huống mà họ thanh toán không tiền mặt. Đầu tiên là những tình huống bắt buộc như: Thanh toán lương,chuyển khoản số tiền lớn,qua trạm thu phí không dừng
Ngoài ra, họ vẫn sử dụng thanh toán không tiền mặt không thường xuyên khi có những chương trình khuyến mãi đặc biệt hấp dẫn khi mua hàng qua các ứng dụng trung gian.
Đây chính là những cơ hội để dần dần thuyết phục nhóm này từ từ thay đổi hành vi. Tuy nhiên, do không thường xuyên sử dụng phương thức mới, đa phần nhóm này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình trải nghiệm. Các câu hỏi như: “Dùng thế nào” “Cài đặt ra sao” “App mã khuyến mãi ở đâu”... là những câu hỏi mặc dù cơ bản nhưng được nhóm này đặt ra rất thường xuyên. Và vì không quen sử dụng, họ lại cảm thấy bất tiện với thanh toán không tiền mặt. Chính điều này ngược lại củng cố hơn thói quen dùng tiền mặt của họ.
“Chương trình ưu đãi đặc biệt khi thanh toán qua các app trung gian là cơ hội để thương hiệu có thể kết nối với nhóm người dùng tiền mặt. Do đó, khi triển khai các chương trình này, thương hiệu cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt kiến thức để khách hàng có trải nghiệm tốt trong lần đầu thanh toán không tiền mặt.”
Tìm hiểu thêm: Theo dõi sức khỏe thương hiệu toàn diện trên social Media: Momo qua góc nhìn social listening
Đây là nhóm người dùng đã có những trải nghiệm với các tính năng và tiện ích mà thanh toán không tiền mặt đem lại. Thêm vào đó, họ có hiểu biết sâu về loại hình thanh toán này, do đó ảnh hưởng tới thảo luận trên mạng xã hội thông qua các bài viết chia sẻ kiến thức, bày tỏ ý kiến ủng hộ.
Một trong những điểm nổi bật của nhóm này là động lực của họ không chỉ đến từ các tiện ích trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng còn là các lợi ích về mặt kinh tế - xã hội. Đối với họ, thanh toán không tiền mặt cần được ưu tiên phát triển vì nó sẽ góp phần thúc đẩy xã hội đi lên, Do đó, khi thảo luận về lợi ích, họ thường nhấn mạnh bối cảnh phát triển mà thanh toán không tiền mặt mang lại. Không chỉ quan tâm trong nước, nhóm người dùng này còn quan tâm đến tình hình quốc tế và khu vực. Nhìn chung, việc tối ưu hóa thanh toán không tiền mặt, theo quan điểm của nhóm người dùng này, đi chung với câu chuyện “ích nước lợi nhà”, giúp cộng đồng và bản thân họ đạt được hình thái phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, tương tự nhóm người dùng tiền mặt, họ vẫn gặp phải rào cản về bảo mật thông tin cũng như tính phổ biến của phương thức mới. Bên cạnh đó, họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một sản phẩm thanh toán nổi bật trên thị trường.
“Trong bối cảnh người dùng đang không phân biệt được thế mạnh của các sản phẩm thanh toán, thương hiệu cần tối ưu hóa sự khác biệt của sản phẩm trong thị trường và tạo nên lợi thế cạnh tranh.”
Điều thú vị là…
Nếu cả hai nhóm người dùng thanh toán tiền mặt và không tiền mặt đều có quan điểm ủng hộ nghiêng về một phương thức nhất định thì trên thực tế vẫn còn nhóm người dùng song song (hybrid user) là một trường hợp đặc biệt: Họ chuyển đổi linh hoạt giữa các phương thức thanh toán tùy thuộc vào bối cảnh mua hàng. Do đó, kết nối với nhóm người dùng này sẽ rất khác hai nhóm người dùng kể trên.
Khám phá bức chân dung của nhóm người này, tin rằng bạn có thể tìm thấy nhiều insight thú vị & mở ra cơ hội cho việc thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Hãy liên hệ Buzzmetrics để được tìm hiểu thêm về nhu cầu chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt của các nhóm người dùng nhé.
Xem thêm: Toàn cảnh ngành ngân hàng năm 2021: Xu hướng và cơ hội nào cho thương hiệu?
Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Báo cáo trước đó của Buzzmetrics cho thấy, năm 2021 là năm bùng nổ trào lưu chứng khoán trên mạng xã hội, với sự tham gia thảo luận từ các nhà đầu tư F0. Điều này được phản ánh qua lượt tìm kiếm trên Google, số lượng tài khoản mới, các social slang và các format thảo luận mới. Tuy nhiên, sang năm 2022, khi thị trường chứng khoán rơi vào đợt khủng hoảng lớn nhất kể từ sau năm 2018, hành vi thảo luận của các nhà đầu tư đã thay đổi một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Câu hỏi đặt ra là:
Xem lại: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội
Diễn biến thảo luận về chứng khoán trong năm 2022 có thể chia theo ba giai đoạn: (1) Giai đoạn thị trường phân phối đỉnh - (2) Giai đoạn sụt giảm mạnh - (3) Giai đoạn hồi phục. Với mỗi giai đoạn, người dùng có những mối quan tâm và cách phản ứng khác nhau. Cụ thể như sau:
Khi thị trường trong pha tăng ổn định, lượng thảo luận đề cập đến các sản phẩm đầu tư khác không đáng kể, gửi tiết kiệm gửi ngân hàng là kênh đầu tư khác được so sánh nhiều nhất. Tuy nhiên, từ khi thị trường chứng khoán cơ sở giảm mạnh và hạn chế khả năng sinh lời, nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi của dịch chuyển sang các sản phẩm đầu tư khác như bất động sản, ngân hàng, trái phiếu,... lại tăng lên.
Trong số các sản phẩm đầu tư thay thế, chứng khoán phái sinh được người dùng thảo luận nhiều nhất. Thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 5/2022 - khi thị trường chứng khoán cơ sở suy thoái, diễn biến vô cùng sôi động, với khối lượng giao dịch tăng mạnh và liên tiếp đạt kỷ lục mới. Lợi nhuận hấp dẫn và thanh khoản cao là lý do chính người dùng thảo luận về kênh này. Ngay cả khi thị trường vào giai đoạn phục hồi, chứng khoán phái sinh vẫn được quan tâm nhiều nhất trong nhóm chủ đề về các sản phẩm đầu tư thay thế. Bởi vì bên cạnh việc là một kênh đầu tư, chứng khoán phái sinh còn được người dùng xem như công cụ tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh chứng khoán phái sinh, ngân hàng được cho là là kênh an toàn & hấp dẫn. Hơn nữa, trong các tháng gần đây, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để khuyến khích người dân gửi tiền nhiều hơn. Vì vậy, với một thị trường chứng khoán đỏ, thảo luận về gửi tiết kiệm ở ngân hàng tiếp tục tăng trưởng ở mức ổn định.
Bên cạnh những nhà đầu tư ưa thích rủi ro, thị trường biến động mạnh tác động đến những nhà đầu tư lo ngại rủi ro và tìm đến những sản phẩm đầu tư an toàn hơn, nhưng vẫn có khả năng sinh lời tốt hơn gửi ngân hàng - chứng chỉ quỹ vừa hay đáp ứng được những yếu tố đó nên được quan tâm. Ưu điểm của chứng chỉ quỹ là được các chuyên gia quản lý và không yêu cầu mức vốn đầu tư quá lớn, phù hợp với những nhà đầu tư không chuyên.
Qua ba giai đoạn phân phối đỉnh - giảm mạnh - phục hồi của thị trường chứng khoán, mong đợi của các nhà đầu tư về các sàn giao dịch cũng ít nhiều có sự thay đổi. Phần mềm thân thiện với người dùng và quy trình nạp - rút tiền đơn giản được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều nhất, chủ yếu từ các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm (Fn) Họ có nhu cầu xử lý kịp thời khi thị trường có biến động lớn, vì thế, tốc độ và giao diện của các sàn đang được quan tâm nhiều nhất
Đáng chú ý là sự tăng trưởng về lượng thảo luận của nhu cầu được tư vấn tốt, từ 17.60% trong giai đoạn thị trường suy thoái lên đến 33.70% trong giai đoạn thị trường phục hồi. Sự thay đổi này phản ánh một biến chuyển tâm lý của nhà đầu tư sau những lần giảm điểm của thị trường: mất niềm tin vào các người môi giới, cho rằng những người môi giới đang đưa ra các thông tin sai lệch để “lùa gà”.
Thị trường đi xuống khiến sự tin tưởng của nhà đầu tư với người môi giới giảm đi, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà đầu tư không cần được tư vấn nữa. Trái lại, nhà đầu tư, đặc biệt là những f0, có nhu cầu hỗ trợ rất lớn từ các người môi giới uy tín. Cụ thể, người môi giới phải cho thấy sự hiểu biết, có những phân tích dễ hiểu và có căn cứ xác thực, chứ không chỉ đơn thuần “phím hàng”, “hô mua hô bán”. Như vậy, trải qua các biến động thị trường, nhà đầu tư đang đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn với người môi giới. Ngoài ra, trong lúc thị trường đi xuống, các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm (Fn) khuyến khích các nhà đầu tư khác tự bổ sung kiến thức thay vì nghe theo lời của người môi giới để mua hàng, đầu tư vào thị trường.
Cũng như báo cáo trước của Buzzmetrics, SSI, VND và VPS tiếp tục là ba thương hiệu được thảo luận, với tỷ lệ thảo luận gần như “tách top” so với các thương hiệu còn lại. Nhìn chung, các hoạt động truyền thông của ba thương hiệu này đều đánh trúng “pain point” của các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về chứng khoán phái sinh và bổ sung kiến thức.
Với SSI, đây là thương hiệu thường xuyên có các chương trình tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư. Nổi bật là series livestream Cafe Chứng, mỗi tập phát sóng thường thu hút 50 - 100 lượt bình luận và 1.5k lượt xem. Series được tổ chức hằng tuần và được rất đông nhà đầu tư tham gia thảo luận, xin nhận xét về thị trường và mã của những chuyên gia SSI. Ngoài ra, SSI còn hợp tác cùng VTV để triển khai series “Bí mật đồng tiền”, với sự tham gia của các chuyên gia để chia sẻ góc nhìn về những vấn đề thời sự nhất trong lĩnh vực chứng khoán (gồng lỗ, cách chọn broker,...).
Đối với VPS, bên cạnh những video series tư vấn thị trường, broker vẫn là lực lượng thúc đẩy brand voice. Nhiều cộng đồng được broker VPS tạo ra để hỗ trợ nhà đầu tư f0, trao đổi kiến thức và tham gia thị trường, cách mở tài khoản VPS,...Chứng khoán phái sinh cũng được VPS quan tâm giới thiệu, khi lập hẳn một fanpage riêng về phái sinh cho cộng đồng người dùng VPS, và tổ chức giải đấu “Huyền Thoại Phái Sinh” với sự tham gia của 13000 nhà đầu tư và tổng giải thưởng 3 tỷ VND.
Về phía VND, một trong những điểm truyền thông nổi bật của giai đoạn nửa đầu năm 2022 là app giao dịch DSTOCK. Thương hiệu tập trung vào thông điệp “dễ dùng, tiện lợi” của DSTOCK, bên cạnh các chương trình trò chuyện cùng chuyên gia (DWEALTH), loạt video phân tích thị trường (Nhịp Đập Thị Trường, 360 Độ).
Có thể thấy, chứng khoán là một lĩnh vực thay đổi rất nhanh theo diễn biến giá; và bất kỳ sự biến đổi nào cũng có khả năng tác động đến tâm lý, hành vi, chủ đề thảo luận & mối quan tâm của người dùng trên mạng xã hội. Trải qua các giai đoạn phân phối đỉnh - sụt giảm - hồi phục của thị trường, người dùng đang hình thành một tâm lý dè chừng khi đầu tư và có nhu cầu đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi vào các sản phẩm khác. Hơn thế nữa, 1 nhóm lớn nhà đầu tư F0 cho thấy có mối quan tâm lớn về việc bổ sung kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao. Điều này chắc chắn sẽ đòi hỏi chiến lược nội dung nói riêng & các làm marketing của các công ty chứng khoán sẽ phải thích ứng & linh hoạt hơn bất kỳ ngành nghề nào khác.
Thị trường chứng khoán luôn thay đổi liên tục. Vì vậy, thảo luận & tâm lý người dùng về chứng khoán cũng biến đổi liên tục theo diễn biến thị trường. Việc theo dõi phản ứng và hành vi của người dùng với chủ đề chứng khoán trên mạng xã hội sẽ giúp thương hiệu xác định đúng những mối băn khoăn của người dùng, từ đó đưa ra cách thức tiếp cận phù hợp. Liên hệ ngay Buzzmetrics để được tư vấn và hiểu hơn về cách các nhà đầu tư thảo luận trên mạng xã hội.
Tìm hiểu thêm: VNI-NDEX 1500 & sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên mạng xã hội
Nam và nữ phản ứng không giống nhau nếu có tay trong số tiền tỷ. Trong khi nam giới tìm cách tận dụng số tiền, nữ sẽ lại có xu hướng tận hưởng số tiền.
Vào đầu năm 2019, trong phiên tòa xét xử tranh chấp hôn nhân, khi được vợ yêu cầu chia một phần khối tài sản tiền tỷ cho mỗi người con, ông Vũ đã đáp trả lại: “Tiền nhiều để làm gì?”. Ngay lập tức, câu hỏi của ông Vũ đã trở thành hot trend được các trang fanpage nhanh chóng nắm bắt. Mỗi fanpage giải đáp theo những cách khác nhau, hóm hỉnh có và triết lý cũng có.
Nhưng với người dùng, nếu sở hữu một số tiền lớn, họ sẽ thực sự làm gì? Lấy cảm hứng từ chủ tịch Cà Phê Trung Nguyên, Buzzmetrics đã tiến hành cuộc khảo sát trên mạng xã hội với chủ đề là: “Nếu có tiền tỷ trong tay, bạn sẽ làm gì?”. Dữ liệu khảo sát được thu thập một cách ngẫu nhiên từ các thảo luận trên trang cá nhân người dùng, không do thương hiệu dẫn dắt. Kết quả khảo sát cho thấy: Khi phải xử lý một số tiền lớn, giữa nam và nữ có sự khác biệt nhất định. Nam giới là nhóm người đi theo xu hướng “tiền đẻ ra tiền”. Nói cách khác, họ không xài cho hết số tiền hiện có. Thay vào đó, họ sẽ tham gia các hoạt động sinh lời từ số tiền này. Kinh doanh là hình thức được cả nam và nữ lựa chọn. Không chỉ vậy, nam giới còn hướng tới một hình thức kiếm lời khác, là cho vay. Một bộ phận nhỏ nữ giới chưa có kế hoạch kinh doanh, và họ chỉ đang muốn giữ lại số tiền tỷ.
Phần lớn phụ nữ không máu me kinh doanh như nam giới. Họ không có xu hướng giữ riêng cho bản thân một khối tiền lớn. Nói cách khác, thay vì “tận dụng” số tiền có được, phụ nữ sẽ “tận hưởng” nó. Việc đầu tiên mà phụ nữ sẽ làm khi nhận được tiền tỷ, đó là ăn chơi cho sướng (20%). Ngoài ra, họ còn chi tiền vào nhà cửa (14%), du lịch (9%) và làm đẹp (8%). Theo chiều ngược lại, nam giới tỏ ra khá dè dặt khi phải móc hầu bao cho những hoạt động ăn chơi, ngay cả khi đã có rất nhiều tiền. Bên cạnh đó, cần phải lưu ý: Ở phụ nữ còn có khái niệm “đồng tiền cho đi”. Nghĩa là, họ sẽ không dùng tiền vào các nhu cầu cá nhân. Hoặc họ đem số tiền quyên góp cho các tổ chức từ thiện, hoặc để dành cho những người thân trong gia đình.
Qua điều ước của người dùng, có thể thấy được những thông tin rất thú vị. Chẳng hạn như, không phải ước muốn nào của người dùng cũng phi hiện thực. Trái lại, có những điều ước rất giản dị.
“Uớc" được định nghĩa là "cầu mong điều biết là rất khó hoặc không hiện thực” (Theo từ điển tiếng Việt, 2013). Thông qua điều ước, có thể biết được những mối quan tâm cũng như thái độ của người dùng trong cuộc sống hiện tại. Dựa trên ý tưởng này, Buzzmetrics tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ, với chủ đề chính là: “Nếu có một điều ước, bạn sẽ ước gì?”. Dữ liệu khảo sát được thu thập một cách ngẫu nhiên từ các cuộc thảo luận trên trang cá nhân người dùng, không do thương hiệu dẫn dắt.
