Thương hiệu tài trợ cho sự kiện EDM: Làm thế nào để tăng Brand placement ratio?
Nếu như năm 2015 đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trào lưu Âm nhạc trên social media thì từ đầu năm 2016 đến nay, không có nhiều trào lưu âm nhạc mới được hình thành, nhìn chung có một số điểm nổi bật như Tài trợ sự kiện EDM, hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu nhé.
Nếu như năm 2015 đánh dấu sự hình thành và phát triển của các trào lưu Âm nhạc trên social media thì từ đầu năm 2016 đến nay, không có nhiều trào lưu âm nhạc mới được hình thành, nhìn chung có một số điểm nổi bật dưới đây:
- Có thể thấy sự chuyển dịch rất rõ trong xu hướng cảm nhận âm nhạc của giới trẻ với sự thịnh hành trở lại của các xu hướng âm nhạc mang hơi hướng hoài cổ, âm nhạc gợi nhắc lại quá khứ như Nhạc Bolero, Nhạc Trịnh, Comeback của các thần tượng âm nhạc một thời, Các bản nhạc của 8x, 9x đời đầu,...
- Không nằm ngoài dự đoán trong năm 2015, EDM vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và là xu hướng âm nhạc nổi bật nhất trong nửa đầu năm 2016
1. Xu hướng tận dụng trào lưu EDM của các thương hiệu
Chỉ trong vòng 5 tháng trở lại đây, đã có hàng chục sự kiện EDM diễn ra tại Việt Nam, trong đó có nhiều sự kiện được tổ chức độc quyền với quy mô lớn bởi các thương hiệu chủ yếu trong ngành hàng nước giải khát mà đặc biệt là các thương hiệu Bia và thức uống có cồn khác.
Nhìn chung, 3 thương hiệu nổi bật nhất trong việc tận dụng sự kiện EDM để quảng bá là Heineken, Budweiser và Larue Beer với việc là nhà tài trợ chính cho 3 sự kiện âm nhạc điện tử lớn được nhắc đến nhiều trên social media là Heineken Green Room, The Wave Music Festival và The City I love. Tuy nhiên, liệu việc tài trợ độc quyền hoặc tự mình tổ chức sự kiện EDM có khiến thương hiệu tạo được nhận diện cũng như được nhắc đến nhiều trong sự kiện? Câu hỏi này sẽ được trả lời qua thống kê và phân tích tỷ lệ Brand placement của thương hiệu tài trợ trong các sự kiện EDM từ đầu năm đến nay.
Tỷ lệ được nhắc đến của thương hiệu tài trợ trong các sự kiện EDM
BRAND PLACEMENT RATIO là tỷ lệ thảo luận có nhắc đến thương hiệu trong tổng số thảo luận của sự kiện mà thương hiệu tài trợ. Tỷ lệ này có thể không tỷ lệ thuận với số người tham gia sự kiện tuy nhiên nó có thể mang một số ý nghĩa như sau:
- Số người hồi tưởng đến thương hiệu (Brand recall)
- Số người có thái độ tích cực với branded content (Thảo luận tích cực về Brand placement)
Dưới đây là thống kê tỷ lệ được nhắc đến của thương hiệu tài trợ trong sự kiện EDM từ đầu năm 2016 đến nay:
Có thể thấy rằng, Brand placement ratio của các thương hiệu trong các sự kiện EDM là rất thấp, đa số đều không vượt quá 5% trong khi lượng thảo luận về các sự kiện này thường là rất lớn (ngoại trừ Heineken với 21.25% tỷ lệ được nhắc đến trong Heineken Green Room do từ khoá của thương hiệu cũng đồng thời là tên sự kiện và Pepsi trong Trancession: The Revolution do có minigame thắng vé dự sự kiện).
Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng các bài viết và thảo luận thực sự nhắc đến thương hiệu trong Heineken Green Room, thì tỷ lệ brand placement của Heineken cũng chỉ đạt mức rất thấp 1.42%.
2. Tại sao tỷ lệ Brand placement của thương hiệu tài trợ trong các sự kiện EDM lại thấp?
Nhìn chung, tỷ lệ brand placement thấp trong các sự kiện EDM chủ yếu là do hai nguyên nhân:
- Sự kiện không nhắc đến thương hiệu tài trợ hoặc chỉ nhắc đến dưới dạng hashtag
Nhìn chung, không chỉ riêng các sự kiện EDM mà hầu hết các trang thông tin về các sự kiện trên social media đều ở dạng Event (sự kiện Facebook) chứ không phải dạng fanpage (trừ các sự kiện được tổ chức bởi thương hiệu thì thông tin về sự kiện được truyền thông trên fanpage của thương hiệu). Việc tạo Event trên Facebook giúp sự kiện được biết đến nhiều hơn thông qua tính năng Tham gia sự kiện, Mời bạn bè tuy nhiên lại có nhược điểm là không thể cập nhật thường xuyên các thông tin, bài đăng về sự kiện như trên fanpage. (Mặc dù trang Sự kiện cho phép người dùng đăng các bài đăng, hình ảnh, video về sự kiện tuy nhiên hầu hết đều xảy ra sau khi sự kiện diễn ra, và phía tổ chức sự kiện không thể chủ động tương tác với những người tham gia).
Điều này khiến trước sự kiện hầu như không có tương tác giữa bên tổ chức sự kiện và người sẽ/có thể tham gia sự kiện. Do đó, thông tin về thương hiệu tài trợ cũng gần như không được truyền tải đến khách hàng mà chỉ được nhắc đến trong phần thông tin sự kiện (About).
Trường hợp thứ 2 là sự kiện có Facebook fanpage nhưng chỉ nhắc đến thương hiệu dưới dạng hashtag trong bài viết, do đó không tạo được nhiều sự chú ý đối với cộng đồng mạng, thương hiệu vì thế cũng không có được Earned media trong sự kiện.
- Thương hiệu tài trợ không chủ động trong việc quảng bá sự kiện
Nhiều thương hiệu tài trợ, thậm chí là nhà tài trợ độc quyền cho sự kiện nhưng lại không quảng bá cho sự kiện hoặc không đăng tải thông tin về sự kiện trên fanpage của mình dẫn đến khách hàng không nhận thức được rằng thương hiệu tài trợ cho sự kiện. Việc nhắc đến thương hiệu trên các trang thông tin của sự kiện/KOL thường