Theo quan sát của Buzzmetrics, trong vòng nửa cuối năm 2019, xu hướng thảo luận về chủ đề này không có nhiều biến động mạnh. Không ngày nào mà người dùng không đặt ra câu hỏi này. Từ kết quả khảo sát, có thể thấy: Bên cạnh một số điều ước bất khả thi (quay ngược thời gian, cánh cửa thần kỳ), các điều ước còn lại của người dùng đều rất giản dị và ở mức độ nào đó, có thể làm được. Cụ thể, nữ giới ước mình được xinh đẹp (4%) hay nam giới ước mình không phải đi làm (4%).
Đa số người dùng ước cho riêng bản thân. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dùng dành điều ước này cho người khác. Xu hướng này có thể thấy rõ ở nhóm nữ giới, khi điều ước hàng đầu của họ là gia đình được khỏe mạnh (28%). Ngoài ra, họ còn mong thế giới được bình an (8%). Với một bộ phận nam giới, họ lại dành điều ước đó cho người yêu của mình (10%). Nữ giới cũng là nhóm tỏ ra không thỏa mãn với cuộc sống hiện tại và mong muốn thoát khỏi thực tại. Xu hướng này ít thấy hơn ở nam giới. 27% phụ nữ muốn quay lại hồi còn trẻ, vì họ cho rằng đây là khoảng thời gian họ đẹp nhất và không phải bon chen với cuộc sống. 10% phụ nữ muốn biến mất khỏi thế giới vì cảm thấy mệt mỏi. Khác với nữ giới, nam giới thường sử dụng điều ước để có thể tận hưởng cuộc sống hiện tại. Tiền bạc hay công việc không phải là mong ước lớn nhất của họ. Quan trọng nhất là họ có được và ở bên người mình yêu (25%).
Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.
Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.
7,000 buzz và 46% purchase intent mỗi post có phải là một KPI đáng để các thương hiệu kinh ngạc?Khi mà bán hàng online dường như đang làm quá tốt và các thương hiệu gần như bị "lu mờ" trong ngày này, các thương hiệu muốn lựa chọn ngày phụ nữ cần đứng trước 2 câu hỏi lớn:
Đăng ký báo cáo Occasion Insight "Ngày phụ nữ - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu" để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về ngày này. Với Báo cáo này, Buzzmetrics sẽ giúp thương hiệu giải đáp 2 vấn đề trên cùng với những nghiên cứu sau:
Đăng ký để nhận báo giá và được tư vấn thêm tại đây.
Đây là một dịp tiềm năng với tốc độ tăng trưởng hơn 20% trong năm 2018. Trong đó, ngày 20/10/2018 có thể thu hút đến gần 6 triệu lượt bài viết và thảo luận - một con số đáng kể.
Dịp 20/10 có lượng buzz cao hơn hẳn ngày 8/3 trong 2018. Khoảng thời gian hiệu quả của ngày này cũng dài hơn 8/3. Tuy nhiên, thương hiệu vẫn chọn đầu tư vào ngày 8/3 nhiều hơn. Có khoảng 10 chiến dịch cho ngày 8/3 nhưng chỉ có khoảng 1-2 chiến dịch dành cho ngày 20/10. Tại sao lại như vậy? Có phải thương hiệu đã quên mất ngày 20/10 cho các chiến dịch Occasion-based marketing của mình?
Có một sự chênh lệch khá rõ ràng trong sự giành thị phần thảo luận của thương hiệu đối với người tiêu dùng và bán hàng online. Đáng lưu ý là tổng lượng thảo luận được tạo ra và dẫn dắt bởi bán hàng Online (Online Seller Voice) khi nhóm này cũng chiếm thị phần gần bằng Consumer Voice. Trong khi đó, có hơn 350 thương hiệu tham gia và chỉ chiếm thị phần thảo luận chưa đến 10%.
Chúc mừng và quà tặng vẫn là chủ đề nổi bật nhất trong dịp đặc biệt này. Trong đó, có 1 chủ đề có sự tăng trưởng lên đến 21% trong năm 2018. Chủ đề này đã trở thành 1 trong những chủ đề quan trọng trong việc định hướng không khí và hoạt động của ngày này. Vậy đó là gì?
Người tiêu dùng có 1 công thức chung cho việc tặng quà: Hoa + X. Vậy X là gì và đã được bán hàng online tận dụng như thế nào?
Công thức của người tiêu dùng...
… và sự đáp ứng nhu cầu của bán hàng online
Không chỉ nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, bán hàng online còn có công thức lên nội dung bán hàng hiệu quả và đạt được purchase intent lên đến 46%.
Đặt ngay Báo cáo Occasion Insight – “Thảo luận Ngày phụ nữ - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu” để tìm cơ hội cho ngày này tại đây.
Những dịp đặc biệt hay những ngày lễ là cơ hội vàng cho các chiến dịch của các Brand nhằm thu hút người tiêu dùng. Cho nên việc hiểu được toàn diện về một dịp đặc biệt thật sự rất quan trọng, tuy nhiên chỉ với nghiên cứu về nó trong cuộc sống thực mà bỏ qua sự thay đổi và ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội sẽ không mang lại một cái nhìn toàn diện.
Với loạt báo cáo Occasion Insight của Buzzmetrics, các Brand sẽ cập nhật được sự thay đổi của những dịp đặc biệt trên mạng xã hội, thông qua đó các Brand sẽ có thể thay đổi chiến lược nội dung để nói đúng mối quan tâm nóng nhất của người tiêu dùng vào thời điểm nhằm nhận được sự chú ý, tạo tương tác và hình ảnh thương hiệu cũng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
Cụ thể, với mỗi báo cáo Occasion Insight thương hiệu sẽ nhận được:
Xem thêm: Báo cáo Occasion Insight - "Những câu chuyện vào Dịp cuối năm học và Cơ hội cho thương hiệu 2018" tại đây.
Đặt mua các Báo cáo Occasion Insight và nhận tư vấn tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup, tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.
Tại Việt Nam, Bóng đá là môn “Thể thao vua”, thu hút sự quan tâm với số lượng người hâm mộ nhiều nhất so với các môn thể thao khác. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, các thảo luận về bóng đá ngày càng tạo ra nhiều tương tác hơn bao giờ hết và “Bóng đá” cũng trở thành một Brand communication platform lớn trên mạng xã hội cho nhiều thương hiệu cùng khai thác. Năm nay, với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup, tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.Đối với các mùa cao điểm theo mối quan tâm khác, biến động lượng thảo luận trên mạng xã hội (Buzztrend) sẽ có xu hướng tăng liên lục, sau đó giảm dần trong mùa cao điểm. Tuy nhiên, với mùa cao điểm Bóng đá, biến động thảo luận sẽ thay đổi liên tục trên từng trận đấu. Mỗi trận đấu sẽ là một sự kiện/ sự kiện nóng để góp phần tạo nên Buzztrend cho cả mùa cao điểm Bóng đá. Vì thế, khi nghiên cứu mùa cao điểm của Bóng đá, cần thiết phải hiểu về Bối cảnh và Insight của người tiêu dùng ở từng trận đấu riêng lẻ.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên Dữ liệu được thu thập từ 30 trận đấu trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1) mùa giải 2017/2018 trong khoảng thời gian từ tháng 11/2017 tới tháng 4/2018. Chúng ta có thể cân nhắc sử dụng kết quả này để thực hiện các hoạt động Marketing mùa World Cup sắp tới
Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi là những người quan tâm nhiều nhất đến “Bóng đá”. Nếu đây chính là khách hàng mục tiêu của thương hiệu của bạn, thì Bóng đá sẽ là một platform đáng cân nhắc. Hơn thế nữa, World Cup cùng với mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” trong năm nay dự báo sẽ kéo dài khoảng 1.5-2 tháng - là khoảng thời gian đủ dài để thương hiệu muốn xây dựng một câu chuyện hay có đủ thời gian để thay đổi một nhận thức, thói quen, hành vi tiêu dùng đã có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong 1 thời gian ngắn. Từ đó, giúp thương hiệu đạt được mục tiêu truyền thông và mục tiêu kinh doanh
Hơn 73,7% lượng thảo luận của người dùng tập trung vào các Trang cộng đồng và nhóm (Facebook group) liên quan đến bóng đá nhiều hơn so với chỉ 26,3% lượng thảo luận do người dùng tự tạo ra trên trang cá nhân.Bên cạnh các Page riêng của người hâm mộ các CLB, các cộng đồng về bóng đá trên mạng xã hội có thể kể đến hiện nay như: Troll Bóng Đá, Ghiền Bóng đá, Trên đường Pitch, Thức khuya xem bóng đá, kenhthethao.vn. Vì thế, nếu thương hiệu muốn thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup lần này, ngoài việc tận dụng được loại nội dung phù hợp và thời điểm chính xác, các thương hiệu có thể tận dụng việc liên kết hoặc hợp tác với các Cộng đồng về bóng đá lớn và các Fanpage của các CLB nổi tiếng tại Việt Nam để tạo ra nội dung hoặc kết hợp tổ chức cái Minigame/ Event liên quan.
Trung bình, mỗi trận đấu tạo ra trung bình 15,500 lượng thảo luận (buzz volume). Đặc biệt, những trận đấu lớn có thể tạo ra hơn 135,000 thảo luận. Những trận đấu lớn hoàn toàn có khả năng trở thành một sự kiện nóng (Hot topic) hoặc thâm chí một Fad topic.
Vì thế, điều cần thiết là thương hiệu có thể Dự đoán trước các trận bóng có khả năng trở thành Sự kiện nóng để có kế hoạch tiếp cận và tận dụng phù hợp. Theo quan sát của Buzzmetrics trong giải đấu UEFA Champions League (viết tắt: Cúp C1), những trận đấu có lượng thảo luận lớn thường có các đặc điểm:
Dĩ nhiên, không chỉ riêng các trận đấu lớn, các thương hiệu hoàn toàn có thể kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các trận đấu để tận dụng được hết lợi ích và có được sự gắn kết tối đa trong suốt mùa Bóng đá.
Trung bình, các thảo luận được bắt đầu từ 3-5 ngày trước khi trận đấu diễn ra và kéo dài từ 7-8 ngày sau khi trận đấu kết thúc. Tổng lượng thảo luận cao nhất trong khoảng thời gian Trước trận đấu 1 ngày đến Sau trận đấu 3 ngày. Đây là khoảng thời gian vàng, tập trung hơn 70% lượng thảo luận của người tiêu dùng.
Cụ thể hơn, thời điểm sau trận đấu, thảo luận tăng mạnh trong thời gian từ 7 - 9 tiếng tiếp theo. (Tương ứng với các trận đấu bóng đá có thời gian bắt đầu vào lúc 1h45 sáng hoặc 2h45 sáng) Thông thường, đối với các Sự kiện nóng, khoảng thời gian diễn ra sự kiện sẽ là lúc lượng thảo luận lên cao nhất. Tuy nhiên, đối với các trận đấu bóng đá, thời điểm sau trận đấu mới là khoảng thời gian vàng cho các thương hiệu tận dụng. Theo thống kê của Buzzmetrics, thảo luận ở thời điểm sau trận đấu có tổng lượng thảo luận trung bình lớn gấp đôi so với thời điểm trước trận đấu và trong trận đấu.
Vào thời điểm trước khi trận đấu diễn ra, người dùng sẽ có xu hướng quan tâm thảo luận những loại nội dung như:
Các thương hiệu có thể sử dụng các loại nội dung để gây chú ý, tạo thảo luận và kết nối sớm với người tiêu dùng.
Ngoài ra, mặc dù lượng thảo luận trong thời gian diễn ra trận đấu không cao, nhưng các thương hiệu vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian này để cùng với người xem Cập nhật diễn biến trận đấu (tỷ số, tình huống trong trận đấu, các pha ghi bàn nổi bật...).
Ở thời điểm sau khi trận đấu, lượng thảo luận tăng mạnh. Các loại nội dung thảo luận xoay quanh Các kết quả của trận đấu, những tình huống nổi bật tạo nên tính chất đặc biệt của trận bóng cũng như nhắc đến những cầu thủ có sức ảnh hưởng lớn đến cục diện trận đấu và ngược lại chính là những cầu thủ với màn trình diễn nhạt nhòa.
Nếu mục tiêu của thương hiệu là muốn tăng độ nhận diện, tương tác và độ viral, thương hiệu có thể khuyến khích người dùng chia sẻ (share) bằng cách cung cấp các loại nội dung như:
Mỗi đội bóng, cầu thủ sẽ có một lượng người hâm mộ và người quan tâm nhất định. Vì thế, ngoài cách thu hút những người hâm mộ bóng đá nói chung, thương hiệu có thể kết nối chặt chẽ hơn với người tiêu dùng bằng cách thu hút fan của các đội bóng lớn hoặc các cầu thủ nổi tiếng.
Chủ đề đánh giá hoặc so sánh các cầu thủ luôn là nội dung thu hút thảo luận của nhiều người hâm mộ. Theo thống kê, 2 cầu thủ được người dùng nhắc đến nhiều trên social media ở thời điểm hiện tại là Cristiano Ronaldo và Leo Messi - hiện tại đang là 2 cầu thủ thu hút nhiều lượng thảo luận nhất.
Về đội bóng, các loại nội dung được người dùng thảo luận nhiều, đó là:
Real Madrid và Barcelona là các đội bóng được nhắc đến nhiều trong mua giải C1 17/18 năm nay. Ngoài ra, Juventus, Chelsea và Manchester United cũng được nhắc đến.Các đội bóng được nhắc đến nhiều đa số là những đội bóng nổi tiếng, lượng fan hâm mộ đông và có bề dày lịch sử. Người dùng sẽ quan tâm đến nội dung phân tích đánh giá các đội bóng này. Ngoài ra, nếu đội bóng tạo được bất ngờ hoặc gây thất vọng lớn cũng sẽ tạo được nhiều sự chú ý.
Từ cơn sốt U23 và case study của các thương hiệu thành công sau Fad Topic U23, có thể thấy Bóng đá thực sự là một Platform đầy tiềm năng, hoàn toàn đủ khả năng để ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng trên mạng xã hội.Mùa cao điểm theo mối quan tâm “Bóng đá” sắp đến, để có sự chuẩn bị từ trước và thành công trong chiến lược Marketing mùa World Cup, các thương hiệu cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Trong thời đại social media ngập tràn quảng cáo như hiện nay, để thu hút khách hàng, thương hiệu buộc phải làm những điều mà mọi người thực sự thích xem và quan tâm. Các trào lưu mạng xã hội ra đời và trở thành giải pháp nhanh, hữu hiệu góp phần giúp cho các marketer ngày nay giải bài toán khó này. Như thống kê trong bài viết trước của Buzzmetrics, ngày càng nhiều thương hiệu ứng dụng các trào lưu/chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Trào lưu mạng xã hội hấp dẫn là vậy nhưng cần hiểu đúng bản chất để dùng cho chuẩn và cho ra đời các sản phẩm "ăn theo" đầy sáng tạo, giúp đẩy mạnh lan truyền hình ảnh của mình đến khách hàng truyền thống lẫn tiềm năng. Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Từ sau trào lưu Dậy thì thành công (Puberty Challenge) bùng nổ trong tháng 4, cư dân mạng rơi vào thời kì thiếu vắng những trào lưu truyền cảm hứng mà thay vào đó, mạng xã hội hầu như đang tràn ngập các bài câu like hay tin tiêu cực, tranh cãi về các show truyền hình.... Ngay trong tháng 7 này, #complimentchallenge xuất hiện như một "từ khóa đầy tươi sáng" thu hút hơn 50 nghìn người tham gia với tổng số hơn 80 nghìn bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội chỉ trong thời gian ngắn. Sức hút của #complimentchallenge còn được thực chứng khi có đến 18 thương hiệu áp dụng trào lưu này vào nội dung tương tác của mình trên social media.
Compliment challenge là thử thách khuyến khích chia sẻ hashtag #complimentchallenge, đề nghị mọi người bình luận tên của họ và bạn sẽ nói một thứ gì đó tích cực mà bạn thích ở họ với tinh thần "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn". Các bài đăng với hashtag #complimentchallenge xuất hiện liên tục trên các trang cá nhân của người dùng cũng như trang fanpage của giới trẻ và thương hiệu.
So với các trào lưu như Vịt bối rối, Puberty Challenge, Ice bucket challenge, Hãy như tôi,.... Compliment challenge là một trào lưu có tuổi thọ khá ngắn (khoảng 1 tuần) do các bài đăng chủ yếu chỉ được thể hiện dưới dạng nội dung chữ đơn thuần và ít có các biến thể nội dụng dưới dạng hình ảnh/video/music để duy trì độ viral của nó.
Compliment Challenge vốn từng rất quen thuộc trong cộng đồng mạng, từng gây sốt trong tháng 7 năm ngoái và tiếp tục trở lại trong tháng 7 năm nay.
Lí giải cho sự trùng hợp này, trong khoảng thời gian nghỉ hè vào tháng 7, các bạn trẻ có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu tìm kiếm các trò chơi để lấp đầy thời gian trống. Đồng thời, việc kết nối và giữ liên lạc với nhau trong dịp hè cũng là một mối quan tâm lớn. Nhờ đáp ứng được các nhu cầu đó thông qua tương tác giữa bạn bè, compliment challenge đã tạo ra sự bùng nổ lớn trên mạng xã hội vào thời điểm này trong 2 năm qua.
Ngoài ra, các thông tin không tốt xuất hiện liên tục trên mạng xã hội vào đầu tháng 7 (bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ nhỏ, tranh cãi về lễ hội chọi trâu, tranh cãi trên các show truyền hình thực tế...) khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực. Với thông điệp "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn" qua các lời khen ngợi, ComplimentChallenge giúp giải tỏa sự tiêu cực và giúp người dùng cảm thấy tốt đẹp hơn.
ComplimentChallenge bên cạnh đó cũng khiến mọi người có cách nhìn tích cực hơn về bản thân thông qua việc tiếp nhận được nhiều lời khen, giúp mọi người tự tin hơn và kết nối nhiều hơn trong khoảng thời gian giữa mùa hè.
Sự xuất hiện của người nổi tiếng luôn là một trong những nhân tố quan trọng giúp trào lưu bùng nổ trên social media, đặc biệt là những trào lưu của giới trẻ.
Với lượng theo dõi khổng lồ, những trào lưu trên fanpage hay trang cá nhân của các KOL sẽ tiếp cận được nhiều bạn trẻ và tạo ra độ viral cao trong cộng đồng. Do yêu cầu của trò chơi, KOL bắt buộc phải tương tác, gửi những comment tích cực đến fan,từ đó mang đến cho người tham gia một trải nghiệm thật sự hứng thú. Dễ dàng nhận thấy trong xu hướng mạng xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu #complimentchallenge có một sự đóng góp không nhỏ từ những người nổi tiếng và fanpage nổi bật trong giới trẻ.
Đơn giản hóa mọi thứ - từ cách thực hiện thử thách đến hashtag, không chỉ giúp trào lưu dễ dàng tiếp cận và lan truyền nhanh trên mạng xã hội mà còn giúp khắc sâu vào ký ức của người dùng. Trong compliment challenge, người tham gia chỉ cần nói về một điều tích cực mà họ thích ở người bình luận trong bài đăng . Bên cạnh đó, hashtag #complimentchallenge cũng giúp người chơi dễ dàng ghi nhớ và hồi tưởng lại trào lưu này khi cần thiết.
Compliment challenge có sự tham gia của 18 thương hiệu. Từ các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng (Oppo, Mobiistar, Vivo, Asus, Samsung) hay thương hiệu thuộc ngành hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (Sữa chua Vinamilk, Cocacola, Cowboy Jack's, Kichi Hot Pot Bar, Daruma) cho đến các thương hiệu khác (Viettel store, FPT Telecome, Sunsilk,...).
Các thương hiệu đều có những cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media. Như thống kê "Các thương hiệu đã tận dụng các trào lưu mạng xã hội như thế nào" trong năm 2016, con số 18 thương hiệu áp dụng một trào lưu nhỏ, ngắn hạn như #ComplimentChallenge thật sự là một con số ấn tượng. Trong suốt năm 2016, chỉ duy có Trào lưu khổng lồ như PokemonGo có thể thu hút được số lượng khủng như vậy. Đa số các trào lưu chỉ thu hút được khoảng 3 đến 15 thương hiệu áp dụng. Tuy nhiên, lượng bài viết và thảo luận tạo ra của các thương hiệu có sự chênh lệch rất lớn. Vậy những lý do giúp một thương hiệu tận dụng tốt trào lưu này là gì?
Trong khi các trào lưu dài hạn (trên 3 tháng) có thể được dự đoán dựa trên dữ liệu và hiểu biết về ngành hàng, trào lưu ngắn hạn thường xuất hiện bất chợt và buộc thương hiệu phải nắm bắt nhanh chóng để tăng sự hiệu quả trong việc tận dụng. Compliment challenge chỉ bùng nổ và thật sự tạo ra độ viral cao trong khoảng thời gian 4 ngày. Sau khoảng thời gian này, trào lưu bắt đầu thoái trào và không thu hút được nhiều sự quan tâm. Việc cập nhật nhanh chóng và sử dụng trào lưu tức thời là yếu tố quan trọng để sử dụng nội dung này hiệu quả.
Ngoài ra, bên cạnh trang fanpage của mình, thương hiệu cũng có thể sử dụng các kênh khác như fanpage KOL, fanpage giải trí để thực hiện trào lưu nhằm tăng lượng tương tác cũng như hiệu quả trên social media.
Tương tự nguyên tắc đơn giản hóa mọi thứ được nêu ở phần trước, các thể lệ chơi đơn giản và dễ thực hiện sẽ thu hút được nhiều sự tương tác hơn. Các thương hiệu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng là những thương hiệu thu hút được nhiều thảo luận nhất. Bài đăng của các thương hiệu này đưa ra yêu cầu khá đơn giản khi chỉ yêu cầu người chơi bình luận về dòng điện thoại mình đang sử dụng - dễ dàng khiến người dùng nhớ và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Bên cạnh đó, phần thưởng cũng là một điểm khuyến khích người dùng tương tác. Có thể thấy, Samsung và Asus mặc dù tham gia vào trào lưu vào giai đoạn thoái trào nhưng vẫn tạo ra nhiều tương tác hơn so với các thương hiệu khác cùng thời điểm.
Phần lớn các thương hiệu có lượng thảo luận cao trong compliment challenge đều có sự tương tác tích cực với người dùng. Việc tương tác từ thương hiệu không chỉ giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng mà còn mở rộng câu chuyện và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.
Một cách áp dụng thú vị hơn của thương hiệu là thực hiện trên trang của KOL ..... Việc được KOL tương tác và khen ngợi là một động lực rất lớn để thu hút nhiều người tham gia đến bài viết hơn.
Social Slang chính là một cách để các thương hiệu có thể tiếp cận được đến các phân khúc khách hàng thuộc thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000). Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu về Social Slang nhé.
Trong social media marketing, ngôn ngữ thật sự là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Hơn ai hết, các marketer đều hiểu rằng để thu hút được khách hàng mục tiêu của mình, thì phải nói những điều liên quan đến họ.
Điều này đặc biệt đúng với khách hàng thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000), lượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng mà nhiều thương hiệu đang phải chinh phục. Họ lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ và điều này có những tác động nhất định về hành vi, phong cách, hệ thống niềm tin, quan điểm sống. Họ thành thạo về công nghệ và mạng xã hội, nên khó tính hơn, tính chọn lọc cao hơn, nội dung muốn thu hút được họ phải kết nối được với nhu cầu và mong muốn của họ. Cách để kết nối với phân khúc người tiêu dùng đặc biệt này là sử dụng ngôn ngữ của họ để làm content. Một trong những cách để học ngôn ngữ của họ là thông qua những thuật ngữ mạng xã hội - social slang phổ biến trong cộng đồng này.
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội góp phần lan rộng nhiều thuật ngữ mang tính trào lưu như Crush, Thả thính, Soái Ca, bodyshame, Não Cá Vàng ... và đã thực sự tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người trẻ thuộc thế hệ Z. Những thuật ngữ này được hình thành, phổ biến nhờ social media và ngày càng được các bạn trẻ dùng để diễn tả cho 1 định nghĩa đặc biệt phổ biến trong cuộc sống hiện đại hoặc các tình huống đặc trưng ở lứa tuổi này.
Nếu như các trào lưu mạng xã hội có công thức hình thành từ việc giải q05uyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng... Vậy đối với sự hình thành các thuật ngữ mạng xã hội - social slang, liệu có nhu cầu chưa được đáp ứng (Unmet needs) của giới trẻ ẩn sau những thứ ngôn ngữ mới mẻ, thời thượng này ?
Đa số các social slang trong giới trẻ phản ánh một sự thật về xu hướng người dùng mới, mối quan tâm mới hay để tìm kiếm góc nhìn mới cho các vấn đề đã cũ một cách thời thượng hơn, đồng thời cũng bắt nguồn từ nhu cầu về ngôn ngữ chung và áp lực hòa mình vào nhóm.
Về cơ chế hình thành, các thuật ngữ mới hầu như được bắt đầu sử dụng nhiều và lan rộng từ các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ hoặc micro-communities. Việc chia sẻ, giao lưu này cũng giúp người trẻ có cảm giác được thuộc về một nhóm có chung một hay nhiều vấn đề nào đó, được kết nối, được cập nhật về thông tin mà họ quan tâm.
k
Để hiểu rõ hơn về cách hình thành định nghĩa hay thảo luận trên của giới trẻ về social slang của họ, bài viết này sẽ đi sâu phân tích 1 thuật ngữ nổi bật nhất thời gian gần đây: Crush.
j
jjjj
Crush theo thảo luận của cư dân mạng về định nghĩa của thuật ngữ này có thể tổng hợp là: "Chỉ đối tượng mà mình đang thích, không tới mức độ gọi là "yêu", nhấn mạnh tính một chiều của tình cảm". Có thể thấy từ các định nghĩa được cư dân mạng đề cập nhiều nhất, thuật ngữ này gây sốt bởi đánh đúng tâm lý tình cảm của những người độ tuổi còn khá trẻ. Họ không dùng từ "yêu đương phương" hay "thích thầm", "yêu thầm", "tương tư" để diễn tả cho tình cảm này bởi dường như các từ ngữ quen thuộc đó không còn phù hợp với người trẻ ngày nay. Khi dùng từ Crush, hay tham gia các thảo luận về "Crush" người trẻ sẽ có cảm giác được đồng cảnh ngộ với các bạn đồng trang lứa.
Sự hình thành các thuật ngữ mới cũng cho thấy nhu cầu của giới trẻ về ngôn ngữ chung để thể hiện một cách chính xác hơn về họ, tình huống của họ trong thời đại mới. Nhìn sâu xa hơn, việc slang này trở nên phổ biến còn đến từ áp lực hòa mình vào nhóm (tâm lý bầy đàn). Giá trị cập nhật trào lưu nhanh không có ý nghĩa với người lớn nhưng lại có ý nghĩa với giới trẻ vì họ sinh ra và lớn lên trong một thời đại bão hòa thông tin và sự thay đổi của thông tin một cách chóng mặt.
Về nguồn gốc, các bài đăng về Crush xuất hiện trên các trang mạng xã hôi Việt Nam từ năm 2014, nhưng thật sự nổi lên và được nhiều người biết đến là từ cuối năm 2016, khi phong trào về confession, tâm sự , tư vấn về chuyện tình cảm của các Fanpage giải trí, chủ yếu là các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ như trang Hội những người đam mê truyện ngược, Crush +, Ngôn tình Everywhere, Tuổi Thanh Xuân, Tuyết Bitch Collection, Quotes Chất ....
Về các nhóm chủ đề thảo luận, nắm bắt một sự thật tâm lí thú vị: "Ai cũng từng hoặc đang "crush" một ai đó", các hot Fanpage này luôn chủ động tạo ra rất nhiều chủ đề thảo luận xoay quanh chủ đề này. Dựa vào social listening data từ Buzzmetrics, top những chủ để tạo được nhiều thảo luận nhất tập trung thỏa mãn 2 động cơ lớn khi tìm kiếm, tiêu thụ thông tin và tương tác, chia sẻ của người trẻ:
- Thu thập thông tin, kinh nghiệm/ có thêm được những lời khuyên hữu ích cho vấn đề của mình: thông qua việc tìm Gợi ý cách tỏ tình, Gợi ý cách bắt chuyện với Crush, Các dấu hiệu để xác định Crush cũng thích mình...
- Nhu cầu chia sẻ cảm xúc/tìm kiếm sự đồng cảm: thông qua các bài đăng kêu gọi chia sẻ Cảm giác khi crush 1 người, Lý do rung động, Điều muốn nói, kể về Những kỉ niệm, Bị từ chối...
kk
Liệu các thương hiệu đã ứng dụng social slang vào social media marketing của mình? Nếu có thì họ đã làm như nào? Hiệu quả ra sao? và liệu có những "chống chỉ định" gì mà các marketer phải cẩn thận khi sử dụng các thuật ngữ thời thượng này? Đón xem phần 2 của loạt bài về Thuật ngữ mạng xã hội - Social Slang.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Hãy cùng Buzzmetrics nhìn lại các clip quảng cáo Tết 2017 tạo được nhiều tương tác nhất (Post, Comment, Like, Share) trên social media và khám quá bí quyết đằng sau sự thành công của các clip này.
Tết là thời điểm mà nhiều thương hiệu tung ra các chiến dịch truyền thông đặc biệt là các clip quảng cáo để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Khi xu hướng giải trí đang có sự chuyển dịch mạnh sang các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube thì việc đo lường hiệu quả, độ lan truyền của các clip quảng cáo này trên social media đã trở thành một trong những thành tố quan trọng để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch Tết.
Hãy cùng Buzzmetrics nhìn lại các clip quảng cáo Tết 2017 tạo được nhiều tương tác nhất (Post, Comment, Like, Share) trên social media và khám quá bí quyết đằng sau sự thành công của các clip này.
Dịp Tết Đinh Dậu 2017 lại là một dịp bùng nổ các clip quảng cáo với sự đa dạng về thể loại cũng như thông điệp truyền tải. Dưới đây là Bảng xếp hạng Top 10 clip quảng cáo tết 2017 được nói đến nhiều nhất trên social media:
*Bảng xếp hạng dựa trên 2 tiêu chí chính: Mức độ nhận diện và Mức độ nhắc đến thương hiệu- Mức độ nhận diện: được xác định dựa trên Tổng lượng tương tác (Likes + Shares + Comments)- Mức độ nhắc đến thương hiệu - Brand Placement Ratio là tỷ lệ thảo luận có nhắc đến thương hiệu trong tổng số thảo luận của clip quảng cáo Tết thể hiện mức độ clip quảng cáo giúp người xem hồi tưởng đến thương hiệu như thế nào. Có thể thấy rằng, Brand placement ratio của các thương hiệu trong các thảo luận về quảng cáo tết là rất thấp, đa số đều không vượt quá 3%, ngoại trừ 2 trường hợp đáng chú ý:- Trường hợp đạt được tỉ lệ Brand Placement cao đáng chú ý nói lên được sự thành công của clip quảng cáo trong việc giúp người xem hồi tưởng và nhắc đến thương hiệu là Biti's Hunter với với 10% tỷ lệ được nhắc đến.- Heineken với hơn 40% tỷ lệ được nhắc đến chủ yếu nhờ minigame yêu cầu người tham gia bình luận kèm theo hashtag tên thương hiệu, chỉ có 1% lượng thảo luận nhắc đến thương hiệu là do người dùng tạo ra một cách tự nhiên.
1. Đi để trở về- Biti's Hunter (Link)
Có thể nói chiến dịch Tết của nhãn hiệu Biti's Hunter đã tạo được tiếng vang lớn từ ngày đầu tung ra quảng cáo dưới hình thức Music Video. Quảng cáo này của Biti's Hunter đã tiếp cận được với lượng khách hàng mục tiêu là những người trẻ năng động với một thông điệp sâu sắc và phù hợp với nhịp sống hiện đại: "Đi để trở về". Music video “Đi Để Trở Về” của Biti’s Hunter hoàn toàn chiếm được tình cảm của đông đảo giới trẻ bởi giai điệu bài hát hay kết hợp với thông điệp đầy ý nghĩa mà vẫn giữ được tinh thần trẻ trung, năng động khi đề cập đến chuyện đi phượt cùng tình cảm gia đình thiêng liêng. Ngoài ra hình ảnh sản phẩm lồng ghép một cách tinh tế trong MV cũng nhận được phản hồi tích cực.
2. Người trao Tết sum vầy - Pepsi (Link)
Với những thước phim đầy cảm động và thông điệp giàu ý nghĩa là tri ân những con người lặng lẽ hy sinh niềm vui sum họp ngày Tết để trao “Tết sum vầy” cho mọi người, clip quảng cáo của Pepsi nhận được nhiều lượng Like và chia sẻ khủng trên social media. Bên cạnh đó, việc tung là viral clip từ rất sớm (khoảng đầu tháng 12) cũng góp phần giúp clip Người trao tết sum vầy thu hút được sự chú ý lớn.
3. Đón Tết phong cách mới - Heineken (Link)
Là quảng cáo tết tạo được nhiều thảo luận nhất trên các trang mạng xã hội trong dịp Xuân mới Đinh Dậu. Đoạn quảng cáo mang đến cho người xem một trải nghiệm đẳng cấp với tên gọi Đón Tết Phong Cách Mới qua một cuộc phiêu lưu hoàn toàn thú vị cùng thông điệp mạnh mẽ: Đón tết ở bất cứ nơi đâu có gia đình. Heineken đã gợi mở giải pháp hoàn hảo để chu toàn cả đôi đường khi không ít bạn trẻ ngày nay phải đắn đo chọn lựa về quê hay đi du lịch.
Một chiến thuật hiệu quả được Heineken áp dụng để tối đa hóa việc tiếp cận với người dùng mạng xã hội là kết hợp việc đăng tải Viral clip với tổ chức minigame bình luận cảm xúc của sau khi xem xong clip với phần thưởng hấp dẫn. Ngoài ra, nhờ vào minigame yêu cầu người tham gia phải bình luận kèm theo Hashtag tên thương hiệu #HeinekenVietnam góp phần giúp thương hiệu tạo được tỉ lệ Brand placement khổng lồ.
4. MOMFIE - Trời ơi, Mẹ tôi cũng selfie! - Oppo (Link)
Là một trong những clip thành công nhất khi khai thác các yếu tố của sản phẩm một cách khác biệt để để tiếp cận được với khách hàng bằng video đầy cảm xúc. Phim ngắn Momfie - Trời ơi, mẹ tôi cũng selfie mang đến một thông điệp không quá mới nhưng được thể hiện một cách khéo léo để truyền cảm hứng cho việc sử dụng điện thoại trở thành một công cụ thông minh để tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái.
5. Xuân Không Màu - Bảo Xuân (Link)
Là một tân binh trong việc tung ra các viral clip vào thời điểm quảng cáo nóng bỏng nhất trong năm, thương hiệu Bảo Xuân đã đạt được thành công bất ngờ, tạo ra lượng thảo luận khổng lồ và được chia sẻ rộng rãi trên Facebook. Có thể nói thành công của viral clip này một phần lớn nhờ vào cả một chiến lược bài bản và thông điệp chạm tới cảm xúc của khách hàng dựa trên một sự thật hiểu ngầm (customer insight) đắt giá. “Kết quả khảo sát trên 3.000 phụ nữ đã kết hôn tại Việt Nam cho thấy, từ khi lấy chồng có tới 86% năm nào cũng đón tết ở nhà nội, trong số đó có tới 97% mong muốn có cơ hội được về nhà ngoại đón tết"
Một minh chứng khác của hiệu ứng tốt mà đoạn quảng cáo tạo ra là sự xuất hiện của các hội nhóm “Hội phụ nữ muốn về ngoại đón Tết” hay trào lưu thay avatar Facebook “Muốn về ngoại đón Tết” đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo chị em.
6. Chúc Tết cực nhắng - Mirinda (Link)
Loạt hài tết về những tình huống đời thường đáng yêu trong gia đình vào dịp Tết với sự tham gia của một loạt người nổi tiếng nhận được nhiều sự yêu thích của giới trẻ. Các bài viết chia sẻ clip trên trang cá nhân của KOL cũng góp phần tạo ra một lượng like và share lớn trên Facebook.
7. Người gieo an lành - Vinasoy (Link)
Ra mắt khá muộn so với mặt bằng chung quảng cáo Tết năm nay, tuy nhiên, bằng thông điệp ý nghĩa đầu năm mới: “Đôi khi tất cả những gì ta cần trong đời chỉ nằm trọn trong hai chữ: An lành”. Thương hiệu Vinasoy đã thu hút được sự chú ý lớn nhờ những hình ảnh truyền cảm hứng mạnh mẽ trong phim ngắn “Người gieo an lành”. Bộ phim là một câu chuyện đầy xúc động về hành trình “gieo mầm” an lành giữa người với người. Không chỉ khiến người xem nhận ra rằng an lành vẫn luôn hiện hữu, ngay cả ở những nơi cuộc sống còn khó khăn, khô cằn, Vinasoy khuyến khích mọi người cùng thực hiện những điều tốt đẹp và chia sẻ chúng để an lành được lan tỏa khắp cộng đồng.
8. Về nhà đón Tết, Gia đình trên hết - Neptune (Link)
Từ sự thành công của chiến dịch năm 2013, Neptune đã tạo ra một chuỗi chiến dịch nhất quán dành cho Tết mỗi năm với thông điệp “Về nhà đón Tết, Gia đình trên hết”. Thông điệp của Neptune tuy quen thuộc nhưng mỗi năm là một câu chuyện mới nhắc nhở thế hệ trẻ về giá trị của ngày Tết cổ truyền. Năm nay, Neptune một lần nữa khắng định vị thế của một thương hiệu cho mùa Tết bằng đoạn quảng cáo mới nhất của thương hiệu tập trung khai thác những câu chuyện đầy xúc động về những người phải ăn tết xa nhà qua đó muốn nhấn mạnh đến người xem giá trị quý giá của những giây phút sum họp đoàn viên.
9. Chuyến xe sum vầy - Oppo (Link)
Với sự góp mặt của nhiều cái tên nổi bật như Phở Đặc Biệt, Hồ Ngọc Hà, Long Nhật, Hari Won, BB Trần ... đoạn phim ngắn mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả vào những ngày đầu năm. Ngoài việc đầu tư mời dàn sao “khủng”, phim ngắn còn đầu tư chỉn chu về mặt bối cảnh, trang phục, hình ảnh với kịch bản, nội dung được chăm chút kỹ lưỡng.
10. Phụ nữ hơn nhau tấm chồng - VTVPlay (Link)
Tương tự Xuân không màu, đoạn phim ngắn của VTVPlay thành công khi nói lên được tâm sự của nhiều phụ nữ Việt Nam. Hạnh phúc thực sự của người phụ nữ không được xây dựng bởi những hào nhoáng bên ngoài như sự sung túc, tiền bạc, địa vị mà còn nằm ở sự quan tâm, vun vén gia đình của người chồng. Đoạn viral clip nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt like và chia sẻ chủ yếu trên Facebook cùng với rất nhiều bình luận đồng cảm với thông điệp.
Nhìn chung, các clip quảng cáo thành công nhất trong dịp Tết năm 2017 đều tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ nhờ nội dung khiến người xem tự động chia sẻ:
Có thể thấy, top 2 clip quảng cáo được bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội dịp Tết này của Heineken và Biti's Hunter đều tập trung vào nổi trăn trở của nhiều bạn trẻ hiện nay là Tết nên đi du lịch hay dành thời gian sum vầy cùng gia đình. Dù là Đón tết phong cách mới theo hiểu Heineken hay Đi thật xa để trở về theo kiểu Biti's Hunter thì cả hai thương hiệu tạo dấu ấn trong lòng người tiêu dùng Việt bằng câu chuyện truyền cảm hứng dành cho mọi người.
Thông điệp đầy sức truyền cảm từ quảng cáo Biti's Hunter
Hiểu rõ không phải ai cũng được đón cái tết trọn vẹn, nhiều thương hiệu đã đi theo hướng đi nhằm khai thác các thông điệp mới lạ phù hợp với những tâm tư, mong muốn thầm kín của lượng khách hàng mục tiêu.
Hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ cùng những bàn luận sôi nổi trên các hội nhóm, diễn đàn dành cho phụ nữ đã minh chứng cho hướng đi đúng đắn và khẳng định insight đắt giá mà Bảo Xuân tìm được. Viral clip được đánh giá cao về góc độ nhân văn, nói lên nỗi lòng và cũng là thực trạng của hầu hết các gia đình Việt Nam trong ngày Tết.
Tết 2017 không chỉ rộn ràng không khí đoàn viên, sum vầy mà còn là dịp để mọi người nhìn lại một năm cũ dần lùi xa, chuyển sang những gì sắp diễn ra, tìm kiếm và nhìn vào tương lai trong năm mới. Điều này khiến những quảng cáo truyền cảm hứng Tết cho khách hàng bằng cách nói những câu chuyện có liên quan đến tết gợi ý những hành động nhỏ mang đến những thay đổi tốt đẹp cho cuộc sống thu hút được sự quan tâm lớn. Quảng cáo về thói quen sống ảo, thờ ơ với người thân gia đình của Oppo được người xem đón nhận và ủng hộ mạnh mẽ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Năm 2016 là năm bùng nổ mạnh mẽ các trào lưu và sự chuyển biến liên tục về hình thức thể hiện các nội dung hot trên mạng xã hội. Theo nghiên cứu mới nhất của Buzzmetrics thì các loại nội dung tăng tương tác nhất trên mạng xã hội trong quý 3/2016 có nhiều thay đổi so với thống kê ở giai đoạn đầu năm 2016.
Năm 2016 là năm bùng nổ mạnh mẽ các trào lưu và sự chuyển biến liên tục về hình thức thể hiện các nội dung hot trên mạng xã hội. Theo nghiên cứu mới nhất của Buzzmetrics thì các loại nội dung tạo nhiều tương tác nhất trên mạng xã hội trong quý 3/2016 có nhiều thay đổi so với thống kê ở giai đoạn đầu năm 2016.
Liệu những thay đổi này có thể giúp các thương hiệu rút ra được gì mới về xu hướng của người dùng mạng xã hội không? Cùng điểm qua Top 5 loại nội dung đang thu hút lượng tương tác cao nhất trong quý 3 vừa qua để khám phá bí quyết có thể áp dụng cho các hoạt động trên social media của thương hiệu.
Các loại hình chế (meme), clip chế trên mạng xã hội không phải là loại nội dung mới trên social media tuy nhiên sức nóng của loại nội dung này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt thậm chí đang trở thành một trong những nguyên liệu cơ bản để hình thành nhiều trào lưu đáng chú ý của giới trẻ thời gian qua như trào lưu chế ảnh Té Cau, trào lưu Tha thu, trào lưu Be like Bill, trào lưu Đồ vật nói hộ lòng tôi.... Dạng nội dung này ngày càng trở nên phổ biến, thể hiện được sức sáng tạo, sự hài hước của cư dân mạng.
Các dạng hình chế (meme) là dạng nội dung thu hút nhiều tương tác và phổ biến nhất trong quý 3/2016. Bất kỳ sự kiện nào nổi bật trên mạng xã hội đều ngay lập tức trở thành đề tài cho những bức hình chế và có thể biến thành vô vàn các câu chuyện khác nhau. Nhìn chung, 4 loại ảnh chế đang được cư dân mạng yêu thích và chia sẻ nhiều nhất hiện là: Hình chế lấy cảm hứng từ người nổi tiếng, Hình chế lấy cảm hứng từ phim ảnh, Hình chế lấy cảm hứng từ lời bài hát nổi tiếng, Hình chế lấy cảm hứng từ các trào lưu khác trên mạng xã hội.
Các biểu cảm và câu nói ấn tượng của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho việc ra đời hàng loạt các bức ảnh chế hài hước khác nhau.
Là hiện tượng trong năm 2016, Mai Ngô cùng với những phát ngôn gây sốc và biểu cảm đặc biệt từ chương trình truyền hình thực tế The Face trở thành gương mặt bị cư dân mạng chế ảnh nhiều nhất trong quý 3/2016.
Một nhân vật cũng hot không kém là Sơn Tùng M-TP cùng sự trở lại gây nhiều tranh cãi với ca khúc "Chúng ta không thuộc về nhau" và câu nói "Tha thu" cũng gây sốt trong nhiều tháng vừa qua. Đặc biệt là nhiều câu hát, câu nói của Sơn Tùng đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của hàng triệu người sử dụng Facebook và các diễn đàn dành cho giới trẻ.
Những cảnh phim ấn tượng hay hình ảnh các nhân vật cũng là đề tài phổ biến của những bức ảnh chế trên mạng xã hội. Nhất là khi cư dân mạng ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến các bộ phim chiếu rạp, đặc biệt là các tác phẩm trong nước có sự đầu tư nghiêm túc. Trong quý 3/2016 vừa qua, bộ phim nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng nhất phải kể đến phim "Tấm Cám - Chuyện chưa kể". Hàng loạt các bức ảnh chế về các nhân vật trong phim được chia sẻ phố biến trên mạng xã hội, đáng chú ý nhất là trào lưu chế ảnh "Té cau" lấy cảm hứng từ cảnh phim đầy ấn tượng này.
Chế ảnh từ lời bài hát ấn tượng là một trong những hình thức chế ảnh quen thuộc nhất, tuy nhiên loại nội dung này chưa bao giờ hạ nhiệt, thậm chí còn được phát triển thêm nhiều hình thức mới. Lời bài hát gây sốt nhất trong thời gian gần đây phải kể đến câu hát "Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại, vừa bằng.....". Không còn chỉ dừng lại việc giữ lại nguyên bản, câu hát còn được cư dân mạng sáng tạo ra nhiều biến thể và rất được yêu thích.
Ngoài những đề tài phổ biến như người nổi tiếng, phim ảnh, âm nhạc thì ảnh chế hiện nay còn bắt nguồn từ rất nhiều các trào lưu đa dạng khác trên mạng xã hội, như gần đây nhất là trào lưu Táo-bút (hay còn gọi tắt là PPAP) và trào lưu "Đồ vật nói hộ lòng tôi".
Nếu ảnh chế có sự đa dạng về chủ đề thì hầu hết các clip chế trên mạng xã hội chủ yếu lấy cảm hứng từ các sự kiện thời sự hot như sự việc ngập lụt Sài gòn "thất thủ" hay những diễn biến từ cuộc thi The Face. Các clip chế này đa phần được thực hiện bằng cách cắt ghép các đoạn clip có sẵn, chèn thêm một số hiệu ứng để cho ra đời những video dưới dạng trailer phim ấn tượng, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Vào cuối tháng 2/2016, Facebook đã đưa ra tính năng mới nhằm nâng cấp nút Like với 5 biểu tượng cảm xúc mới gồm Love, Haha, Wow, Sad, Angry và được cư dân mạng hào hứng đón nhận. Ngoài tác dụng thể hiện cảm xúc bình thường, người dùng mạng xã hội này còn sáng tạo ra cách dùng mới của chức năng này là bình chọn/voting cho những khảo sát đơn giản, phổ biến nhất là: Bình chọn idol, bình chọn phong cách thời trang, bình chọn món ăn hay hình thức giải trí phổ biến....
Đây là 1 loại nội dung mới lạ và có tính tương tác rất cao với người dùng Facebook khi dễ dàng biết được kết quả thông qua các chức năng đếm tự động, hứa hẹn ngày càng được nhiều quan tâm đặc biệt là gần đây còn có nhiều khảo sát cập nhật thêm chức năng đến live số liệu vào video Live streaming của Facebook.
Các tin nhắn điện thoại là loại nội dung khá quen thuộc nhưng luôn duy trì được sức hút đối với cộng đồng mạng. Các đoạn hội thoại thông qua các mối quan hệ thân thiết như tình bạn, người yêu, gia đình luôn mang lại sự bất ngờ, niềm vui và những nụ cười sảng khoái cho người xem.
Bên cạnh đó, dạng nội dung này cũng góp phần cho việc ra đời các trào lưu Nhắn tin theo nội dung có sẵn thử phản ứng. Người tham gia chỉ cần thực hiện đoạn thoại sau đó chụp ảnh màn hình phản ứng của đối phương để chia sẻ lên mạng xã hội. Các trào lưu dạng này luôn nhận được sự hưởng ứng lớn của cư dân mạng bởi câu trả lời nhận về có thể rất bất ngờ. Các trào lưu được nhiều người tham gia nhắn tin nhất là: "con yêu bố/mẹ", "Em yêu anh", "Xuân này con không về" hay gần đây nhất là trào lưu thử lòng người yêu với cú pháp "Em sợ nó biết lắm. Thôi tạm thời đừng gặp nhau".
Từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 là thời gian bùng nổ của các bài đánh giá (review), tuy nhiên, các bài đăng tại thời điểm đó đa số chỉ thể hiện dưới dạng lời dẫn và hình ảnh sơ sài, khiến nhiều người hoang mang về độ tin cậy cũng như giá trị thông tin thực sự mà các bài đánh giá (review) mang lại. Như câu “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, các video review món ăn ghi lại quá trình chế biến tại cửa hàng để chứng tỏ độ tươi ngon của món ăn trở thành dạng nội dung về ăn uống được ưa chuộng nhất trong quý 3/2016. Bên cạnh đó, clip Food tour tổng hợp nhiều quán ăn ngon trong cùng 1 khu vực địa lí như: Các món ngon quận 3, quận Tân Bình, quận 10.... khiến cho người xem cảm thấy được cung cấp một lượng lớn thông tin bổ ích và nhận được lượng chia sẻ rất lớn trên mạng xã hội.
Foody.vn và Thèm là 2 trang fanpage tạo được nhiều tương tác nhất từ loại nội dung này.
Du lịch là một trong những chủ đề được giới trẻ quan tâm nhất trong năm 2016, nếu trong giai đoạn đầu năm nay, các bài đăng về du lịch đa phần là các bài hướng dẫn, kế hoạch du lịch, đánh giá địa điểm kèm theo hình ảnh minh họa thì từ quý 3/2016, các bạn trẻ đang dần ưa chuộng việc tạo ra các video du lịch để lưu giữ lại khoảnh khắc một cách sống động và chân thực hơn. Các video du lịch ngày càng thu hút được nhiều sự yêu thích các bạn trẻ nhờ vào việc cung cấp cho người xem trải nghiệm thực tếhơn, thật hơn đồng thời dạng nội dung này cũng truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đi đến khám phá những điểm du lịch hot.
Sự bùng nổ của các loại nội dung hình chế, clip chế, video du lịch, video review ... là một minh chứng cho sự năng động và sáng tạo của người dùng social media hiện nay. Các thương hiệu thay vì chỉ tạo ra những hình ảnh hài hước, video ấn tượng để thu hút người dùng tương tác, có thể đưa ra những hoạt động nhằm tạo ra sân chơi cho cư dân mạng để thỏa sức sáng tạo với những sản phẩm của riêng mình như cuộc thi chế ảnh, cuộc thi về video du lịch, video về ẩm thực .... để săn những giải thưởng hấp dẫn cùng với cơ hội nổi tiếng trên social media.
Thay vì chỉ là những đoạn video ngắn, nhanh, ấn tượng, những social video hiện nay đòi hỏi phải mang đến cho người xem những giá trị trải nghiệm thực tế như đưa người xem đến những vùng đất mới, cho người xem thưởng thức những món ăn hấp dẫn, giúp người xem trải nghiệm những hình thức giải trí mới.... Bên cạnh đó, việc đánh giá, review, chứng thực chất lượng của các sản phẩm thông qua video cũng ngày thu hút nhiều sự chú ý hơn so với những bài viết và hình ảnh đơn điệu.
Những câu chuyện về những khoảng khắc đời thường xoay quanh những mối quan hệ như bạn bè, gia đình, người yêu luôn thu hút sự chú ý lớn đối với người dùng mạng xã hội. Những đoạn hội thoại bất ngờ nhưng đầy tình cảm được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội thông qua hình ảnh chụp lại các đoạn tin nhắn là loại nội dung luôn tạo ra lượng tương tác cao nhờ những giá trị cảm xúc mang lại cho người xem. Thương hiệu có thể tận dụng dạng nội dung này hoặc các hình thức khuyến khích việc chia sẻ những khoảnh khắc đời thường tương tự để gia tăng sự gắn kết về mặt cảm xúc giữa thương hiệu với người tiêu dùng.
Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.
Du lịch là một trong những hoạt động được giới trẻ yêu thích và đồng thời là một chủ đề hot nhất trên social media từ đầu năm đến nay do sự phát triển của xu hướng viết review (địa điểm du lịch, bí quyết du lịch,...) trên mạng xã hội. Để hiểu rõ hơn về xu hướng đi du lịch của giới trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi, Buzzmetrics đã thực hiện phân tích chủ đề Du lịch được thảo luận bởi nhóm đối tượng này trên social media nhằm tìm ra những sở thích và nhu cầu cụ thể của giới trẻ khi đi du lịch.
* Phân tích được thực hiện thông qua việc lọc các thảo luận có liên quan đến chủ đề Du lịch và được tạo bởi các người dùng có độ tuổi 18-24 trên social media (bằng tính năng Audience profiling của Buzzmetrics được thu thập dựa trên thông tin mà người dùng tiết lộ trên social media).
Thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian 3 tháng gần đây (01/03/2016 - 31/05/2016) thì trên social media có hơn 4,2 triệu bài viết và thảo luận về Du lịch, trong đó 66,6% người tham gia thảo luận nằm trong độ tuổi 18-24.
Xét về Giới tính, có thể thấy rằng Nữ có xu hướng thảo luận về Du lịch trên social media nhiều hơn so với Nam giới, trong đó tỷ lệ Nữ chiếm 64,6% trong tổng số người tham gia thảo luận về chủ đề này.
Phân tích các thảo luận của giới trẻ có nhắc đến lý do vì sao họ thích đi du lịch, thì Tận hưởng ngày lễ, thời gian rảnh là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định đi du lịch (26%). Bên cạnh lý do này, thì còn có một số nhóm lý do dẫn đến nhu cầu đi du lịch của giới trẻ dưới đây:
Trong đó có những nhu cầu được xác định cụ thể như:
- Muốn tìm niềm vui, giải toả căng thẳng (17%)
- Muốn khám phá, trải nghiệm (11%)
- Thoả mãn đam mê, sở thích (11%)
- Để hoàn thiện bản thân (9%)
Hoặc chỉ đơn giản là để lấp đầy một cảm xúc mơ hồ như:
- Vì thích một địa danh nào đó (6%)
- Muốn đi một mình (3%)
- Muốn tận hưởng thời gian cùng bạn bè, người yêu (16%)
- Muốn tận hưởng thời gian với gia đình (7%)
- Quyết định đi du lịch vì Được truyền cảm hứng bởi những bài viết review, giới thiệu địa điểm hay trên social media (11%)
- Muốn đi du lịch đơn thuần là vì bạn bè rủ rê, cả nhóm bạn cùng đi chứ không hẳn xuất phát từ nhu cầu muốn đi du lịch
Thống kê các điểm đến trong nước được nhắc đến nhiều nhất trên social media bởi các bạn trẻ trong 3 tháng gần đây thì Đà Lạt là điểm đến hàng đầu được đề cập với gần 100,000 bài viết và thảo luận. Các điểm đến được yêu thích còn lại chủ yếu là những nơi có biển như Đà Nẵng, Cô Tô, Vũng Tàu, Phan Thiết - Mũi Né,...
Ăn uống là hoạt động phổ biến nhất khi đi du lịch ở cả giới trẻ (18-24) và người ở độ tuổi 25 trở lên với tỷ lệ thảo luận có nhắc đến hoạt động này tương ứng là 49.9% và 42.1%. Tuy nhiên đối với những người trẻ dưới 24 tuổi thì hoạt động được nhắc đến nhiều thứ 2 là Chụp ảnh với 27.9% lượng bài viết và thảo luận về các hoạt động khi đi du lịch của giới trẻ có nhắc đến hoạt động này, theo sau đó là Tham quan (23.5%) và Mua sắm (13.9%).
Trong khi đó, khi phân tích thảo luận tạo bởi nhóm đối tượng từ 25 tuổi trở lên cho thấy hoạt động khi đi du lịch được yêu thích thứ 2 sau Ăn uống là Tham quan (34.9%), rồi mới đến Chụp ảnh (24.2%) và Tắm biển, ngắm biển (20.8%).
Khi phân tích xu hướng các bài viết về Du lịch tạo được nhiều tương tác (Like, share, comment) bởi giới trẻ nhất trên social media thì các bài viết cung cấp thông tin bổ ích như chia sẻ Bí kíp khi đi du lịch, Bí quyết chụp ảnh đẹp, Tổng hợp địa điểm ăn uống, Làm sao để tiết kiệm chi phí khi đi du lịch là dạng nội dung thu hút giới trẻ nhất. Bên cạnh đó, các dạng bài đăng truyền cảm hứng như Các bộ ảnh du lịch đẹp, Giới thiệu địa điểm du lịch hấp dẫn, Giới thiệu chỗ ở mới lạ (lều, homestay, hostel) cũng là loại nội dung tạo được nhiều tương tác bởi giới trẻ trên social media.
Đáng chú ý, một nhóm các bạn trẻ bị choáng ngợp bởi lượng thông tin khổng lồ về các địa điểm du lịch, kinh nghiệm du lịch xuất hiện trên social media và e ngại việc phải đọc và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn cho chuyến du lịch của mình, thì Kế hoạch du lịch chi tiết (đưa ra lịch trình cụ thể, những nơi nên đến, những món nên ăn,...) được xem là loại nội dung vô cùng hữu ích.
*Thống kê được thực hiện thông qua phân tích các bài đăng về Du lịch thu hút nhiều tương tác nhất (like, share, comment) bởi nhóm đối tượng 18-24 tuổi trên social media.
Nếu như năm 2015 đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trào lưu Âm nhạc trên social media thì từ đầu năm 2016 đến nay, không có nhiều trào lưu âm nhạc mới được hình thành, nhìn chung có một số điểm nổi bật như Tài trợ sự kiện EDM, hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu nhé.
Nếu như năm 2015 đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trào lưu Âm nhạc trên social media thì từ đầu năm 2016 đến nay, không có nhiều trào lưu âm nhạc mới được hình thành, nhìn chung có một số điểm nổi bật dưới đây:
- Có thể thấy sự chuyển dịch rất rõ trong xu hướng cảm nhận âm nhạc của giới trẻ với sự thịnh hành trở lại của các xu hướng âm nhạc mang hơi hướng hoài cổ, âm nhạc gợi nhắc lại quá khứ như Nhạc Bolero, Nhạc Trịnh, Comeback của các thần tượng âm nhạc một thời, Các bản nhạc của 8x, 9x đời đầu,...
- Không nằm ngoài dự đoán trong năm 2015, EDM vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và là xu hướng âm nhạc nổi bật nhất trong nửa đầu năm 2016
Chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây, đã có hàng chục sự kiện EDM diễn ra tại Việt Nam, trong đó có nhiều sự kiện được tổ chức độc quyền với quy mô lớn bởi các thương hiệu chủ yếu trong ngành hàng nước giải khát mà đặc biệt là các thương hiệu Bia và thức uống có cồn khác.
Nhìn chung, 3 thương hiệu nổi bật nhất trong việc tận dụng sự kiện EDM để quảng bá là Heineken, Budweiser và Larue Beer với việc là nhà tài trợ chính cho 3 sự kiện âm nhạc điện tử lớn được nhắc đến nhiều trên social media là Heineken Green Room, The Wave Music Festival và The City I love. Tuy nhiên, liệu việc tài trợ độc quyền hoặc tự mình tổ chức sự kiện EDM có khiến thương hiệu tạo được nhận diện cũng như được nhắc đến nhiều trong sự kiện? Câu hỏi này sẽ được trả lời qua thống kê và phân tích tỷ lệ Brand placement của thương hiệu tài trợ trong các sự kiện EDM từ đầu năm đến nay.
BRAND PLACEMENT RATIO là tỷ lệ thảo luận có nhắc đến thương hiệu trong tổng số thảo luận của sự kiện mà thương hiệu tài trợ. Tỷ lệ này có thể không tỷ lệ thuận với số người tham gia sự kiện tuy nhiên nó có thể mang một số ý nghĩa như sau:
- Số người hồi tưởng đến thương hiệu (Brand recall)
- Số người có thái độ tích cực với branded content (Thảo luận tích cực về Brand placement)
Dưới đây là thống kê tỷ lệ được nhắc đến của thương hiệu tài trợ trong sự kiện EDM từ đầu năm 2016 đến nay:
Có thể thấy rằng, Brand placement ratio của các thương hiệu trong các sự kiện EDM là rất thấp, đa số đều không vượt quá 5% trong khi lượng thảo luận về các sự kiện này thường là rất lớn (ngoại trừ Heineken với 21.25% tỷ lệ được nhắc đến trong Heineken Green Room do từ khoá của thương hiệu cũng đồng thời là tên sự kiện và Pepsi trong Trancession: The Revolution do có minigame thắng vé dự sự kiện).
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng các bài viết và thảo luận thực sự nhắc đến thương hiệu trong Heineken Green Room, thì tỷ lệ brand placement của Heineken cũng chỉ đạt mức rất thấp 1.42%.
Nhìn chung, tỷ lệ brand placement thấp trong các sự kiện EDM chủ yếu là do hai nguyên nhân:
Nhìn chung, không chỉ riêng các sự kiện EDM mà hầu hết các trang thông tin về các sự kiện trên social media đều ở dạng Event (sự kiện Facebook) chứ không phải dạng fanpage (trừ các sự kiện được tổ chức bởi thương hiệu thì thông tin về sự kiện được truyền thông trên fanpage của thương hiệu). Việc tạo Event trên Facebook giúp sự kiện được biết đến nhiều hơn thông qua tính năng Tham gia sự kiện, Mời bạn bè tuy nhiên lại có nhược điểm là không thể cập nhật thường xuyên các thông tin, bài đăng về sự kiện như trên fanpage. (Mặc dù trang Sự kiện cho phép người dùng đăng các bài đăng, hình ảnh, video về sự kiện tuy nhiên hầu hết đều xảy ra sau khi sự kiện diễn ra, và phía tổ chức sự kiện không thể chủ động tương tác với những người tham gia).
Điều này khiến trước sự kiện hầu như không có tương tác giữa bên tổ chức sự kiện và người sẽ/có thể tham gia sự kiện. Do đó, thông tin về thương hiệu tài trợ cũng gần như không được truyền tải đến khách hàng mà chỉ được nhắc đến trong phần thông tin sự kiện (About).
Trường hợp thứ 2 là sự kiện có Facebook fanpage nhưng chỉ nhắc đến thương hiệu dưới dạng hashtag trong bài viết, do đó không tạo được nhiều sự chú ý đối với cộng đồng mạng, thương hiệu vì thế cũng không có được Earned media trong sự kiện.
Nhiều thương hiệu tài trợ, thậm chí là nhà tài trợ độc quyền cho sự kiện nhưng lại không quảng bá cho sự kiện hoặc không đăng tải thông tin về sự kiện trên fanpage của mình dẫn đến khách hàng không nhận thức được rằng thương hiệu tài trợ cho sự kiện. Việc nhắc đến thương hiệu trên các trang thông tin của sự kiện/KOL thường không khiến người tiêu dùng ghi nhớ về thương hiệu do các thông tin chủ yếu được nhớ đến là thông tin về sự kiện, về người nổi tiếng tham gia sự kiện, hoặc sự kiện có nhiều nhà tài trợ khác.
Ngoài các sự kiện EDM được tổ chức quanh năm thì các sự kiện vào những dịp đặc biệt hiện nay cũng thường lấy EDM làm chủ đề chính, điển hình là các Countdown party (sự kiện đếm ngược). Thống kê của Buzzmetrics về các sự kiện countdown 2016 được tổ chức bởi các thương hiệu cho thấy tỷ lệ Brand placement trong các sự kiện này cao hơn hẳn so với các sự kiện EDM trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay.
Lý giải cho việc này, countdown hoặc các dịp lễ tết là thời điểm có nhiều sự kiện được tổ chức bởi nhiều đơn vị khác nhau, do đó bên cạnh việc brand placement ratio cao do tên sự kiện cũng đồng thời gắn với tên thương hiệu thì còn do người dùng trên social media có xu hướng dùng tên của thương hiệu/đơn vị tổ chức để nói về sự kiện.
Do đó, việc chú trọng vào sự kiện tổ chức vào các dịp đặc biệt có thể khiến thương hiệu được nhớ đến nhiều hơn so với các sự kiện nhỏ lẻ trong năm. Tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện vào những dịp lễ tết cũng khiến mức độ cạnh tranh cao do có nhiều sự kiện được tổ chức cùng lúc. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì thương hiệu cần có những hoạt động quảng bá sự kiện nhiều tháng trước khi sự kiện xảy ra.
Hình thức quảng bá cho sự kiện thu hút tđược nhiều tương tác nhất và cũng được nhiều thương hiệu ứng dụng là Minigame và Tặng vé tham dự sự kiện trên Facebook fanpage. Tuy nhiên, không phải hình thức minigame và tặng vé nào cũng mang lại hiệu quả như nhau.
Minigame tinh mắt thường nhận được sự tham gia của nhiều người
Một thương hiệu ứng dụng khá thành công loại minigame này là VPBank trong Countdown party 2016 với tỷ lệ Brand placement lên đến hơn 50%. Trước khi sự kiện diễn ra, VPBank đã tổ chức nhiều minigames trên trang Facebook fanpage của mình với chủ đề đêm giao thừa như Đếm pháo hoa, Đếm nhạc cụ rơi, Giải mã mê cung và đồng thời yêu cầu fan share với hashtag #VPBANK_COUNTDOWN để có cơ hội nhận quà.
Minigame đòi hỏi người chơi tự đưa ra ý kiến, câu trả lời của mình thương không thu hút nhiều người tham gia
Clearmen cũng là một thương hiệu có chủ động trong việc quảng bá sự kiện countdown của mình (Yamaha Clearmen Countdown), tuy nhiên việc lựa chọn hình thức minigame yêu cầu người chơi tự đưa ra câu đối khiến không nhiều người tham gia do đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ nhiều.
Lựa chọn hình thức tặng vé tham dự sự kiện tạo được tương tác hai chiều
Tặng vé tham gia sự kiện là một hình thức hiệu quả để nhắc nhở khách hàng về việc thương hiệu tài trợ cho sự kiện và đồng thời cũng thu hút được tương tác tốt từ phía người dùng trên social media. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức tặng vé cũng rất quan trọng đối với việc nâng cao tỷ lệ brand placement.
Một ví dụ khá thành công trong việc này là Pepsi trong sự kiện âm nhạc Trancession: The Revolution diễn ra vào tháng 2 năm nay với tỷ lệ Brand placement lên đến 23.63%. Mặc dù sự kiện này không có fanpage nhưng Pepsi đã chủ động trong việc thông báo thông tin sự kiện và nhắc nhở về việc tài trợ cho sự kiện thông qua hình ảnh bắt mắt trên trang fanpage của mình. Chương trình tặng vé tham dự sự kiện được thực hiện bằng cách yêu cầu fan share bài đăng trên trang Pepsi fanpage thu hút sự tham gia của nhiều người và tạo một lượng thảo luận khá lớn có nhắc đến thương hiệu.
Trong khi đó, thương hiệu không nên lựa chọn hình thức tặng vé bằng cách đổi vé offline vì hình thức này chỉ là giao tiếp một chiều, không khiến người tiêu dùng tự tạo ra các thảo luận về thương hiệu trong sự kiện.
Theo thống kê của Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, thì dưới đây là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media từ sau Tết đến nay:
Tháng Giêng âm lịch thường được ví von là "Tháng ăn chơi", "Hết tết còn xuân" nên các sự kiện HOT trên mạng xã hội trong thời gian này tập trung chủ yếu là các chủ đề thảo luận về Vui chơi Giải trí, đặc biệt là lĩnh vực Phim Ảnh. Đây cũng là thời điểm bùng nổ của các trào lưu vui như chế ảnh, chế clip, chế lời bài hát... Bên cạnh đó, các ngày đặc biệt như Valentine, Quốc tế Phụ nữ, Ngày tình bạn cũng được giới trẻ bàn luận ngày càng nhiều trên social media... Theo thống kê của Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, thì dưới đây là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media từ sau Tết đến nay:
Nhìn chung, các ngày đặc biệt ngày càng được chú ý và thảo luận nhiều trên mạng xã hội. Các nội dung về ý nghĩa, nguồn gốc cũng như hoạt động vui chơi trong những ngày này luôn tạo được lượng tương tác lớn. Đặc biệt những bài viết, ảnh chế vui nhộn về dân FA trong các ngày lễ như Valentine, Quốc tế phụ nữ cũng được được cộng đồng này hưởng ứng mạnh.
Valentine vẫn là ngày đặc biệt tạo được nhiều thảo luận nhất trong khoảng thời gian sau tết, đáng chú ý là ngày Valentine Trắng đang ngày càng được chú ý bởi giới trẻ. Ngày tình bạn - Friends day là một ngày đặc biệt nổi lên trong năm nay nhờ ứng dụng thú vị của Facebook cho ngày này. So sánh với lượng thảo luận về các ngày này vào năm 2015, thì rõ ràng là có sự chênh lệch lớn về lượng thảo luận được tạo ra trên social media:
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều phim gây sốt trong cộng đồng mạng, nổi bật nhất trong những cái tên đó phải kể đến Hậu duệ mặt trời, Thượng Ẩn, Deadpool, Tình yêu không có lỗi phần 2. Ba trong số những phim HOT nhất gần đây là những bộ phim nước ngoài được Việt Sub và phát hành online đều đặn hàng tuần tạo điều kiện cư dân mạng dễ dàng tìm xem.
Nhìn chung, những yếu tố khiến phim ảnh ngày càng tạo được nhiều thảo luận trên mạng xã hội:
Vịt Bối Rối đã ra đời từ lâu và phổ biến trên các trang cộng đồng giải trí nước ngoài như 9Gag, Buzzfeed...nhưng đến độ giữa tháng 2 năm nay mới xuất hiện tại Việt Nam bắt nguồn từ việc tự chế ảnh trêu chọc nhau trong cộng đồng chơi game DOTA.
Theo Công thức hình thành trào lưu - Fad fomular đã từng được Buzzmetrics giới thiệu thì Vịt bối rối hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố để gây sốt trên cộng đồng mạng :
Vào thời điểm cuối tháng 2, Facebook cập nhật thêm một tín năng mới gây xôn xao cộng đồng mạng xã hội trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cơn sốt icon biểu cảm mới có thể được tổng kết lại theo 3 giai đoạn chính:
Cũng theo Công thức hình thành trào lưu - Fad Formula của Buzzmetrics thì tín năng mới này gây sốt nhờ:
Cư dân mạng Việt Nam đồng loạt đăng tảỉ những cảm xúc vui sướng và tự hào về nền bóng đá Futsal nước nhà. Những đoạn clip về trận đấu lịch sử được chia sẻ tràn ngập mạng xã hội trong ngày 17 và 18/2. Có thể thấy việc đại diện Việt Nam đem chuông đi đánh xứ người đạt thành tích tốt trên đấu trường quốc tế, củng cố lòng tự hào dân tộc luôn được truyền thông và cư dân mạng đặc biệt chú ý và tung hô nhiệt liệt trên mạng xã hội như trước đây đã có Ánh Viên, Thúy Vân, Lan Khuê...
Đáng chú ý là nhiều người nổi tiếng đăng status chúc mừng đội bóng là một yếu tố quan trọng gia tăng sự chú ý của cư dân mạng về sự kiện này. Các bài đăng về việc Việt Nam đoạt vé tham gia Futsal WorldCup tạo được nhiều tương tác nhất trên social media:
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Hãy cùng Buzzmetrics điểm qua Top 5 nội dung tương tác tốt nhất trên mạng xã hội đầu năm 2016 này, trong đó có thể điểm qua các Trào lưu hot như: Review, Food Video, chế ảnh...
Trong thời gian gần đây Facebook photo album trở thành dạng nội dung được nhiều fanpage sử dụng và đạt được hiệu quả cao trong việc tạo tương tác, nhất là tạo được lượt share khủng. So với việc đơn thuần post một hình ảnh hay trạng thái (status), thì việc nhiều hình ảnh được tổng hợp trong một album khiến cho người xem cảm thấy được cung cấp một lượng lớn thông tin hữu ích, dễ dẫn đến hành động chia sẻ (share) hơn trên mạng xã hội. Mở đầu cho xu hướng tổng hợp thông tin bằng photo album này là một loạt các album Tổng hợp công thức làm các món ăn như Cách làm các món lẩu ngon (246,200 lượt shares); [công thức] XÔI CHÈ KEM – MÓN NGỌT – TRÁNG MIỆNG – MÓN ĂN VẶT (250,881 shares); Các món dưa muối ăn kèm (110,888 shares),….
Hình thức này đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi bởi nhiều fanpage trong nhiều lĩnh vực để diễn đạt nội dung, mà phổ biến nhất là dạng album hoặc các post tổng hợp các hình ảnh có text, giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được nội dung mà vẫn giữ được sự bắt mắt nhờ vào việc sử dụng hình ảnh.
Có thể nói Facebook album đang là xu hướng nổi bật nhất từ đầu năm đến nay, trong đó đã có nhiều album khi đăng tải lên mạng xã hội nhận được nhiều phản hồi tích cực và lượt chia sẻ ồ ạt từ phía cộng đồng mạng. Dưới đây là thống kê những loại Facebook photo album đạt được lượt tương tác nhiều nhất trên social media trong khoảng thời gian gần đây:
Các bài đánh giá (review) không phải là loại nội dung mới trên social media tuy nhiên sức nóng của loại nội dung này vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt. Sự phát triển nhanh chóng của các cộng đồng review ăn uống như Địa điểm ăn uống, Foody, Lozi,… trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hút của các bài review. Loại nội dung này còn chứng tỏ khả năng tạo tương tác của mình qua các bài Review mỹ phẩm (từ các beauty blogger), và được mở rộng sang các lĩnh vực khác như Du lịch (phượt, du lịch bụi), Phim ảnh,…
Các bài đăng về review ăn uống tạo được nhiều tương tác nhất trên social media từ đầu năm đến nay:
Các nguồn tạo được nhiều tương tác nhất nhờ vào các bài review ăn uống trong khoảng từ đầu năm đến nay: Có thể thấy đa số các nguồn nổi bật nhất trong việc tạo ra loại nội dung này đều là những trang review ăn uống, điển hình là Địa điểm ăn uống, Foody, Lozi,…
Những bài review du lịch tạo được nhiều tương tác cũng như phản hồi tích cực từ phía cộng đồng mạng
Những nguồn tạo được nhiều tương tác nhất nhờ vào những bài review du lịch trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay:
Những bài review mỹ phẩm tạo được nhiều tương tác nhất trên social media trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay:
Những nguồn tạo được nhiều tương tác nhất nhờ vào những bài review mỹ phẩm trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay:
Ăn uống luôn là chủ đề tạo được nhiều tương tác trên mạng xã hội, tuy nhiên nếu như trước đây các post về food & drink trên social media thường được post dưới dạng hình ảnh, thì trong thời gian gần đây hình thức đăng tải bằng video đã thực sự trở thành xu hướng người dùng hiện nay. Có thể thấy rằng trong khoảng thời gian từ đầu năm trở lại đây, một loạt các video ghi lại hình ảnh bắt mắt của các món ăn hoặc các clip ngắn hướng dẫn cách đơn giản để thực hiện các món ăn ngon xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Photoshop troll là một trào lưu mới xuất hiện trên mạng xã hội từ cuối năm 2015, trong đó một người đăng tải hình ảnh của họ lên một Facebook group và nhờ các “chuyên gia” Photoshop giúp đỡ để khiến hình ảnh trở nên sinh động hơn hoặc nhờ chỉnh sửa hình ảnh theo ý muốn, nhờ xoá phông, xoá các vật thể không mong muốn,… Điều đáng mừng là những lời kêu gọi này nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía cộng đồng mạng, tuy nhiên kết quả nhận lại thật khiến khổ chủ không biết nên khóc hay nên cười trước độ sáng tạo cộng với độ phũ của cộng đồng mạng.
Bài hát chế đã trở thành trào lưu vô cùng phổ biến trong giới trẻ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sức lan toả của trào lưu này vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống mà còn tăng lên đáng kể từ cuối năm 2015 đến nay do sự xuất hiện của hiện tượng mới Củ Tỏi với các clip hát chế dựa trên những bài hát được yêu thích hiện nay như Vợ người ta (Phan Mạnh Quỳnh), Vì tôi còn sống (Tiên Tiên), Tâm sự với người lạ (Tiên Cookie),… Sự sáng tạo và sự chuẩn trong việc chế lời bài hát cộng với việc tận dụng những chủ đề nóng hổi hiện nay như nhân vật “con nhà người ta” mà bố mẹ hay mang ra so sánh với con mình, “vấn nạn” ế, hoa hậu hoàn vũ 2015, xăng tăng giá,… khiến cho Củ Tỏi được mệnh danh là “Thánh chế” với các clip triệu view và hàng trăm ngàn lượt comment, share.
Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay thì 3 bài hát chế được chia sẻ nhiều nhất là Say You Do – Valentine version (Trung Quân), Tâm sự với người nhậu (Củ Tỏi) và Sau tất cả chế (Củ Tỏi) trong đó nhóm đối tượng tham gia thảo luận và chia sẻ chủ yếu là giới trẻ (nhóm 18-24 tuổi chiếm trên 50%, còn lại là 25-34 tuổi).
Trong khi các nội dung quảng bá đơn thuần về thương hiệu hoặc sản phẩm của thương hiệu thường không tạo được nhiều tương tác, thì những nội dung có chứa các thông tin bổ ích, mang tính giáo dục hoặc tính ứng dụng cao thường được đánh giá cao hơn. Thương hiệu có thể tạo ra các nội dung về cách sử dụng sản phẩm hiệu quả, hoặc các chia sẻ về bí quyết liên quan đến ngành hàng, mang lại những kiến thức thực sự hữu ích cho người tiêu dùng chứ không chỉ tập trung vào quảng bá sản phẩm.
Với sự phát triển mạnh mẽ của social media, ngày càng có nhiều ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu được tạo ra trên social media, tuy nhiên, độ tin cậy của các thảo luận này cũng ngày càng giảm xuống. Người tiêu dùng mong muốn có được những đánh giá xác thực về sản phẩm, với những phân tích điểm mạnh điểm yếu một cách trung lập, từ đó dẫn đến sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các bài review chi tiết.
Việc nắm bắt các chủ đề nổi bật, các xu hướng và trào lưu trên mạng xã hội và tận dụng để tạo ra các bài đăng liên quan là một trong những cách dễ dàng nhất để tăng lượng tương tác giữa thương hiệu với người dùng trên social media.
Có thể thấy rằng photo album là hình thức được nhiều Facebook fanpage chọn để truyền tải nội dung và đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tạo tương tác với fan trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay. Việc truyền tải thông tin bằng Facebook photo album có những điểm mạnh sau đây:
– Thông tin được thể hiện thông qua hình ảnh sẽ bắt mắt hơn so với việc thể hiện bằng từ ngữ thông qua Status hoặc Note dài.
– Hình ảnh đơn lẻ thường dễ bị trôi đi trên news feed, trong khi photo album thì ít bị trôi hơn và có thể cập nhật thêm hình ảnh mới vào album, dễ dàng cho việc lưu trữ cũng như chia sẻ thông tin.
– Đối với một hình ảnh hoặc một post đơn lẻ, thì nội dung phải thực sự thú vị và hữu ích thường mới dẫn đến hành động chia sẻ (share), trong khi một photo album có thể chỉ bao gồm những kiến thức thông thường trong mỗi hình ảnh, tuy nhiên việc tổng hợp các thông tin lại một chỗ khiến album trở nên có giá trị thông tin hơn, dễ dẫn đến hành động share hơn.
Video ngày càng được sử dụng phổ biến trên Facebook trong việc truyền tải nội dung do sinh động và truyền tải được nhiều thông tin hơn so với hình ảnh, đặc biệt là khi Facebook bổ sung tính năng tự động phát video và cho phép post ảnh động (gif). Nếu như hình ảnh thường tạo được nhiều interaction hơn là chữ (text) nhưng lại thường được đánh giá là không cung cấp nhiều thông tin bằng, thì video ngắn hoặc ảnh động đáp ứng được cả hai mặt thông tin và sức thu hút, nhất là các tutorial video (video hướng dẫn nhanh).
Ảnh chế, bài hát chế là một dạng hình thức truyền đạt thông tin mang tính sáng tạo và tính giải trí cao. Ảnh chế, bài hát chế đáp ứng nhu cầu có một ngôn ngữ chung của giới trẻ, làm giảm áp lực hoà mình vào nhóm mà nhiều bạn trẻ đang gặp phải hiện nay. Nếu như nhóm đối tượng mà thương hiệu muốn nhắm đến là giới trẻ, thì đây là một trong những cách dễ tạo được tương tác cao nhất, tuy nhiên ảnh chế, bài hát chế nên liên quan đến các vấn đề nổi trội, các trào lưu đang lan truyền trên social media.
Mức độ ảnh hưởng của người viết bài review cũng là một yếu tố có tác động lớn đến sự tin tưởng của người tiêu dùng, đây là nền tảng của việc sử dụng KOL trong các chiến dịch của thương hiệu, tuy nhiên vấn đề của các thương hiệu hiện nay là:
– Các thương hiệu lựa chọn KOL dựa trên mức độ ảnh hưởng của họ hơn là mức độ liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm
– Một người nổi tiếng quảng bá cho quá nhiều nhãn hàng
– Những người nổi tiếng thường được các thương hiệu lựa chọn hiện nay là các ca sĩ, diễn viên,… vốn không phải là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà họ được chọn để quảng bá
Do đó, các thương hiệu nên cân nhắc đến việc lựa chọn KOL đáp ứng hai tiêu chí: Độ ảnh hưởng và Mức độ am hiểu ngành hàng. Điển hình cho xu hướng này là việc sử dụng các Beauty blogger của một số thương hiệu làm đẹp hiện nay.
Social media platform mà Beauty blogger hoạt động phổ biến nhất là Facebook, Instagram và Youtube. Mỗi Beauty Blogger cũng thường sở hữu một trang Blog riêng với những bài viết có nội dung dài và phức tạp hơn, mặc dù không tạo được nhiều thảo luận bằng 3 platform trên nhưng bài viết có chất lượng và độ sâu hơn.
Beauty blogger (hay còn gọi là Beauty guru) được coi như những quân sư làm đẹp trên mạng xã hội, thậm chí họ còn có khả năng định hình xu hướng dưỡng da và trang điểm. Số lượng Beauty blogger và bài viết trên mạng xã hội ở Việt Nam ngày càng nhiều khiến cho khách hàng cũng như những thương hiệu chuyên về làm đẹp gặp khó khăn khi tìm hiểu. Như đã nhắc trong bài viết Phân tích ý kiến thật sự của người tiêu dùng về các sản phẩm kem nền, kì này, Buzzmetrics - giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động của các Beauty blogger và chỉ ra những chuyên mục thu hút nhiều thảo luận nhất dựa theo số liệu tổng hợp từ các bài đăng trong Quý III/2015, nhằm hỗ trợ các thương hiệu trong việc tăng hiệu quả chiến dịch truyền thông.
Tại Việt Nam, social media platform mà Beauty blogger hoạt động phổ biến nhất là Facebook, Instagram và Youtube. Mỗi Beauty Blogger cũng thường sở hữu một trang Blog riêng với những bài viết có nội dung dài và phức tạp hơn, mặc dù không tạo được nhiều thảo luận bằng 3 platform trên nhưng bài viết có chất lượng và độ sâu hơn.
Facebook là nơi hoạt động nhiều nhất của các Beauty Blogger và tạo ra nhiều thảo luận nhất. Sở hữu lượng fan hùng hậu nhất trong các Beauty Blogger hiện nay phải kể đến Changmakeup (còn gọi là Trang Ngô) với nội dung tạo được nhiều chú ý nhất là Swatch son nhờ đôi môi đẹp, cùng gia tài son môi đồ sộ.
Mailovesbeauty, The Kick-Ass Red Liptstick, G.G Review có tổng số thảo luận cao trong Quý III/2015 nhờ vào các nội dung Give away - Chương trình quà tặng.
Nhờ vào lợi thế chú trọng vào hình ảnh, Instagram đang ngày càng phổ biến và được các tín đồ làm đẹp sử dụng, đây cũng là xu hướng hoạt động chung của các Beauty Blogger. Một số Beauty Blogger mới hoạt động gần đây và nổi lên rất nhanh trên Instagram là Primmy Truong, Trinh Pham, gauzoan.
Các clip về Swatch son của Changmakeup và Makeup Tutorial - hướng dẫn trang điểm của Quỳnh Anh Shyn là những nội dung tạo được nhiều thảo luận nhất trên Youtube.
Nhằm đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động của các Beauty Blogger trên mạng xã hội, bài viết sẽ chỉ ra các loại nội dung nào đang thu hút nhiều thảo luận nhất từ fan dựa theo số liệu tổng hợp của Social Listening Buzzmetrics từ các bài đăng của các Beauty Blogger hoạt động mạnh trong Quý III/2015.
Đáng chú ý là các dạng bài Beauty Challenge - Thử thách làm đẹp dù là những nội dung video không được đăng thường xuyên như các chuyên mục khác nhưng luôn thu hút được sự chú ý lớn với lượng tương tác trung bình của mỗi bài tạo ra cao nhất trong các loại content. Review các sản phẩm làm đẹp là loại content phổ biến nhất và luôn tạo được nhiều thảo luận trên các trang Beauty Blogger. Các Clip hướng dẫn trang điểm, MOTD - makeup of the day (Phong cách trang điểm của ngày), Give Away (Chương trình quà tặng) là những nội dung quen thuộc và tạo được lượng tương tác một cách ổn định.
Beauty Subscription Box - Hộp làm đẹp định kì là trào lưu hot gần đây trong các Beauty Blogger và nhận được sự hưởng ứng rất tốt của các tín đồ làm đẹp.
Là nội dung luôn tạo được sự thích thú cho fan và kiếm được số lượng like khủng dù không thường xuyên, đa phần là do những Beauty Blogger tag (đánh dấu) nhau để "đổi gió" cho trang của mình. Các loại Thử thách phổ biến là "No mirror makeup" (Trang điểm không nhìn gương), "3 minutes makeup" (Trang điểm trong vòng 3 phút), "30 day makeup challenge" (30 ngày trang điểm theo yêu cầu có sẵn), "$20 makeup" (Trang điểm với những sản phẩm có giá tổng cộng dưới 20$ đã bao gồm VAT), "Boyfriend or husband makeup" (Bạn trai trang điểm), "Blindfold Makeup" (Trang điểm bịt mắt).
Những clip Beauty Challenge tạo ra nhiều tương tác nhất trong Quý III/2015:
Là loại chuyên mục phổ biến và thường thu hút nhiều sự quan tâm nhất, thu được nhiều comment thảo luận về sản phẩm và là loại chuyên mục rất bổ ích cho brand để thu thập ý kiến khách hàng. Swatch son là nội dung review phổ biến nhất hiện nay, do dễ thấy hiệu quả lên màu và chất son nhất. Changmakeup là Beauty Blogger sở hữu rất nhiều fan nhờ các clip Review và Swatch son được đầu tư kĩ lưỡng và phát hành đều đặn. Để có một lớp trang điểm đẹp cũng cần một làn da sáng và mịn, do vậy, các sản phẩm Chăm sóc da cũng là nội dung rất được lòng fan và cũng được review rất thường xuyên. Các sản phẩm kem nền, phấn phủ, phấn mắt cũng là những loại sản phẩm phổ biến xuất hiện trong các bài review của các Beauty Blogger. Đáng chú ý là sản phẩm giúp da làm sạch các tàn dư của lớp Makeup hay bụi bẩn như Các sản phẩm tẩy trang hay Máy rửa mặt cũng đang được "lăng xê" rất hiệu quả bởi các Beauty Blogger.
Gần đây, trào lưu Beauty Subscription Box trở nên vô cùng phổ biến. Như bài viết Phân tích ý kiến thật sự của người tiêu dùng về các sản phẩm kem nền đã cho thấy, phù hợp với da là một trong những yếu tố quan trọng khi chọn mua mỹ phẩm. Việc mua sản phẩm full size kèm theo rủi ro lãng phí tiền bạc nếu không hợp. Beauty Subscription Box (hộp làm đẹp định kì) là một hình thức dịch vụ mới mà người tiêu dùng có thể nhận được một hộp bao gồm nhiều sản phẩm làm đẹp với size du lịch nhỏ tiện dụng cùng mức giá cực kì tiết kiệm so với mua lẻ từng sản phẩm. Hình thức này đã rất phổ biến ở nước ngoài nhưng với Việt Nam thì dịch vụ này còn khá mới mẻ. Ma Belle Box là một trong những dịch vụ tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam, với các hộp làm đẹp được gửi tới người dùng dựa trên Beauty profile của họ định kì mỗi 2 tháng.
Ngoài ra, gần đây, một tiêu thức khác của dịch vụ Beauty Supscription Box là Beauty (or Skincare) Smart Box cũng nhanh chóng ra đời bởi Lixi Box và nhận được sự phản hồi tốt từ khách hàng nhờ các hộp làm đẹp gồm sản phẩm do các Beauty Blogger uy tín như Changmakeup, Mailovesbeauty lựa chọn để giới thiệu.
4. Makeup tutorial - Clip hướng dẫn trang điểm
Các loại Clip Trang điểm phổ biến gồm có: trang điểm thường nhật, trang điểm theo chủ đề, theo mùa, theo thời điểm hay sự kiện, những xu hướng mới được cập nhật, inspired makeup (mô phỏng người nổi tiếng, nhân vật trong phim).
Đây là loại nội dung không còn mới nhưng luôn nhận sự quan tâm lớn của các tính đồ làm đẹp nhờ chủ đề đa dạng, đặc sắc, và giúp cho người tiêu dùng dễ học theo. Quỳnh Anh Shyn là một trong nhưng Beauty Blogger nổi bật nhất hiện nay nhờ tập trung phát hành liên tục rất nhiều clip hướng dẫn makeup long lanh, hợp xu hướng giới trẻ đồng thời cũng giúp tăng độ phổ biến của một số sản phẩm kem nền mà cô sử dụng khi quay.
Những clip Makeup tutorial - Hướng dẫn makeup tạo ra nhiều tương tác nhất trong Quý III/2015:
Ăn theo trào lưu #ootd (Outfit of the day - Hôm nay bạn mặc gì) rất nổi tiếng trong giới trẻ, các tín đồ làm đẹp cũng có trào lưu #motd (Makeup of the day - Hôm nay bạn trang điểm thế nào). Các bài đăng thường bao gồm một bức hình Selfie chụp cận mặt kèm caption liệt kê đầy đủ và chi tiết ra những sản phẩm được sử dụng, nội dung này rất phổ biến ở Instagram và được sử dụng kèm theo hashtag #motd.
Cũng như các mini game trên fanpage của các thương hiệu, Give Away - Chương trình quà tặng của các Beauty Blogger luôn thu hút nhiều sự chú ý và tham gia từ các fan. Dạng nội dung này được sử dụng hiệu quả và tạo được lượng tương tác tốt nhất trên Facebook. Để tăng sự hấp dẫn cho những món quà, các Beauty Blogger luôn kèm theo một đoạn review sản phẩm ngắn và bức ảnh flatlay (Trào lưu chụp ảnh sắp đặt của giới trẻ) được sắp xếp bố cục hài hòa và thanh lịch.
Những post Give away tạo ra nhiều tương tác nhất trong Quý III/2015:
Năm 2015 tiếp tục là năm của sự bùng nổ các trào lưu trên social media, trong đó trào lưu Âm nhạc có thể nói là nổi bật nhất có sự tập trung của nhiều trào lưu với lượng khổng lồ các thảo luận được tạo ra trên mạng xã hội.
Năm 2015 tiếp tục là năm của sự bùng nổ các trào lưu trên social media, trong đó lĩnh vực Âm nhạc có thể nói là lĩnh vực nổi bật nhất có sự tập trung của nhiều trào lưu với lượng khổng lồ các thảo luận được tạo ra trên mạng xã hội. Nếu so với năm 2014, có một bước tiến vượt bậc trong việc hình thành trào lưu về Âm nhạc trên social media. Nếu như các trào lưu về Âm nhạc trong năm 2014 chỉ là các bài hát hot được yêu thích và thảo luận nhiều, thì trong năm nay các trào lưu trong lĩnh vực này có thể được chia thành nhiều thể loại, và trong mỗi thể loại có nhiều trào lưu khác nhau.
Chương trình truyền hình thực tế trong đó có kết hợp EDM trong mô típ cuộc thi âm nhạc là chủ đề tạo được nhiều thảo luận nhất, tiếp theo là Trào lưu nhảy - xu hướng đang rất thịnh hành trong năm 2015. Nhìn chung, các dạng trào lưu Âm nhạc trong năm nay không phải là quá mới và đã từng xuất hiện trước đó, tuy nhiên cho đến thời điểm này thì mới thực sự bùng nổ và gây bão trong cộng đồng mạng. Sự xuất hiện và đạt được hiệu ứng tích cực của trào lưu này dẫn tới sự hình thành các trào lưu khác tương tự nhưng cũng vẫn vô cùng đa dạng phong phú. Đơn cử là các trào lưu Hát nhép, Clip chế, MV ngoài trời, MV dạng phim ngắn,...
Dưới đây là thống kê và tổng hợp của Buzzmetrics về Các trào lưu/xu hướng nổi bật nhất trong lĩnh vực Âm nhạc trên social media năm 2015:
1. CUỘC THI ÂM NHẠC TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
Các cuộc thi âm nhạc vẫn luôn thu hút sự chú ý lớn tại Việt Nam, với các chương trình quen thuộc như The Voice (Giọng Hát Việt), Vietnam Idol, tuy nhiên trong năm 2015, the Remix - một chương trình mới xuất hiện và hoàn toàn vượt mặt các chương trình này về lượng thảo luận, trở thành show truyền hình âm nhạc hot nhất cũng như nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ phía cộng đồng mạng.
Sức nóng của the Remix và trào lưu EDM
Khác với The Voice và Vietnam Idol, The Remix - Hòa âm và ánh sáng là chương trình với sự tham gia thi giữa các ca sĩ và DJ nổi tiếng, các phần trình bày là sự kết hợp hoàn hảo và được đầu tư nghiêm túc của ekip ca sĩ, DJ để cho ra đời các tiết mục "chất" về cả âm thanh và ánh sáng. Sức nóng của The Remix đến từ thí sinh tham gia, từ chất lượng của tiết mục biểu diễn và phong cách trình diễn.
- Có sự tham gia của các tên tuổi nổi tiếng, đặc biệt là những ca sĩ trẻ với lượng fan hâm mộ khổng lồ như Sơn Tùng MTP, Tóc Tiên, Đông Nhi, Isaac,... do đó chương trình thu hút được sự chú ý cũng như lượng thảo luận lớn từ người hâm mộ
- Là chương trình âm nhạc đầu tiên "lăng-xê" thể loại Electronic Dance Music (EDM) vốn được yêu thích đặc biệt bởi giới trẻ, The Remix được xem là một show "chất", hướng tới đối tượng giới trẻ năng động
- Mang lại làn gió mới cho những bài hát quen thuộc với sự trình bày của những giọng ca và màn biểu diễn chất lượng
2. TRÀO LƯU NHẢY
Năm 2015 cũng là năm bùng nổ các Trào lưu nhảy tại Việt Nam, một dạng trào lưu không phải quá mới nhưng đã thật sự trở thành xu hướng trong năm nay. Nhìn chung, các trào lưu này thường được hình thành từ một phần trình diễn/một clip nhảy được đăng tải lên mạng xã hội, sau đó một loạt clip cover sẽ được thực hiện và đăng tải, từ đó tạo nên xu hướng đặc biệt là trong giới trẻ. Nổi bật trong các trào lưu nhảy có thể kể đến nhóm nhạc nữ M4N, là nhóm nhạc đông thành viên nhất tại Việt Nam hiện nay với các clip nhảy thu hút được sự chú ý và chia sẻ trong cộng đồng mạng, điển hình la clip Twerk it like Miley - Around Saigon đứng đầu về lượng thảo luận trong các trào lưu nhảy.
Nếu như các điệu nhảy như Vũ điệu cồng chiêng, Shuffle dance, Twerk it like Miley,... nhanh chóng trở thành trào lưu (fad) sau khi xuất hiện trên mạng xã hội thì ẩn đằng sau đó là một xu hướng (trend) không được thảo luận rầm rộ và không phải ai cũng chú ý đến, đó là các Clip hướng dẫn nhảy. Có thể xem các clip này là kết quả của sức nóng từ các trào lưu nhảy, khi mà mọi người đều muốn thử điệu nhảy đang hot trên social media, thì sự ra đời của các clip hướng dẫn nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía cộng đồng mạng. Đơn cử, ngay sau khi Vũ điệu cồng chiêng được Tóc Tiên trình diễn trong The Remix, thì clip hướng dẫn cách nhảy được nữ ca sĩ đăng tải nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ giới trẻ. Suffle dance cũng là điệu nhảy có nhiều clip hướng dẫn (tutorials) được đón nhận nồng nhiệt.
3. TRÍCH DẪN LỜI BÀI HÁT
Từ lâu việc dùng lời bài hát để sử dụng trong ngôn ngữ đời thường đã không còn quá xa lạ, điển hình trong năm 2014 là một số câu trích trong các bài hát phổ biến như "Xin hãy là em của ngày hôm qua", "Hay là mình cứ bất chấp hết yêu nhau đi anh",... đã trở thành câu cửa miệng quen thuộc của giới trẻ. Trong năm nay, nhiều câu trong các bài hát cũng được sử dụng rộng rãi như "Khi hai ta về một nhà", "Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép", "Bây giờ em biết vì sao",...
Đặc điểm chung của trào lưu này là các câu trích dẫn xuất phát từ những bài hát đang hot, với câu từ đơn giản dễ thương, mang ý nghĩa tích cực, hoặc giai điệu dễ thuộc và dễ nhớ.
Không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, các bài hát được sử dụng trong những bộ phim bom tấn thường ngay sau đó trở thành hiện tượng. Trong năm 2015, các bài nhạc phim như "Không phải dạng vừa đâu" - Thần tượng, "See you again" - Fast and Furious 7, "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", "Love me like you do" - 50 sắc thái là những ca khúc hot nhất trên social media ngay sau khi phim ra mắt.
5. MV DẠNG PHIM NGẮN
MV dạng phim ngắn là một nét khá mới trong làng nhạc Việt, đặc biệt những MV này được thực hiện bởi các tên tuổi như Sơn Tùng MTP, Noo Phước Thịnh ft. Thủy Tiên với những cảnh quay đẹp mắt và những câu chuyện tình lãng mạn đã gây bão trong cộng đồng mạng. Khả năng diễn xuất của thần tượng cũng là một điều thu hút khán giả khi xem các MV này.
Clip chế vẫn chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng mạng. Nhìn chung, các clip chế được làm ra chủ yếu để mang lại tiếng cười cho mọi người, tuy nhiên, các clip có sự đầu tư về kịch bản cũng như diễn xuất mới thực sự trở thành trào lưu trong cộng đồng mạng, riêng clip chế dựa trên bài Hello của Adele tuy chỉ là clip cắt ghép nhưng lại được chia sẻ rầm rộ trên soial media là do sức nóng của bài hát cùng với mức độ giải trí vô cùng cao của clip.
7. CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC CÓ NGÔI SAO QUỐC TẾ
Các chương trình âm nhạc có khách mời là những nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới luôn là chủ đề hot trên social media nhất là trước những ngày diễn ra sự kiện. Hai sự kiện lớn nhất trong năm 2015 có thể kể đến là Music Bank ở Hà Nội (có sự tham gia của nhóm EXO) và Yan Beatfest (với sự góp mặt của Demi Lovato) là chủ đề nóng hổi trên khắp các mạng xã hội, đặc biệt là phân trình diễn bài hát "Người ấy" của EXO khiến cho đông đảo fan hâm mộ trở nên "phát cuồng" và không ngừng chia sẻ.
8. CLIP HÁT NHÉP
Hát nhép không còn xa lạ trong giới trẻ, tuy nhiên trong năm nay, với sự phổ biến của ứng dụng hát nhép Dubsmash, một loạt các clip này được thực hiện và chia sẻ trên mạng xã hội, trở thành một trào lưu hết sức vui nhộn và dễ ứng dụng. Các bài hát thường được dùng để thực hiện clip hát nhép như Twerk it like Miley, Đẹp trai nhiều đứa yêu,... Sự phổ biến của trào lưu này là do sự tiện lợi khi quay clip bằng smartphone và ghép nhạc dễ dàng bằng ứng dụng Dubsmash khiến cho cư dân mạng không ngần ngại thực hiện và chia sẻ các đoạn clip hát nhép của mình lên mạng xã hội.
Rất nhiều bài hát nhép được thực hiện trong ô tô trong các clip nước ngoài cũng thường xuyên được đăng tải trên trang facebook fanpage 2! Idol và nhận được nhiều tương tác từ cộng đồng mạng Việt Nam.
9. MV QUAY NGOÀI TRỜI
Các MV quay hoàn toàn ngoài trời với hình ảnh chất lượng cao, khung cảnh đẹp đang trở thành xu hướng và nhận được phản hồi tích cực từ những người yêu âm nhạc. MV ngoài trời như một làn gió mới trong nền âm nhạc Việt Nam, khi mà các bài hát không chỉ được thể hiện những câu chuyện tình với diễn biến phức tạp mà chỉ đơn giản là các cảnh quay thiên nhiên đẹp đến từng centimet, khiến cho người xem cảm nhận như đang xem các cảnh quay trong những bộ phim chiếu rạp chứ không chỉ là MV ca nhạc.
Các sự kiện EDM hướng đến giới trẻ hiện đại đã và đang là những sự kiện hot trên thế giời và Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay, một loạt các DJs lớn trong Top 100 DJ Mag như Hardwell, Dimitri and Vegas, Tiesto, Amin Van Buuren đã đổ bộ về Việt Nam với số lượng fans tham gia đông đảo. Tại Việt Nam, các sự kiện EMD như Escape do Icon68 hay các sự kiện chạy có EDM kết nối của Pulse Active tổ chức đã bắt đầu đóng dấu ấn trong môi trường giải trí trong nước. Tuy nhiên các màn trình diễn EDM của các DJs Việt Nam vẫn chưa thực sự gây được tiếng vang thực sự cho đến The ReMix. Các thương hiệu có thể kết hợp với các nhà sản xuất đầu tư cho nền giải trí EDM Việt Nam và tiếp tục thành công của The Remix, trở thành các thương hiệu được biết đến gắn liền với các show EDM có tiếng tăm.
Để tận dụng tối đa giá trị tài trợ các show âm nhạc, các thương hiệu có thể tận dung các tactics sau:
- Tổ chức các minigames/sự kiện săn vé xem show (Pepsi, Closeup trong Vietnam Idol)
- Thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin, câu đố về show trên fanpage của mình
- Tạo app chơi game/chụp ảnh/nghe nhạc có nội dung liên quan đến show (OPPO trong The remix)
- Tổ chức các cuộc thi nhỏ bên lề sự kiện
Sự đón nhận nồng nhiệt các clip hướng dẫn nhảy cho thấy nhu cầu xem và thực hiện theo các trào lưu là rất lớn. Các thương hiệu có thể thực hiện và đăng tải các clip dạng tutorial nhằm thu hút sự tương tác của fan, không chỉ là các clip hướng dẫn nhảy mà còn có thể ứng dụng các trào lưu khác. Tuy nhiên, các trào lưu được tận dụng cần có sự liên quan nhất định đến thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu muốn hướng tới. Ví dụ, trong các clip nhảy thì trang phục như quần áo và giày rất được chú trọng, các thương hiệu giày thể thao có thể thực hiện các clip hướng dẫn trong đó có sự xuất hiện sản phẩm của mình.
Trào lưu trích dẫn lời bài hát xuất phát từ nhu cầu muốn có ngôn ngữ chung của đại đa số giới trẻ, trong đó những câu nói, giai điệu dễ nhớ, dễ ứng dụng vào các ngữ cảnh trong đời sống thường được sử dụng. Thương hiệu có thể tạo ra những slogan/bài hát ngắn trong đó có chứa những câu hát dí dỏm, dễ nhớ trong các quảng cáo của mình và sau đó tạo ra những biến thể vui nhộn của những câu hát này nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Một số thương hiệu đã từng làm được điều này trước đây có thể nhắc đến như Yomost với slogan "Một cảm giác rất Yomost", Kotex với "Một phong cách trẻ, một phong cách xì tin", Dr.Thanh với "Nóng trong người",... là những câu trích dẫn từ quảng cáo của thương hiệu được sử dụng trong ngôn ngữ đời thường.
Sự phổ biến của ứng dụng Dubsmash cho thấy tiềm năng của các ứng dụng đơn giản, có thể sử dụng trên điện thoại di động. Thương hiệu có thể tạo ra các ứng dụng như quay phim, chụp ảnh, ghép ảnh, vẽ hình,... để đáp ứng nhu cầu sáng tạo của giới trẻ. Một số ứng dụng quay phim chụp ảnh được yêu thích trong thời gian gần đây có thể kể đến như Meipai, Pitu, Vscocam,...
Nhãn hàng L'Oreal trước đây đã đạt được thành công vang dội với ứng dụng trang điểm Makeup Genius cho phép khách hàng chụp ảnh và xem thử các sản phẩm trang điểm trước khi quyết định mua.
Clip chế, Clip quay ngoài trời, MV dạng phim ngắn,...là những xu hướng video đang được yêu thích trong cộng đồng mạng. thương hiệu có thể xem xét thực hiện các clip này thay vì những TVC hoặc phim quảng cáo đơn thuần nhằm gây được sự chú ý cũng như tương tác từ phía cộng đồng mạng đặc biệt là giới trẻ.
Thống kê của Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề và thảo luận về xu hướng làm đẹp sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).
Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp là một trong những ngành hàng được thảo luận sôi nổi nhất trên social media. Thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp cho thấy Trang điểm, Chăm sóc da và Chăm sóc tóc là 3 lĩnh vực có nhiều chủ đề được thảo luận sôi nổi nhất trên social media trong khoảng thời gian 6 tháng gần đây (01/03/2015 - 31/08/2015).
Phân tích các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media về ngành hàng Chăm sóc sắc đẹp, có thể thấy rằng năm 2015 là năm có nhiều sự chuyển biến trong quan niệm về làm đẹp. Dưới đây là tóm tắt các điểm đáng chú ý nhất được rút ra từ các thảo luận của người dùng trên social media về lĩnh vực này:
Các xu hướng làm đẹp được quan tâm và yêu thích tại Việt nam chủ yếu vẫn theo phong cách châu Á vốn ưa chuộng nét đẹp tự nhiên, dễ thương và không thích trang điểm đậm. Điển hình là xu hướng Da căng bóng khiến cho vẻ ngoài được tự nhiên và Phấn nước cushion là sản phẩm đáp ứng được nhu cầu này, mang lại lớp nền mỏng nhẹ và không nặng nề như lớp phấn nền thông thường. Trong khi đó, Son tint là sản phẩm đáp ứng nhu cầu Tô son lòng môi đến từ Hàn Quốc, cũng theo phong cách trang điểm nhẹ nhàng tự nhiên.
Tuy nhiên trong năm 2015, phong cách làm đẹp phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, tuy không phổ biến như phong cách Hàn Quốc/Nhật Bản nhưng vẫn tạo được một lượng thảo luận khá lớn trên social media. Nhìn chung, phong cách phương Tây vốn ưa chuộng phong cách khỏe khoắn như Da nâu, trang điểm đậm vốn không hợp với thị hiếu của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, các xu hướng như Mắt khói, Môi dày gợi cảm, Trang điểm tông nude, Tạo khối và Highlight đang là các xu hướng gây sốt trong cộng đồng mạng Việt nam ở thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, dễ thương đang dần trở nên nhàm chán, quyến rũ và cá tính mới là hình mẫu được mong muốn.
Những năm gần đây, làm đẹp từ thiên nhiên trở thành xu hướng và được thảo luận rất nhiều trên social media. Dầu dừa, Dầu oliu, Cám gạo, Yến mạch,... là các nguyên liệu được sử dụng phổ biến cũng như được thảo luận nhiều nhất. Xu hướng này không thay đổi nhiều trong năm 2015, tuy nhiên Bột trà xanh là một xu hướng làm đẹp từ thiên nhiên mới xuất hiện và nhận được sự quan tâm từ đông đảo giới trẻ.
Thị trường làm đẹp năm 2015 hết sức sôi động với một loạt các sản phẩm mới xuất hiện và nhanh chóng được yêu thích bởi phái đẹp Việt. Các sản phẩm này bao gồm Phấn nước cushion, Son kem, Xịt khoáng, Dầu gội khô, Mặt nạ ngủ, Bột trà xanh,... Mặc dù các sản phẩm này không hẳn mang tính đột phá cao hoặc đã phổ biến ở các nước khác trước đó, nhưng cho đến thời điểm này mới thật sự trở thành cơn sốt tại Việt Nam. Việc này là nhờ có sự phát triển của các shop bán mỹ phẩm online, cụ thể là những shop bán các sản phẩm làm đẹp nhập khẩu hoặc nhận order mỹ phẩm từ nước ngoài, đặc biệt phổ biến trên Instagram. Điều này khiến cho phái đẹp Việt có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại mỹ phẩm từ các thương hiệu nước ngoài, thậm chí là có cơ hội sở hữu các sản phẩm mới ra mắt gần như là ngay sau khi sản phẩm được bán tại những nước khác.
Trong năm 2013 và 2014, vẻ đẹp tự nhiên được hết lời ca ngợi, hình mẫu điển hình có thể kể đến hotgirl Trâm Anh với vẻ đẹp tự nhiên và trong sáng, nhận được vô số thảo luận tích cực từ phía cộng đồng mạng. Sang năm 2015, có một sự chuyển biến khá lớn khi đây không còn là hình mẫu được các cô gái hướng tới nhiều nhất, vì không phải ai cũng có thể có được vẻ đẹp tự nhiên. Thay vào đó, phái đẹp Việt trở nên chăm chút và làm đẹp cho bản thân mình nhiều hơn, các video clip hướng dẫn trang điểm, các bài review mỹ phẩm, swatch son khi tung ra nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Hình mẫu lý tưởng mà các cô gái hướng tới trong năm 2015 là các Beauty blogger.
Sau đây các xu hướng làm đẹp trong từng phân khúc: Trang điểm, Chăm sóc và làm đẹp tóc, Chăm sóc da.
Nhìn chung, các xu hướng trang điểm nổi bật tại Việt Nam từ đầu năm 2015 có sự xuất hiện của nhiều xu hướng mới lạ và chịu sự ảnh hưởng lớn từ phong cách trang điểm của Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây, trong đó trang điểm theo phong cách phương Tây có thể được xem là nét khá mới do người Việt trước giờ vẫn ưa thích phong cách nhẹ nhàng dễ thương của châu Á.
Nhìn chung, Son môi có thể được nói là sản phẩm nổi bật từ đầu năm đến nay vì trong các sản phẩm trang điểm được thảo luận nhiều nhất trên social media trong năm 2015 thì có đến 4 sản phẩm son môi bao gồm: Son kem, Son lì, Son tint, Son sáp. Ngoài ra trong Các xu hướng trang điểm hot nhất trên social media thì cũng có 2 xu hướng liên quan đến son môi: Tô son lòng môi và Swatch/review son.
Trong khi các sản phẩm Chăm sóc tóc như Dầu dừa, Dầu oliu, Dầu argan, Tinh dầu bưởi là các chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên social media trong năm 2015 thì Các xu hướng tạo kiểu tóc lại được thảo luận ít hơn, bao gồm các xu hướng như Tóc ngắn, Tóc thẳng, Phấn nhuộm tóc, Dầu gội khô,... Có thể nói, việc chăm sóc tóc vẫn là mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ, rồi mới đến làm đẹp tóc, vì mái tóc chắc khỏe thì mới có thể tạo kiểu đẹp được, đơn cử là có rất nhiều thảo luận của bạn gái chia sẻ trên social media rằng họ rất thích các xu hướng làm đẹp tóc hiện nay (đa số là nhuộm) nhưng vì tóc yếu nên không dám thực hiện.
- Làm trắng da vẫn là từ khóa hot nhất trong lĩnh vực làm đẹp với hơn 1,6 triệu thảo luận có nhắc đến từ khóa này được tạo ra trên social media.
- Các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên chiếm đa số trong các chủ đề được quan tâm nhiều nhất về Chăm sóc da, bao gồm Cám gạo, Yến mạch và Bột trà xanh, trong đó Bột trà xanh là trào lưu làm đẹp từ thiên nhiên mới xuất hiện và nhận được sự quan tâm lớn đặc biệt từ phía giới trẻ.
- Se khít lỗ chân lông và Tẩy tế bào chết trở thành 2 chủ đề tiếp theo được thảo luận nhiều nhất trên social trong năm 2015. So với trước đây, mặc dù việc se khít lỗ chân lông và tẩy tế bào chết cũng được quan tâm nhưng có thể nói chưa bao giờ 2 từ khóa này lại trở nên hot như bây giờ. Lý giải cho việc này, có thể có 2 nguyên nhân:
+ Do môi trường ô nhiễm và khí hậu nóng tại Việt Nam khiến cho làn da dễ bị tác động xấu, mà phổ biến nhất là việc lỗ chân lông to và làn da bị lão hóa khiến cho nhiều người lo ngại
+ Do nhu cầu Trang điểm ngày càng trở nên phổ biến và phái nữ ở Việt nam ngày càng có nhiều cơ hội trải nghiệm các sản phẩm cũng như phong cách trang điểm mới, nhưng để có được lớp trang điểm đẹp thì Chăm sóc da là việc vô cùng quan trọng cần làm. Trong số đó, làn da mịn màng và lỗ chân lông nhỏ mịn là một trong số những điều kiện tiên quyết để có được lớp nền trang điểm đẹp.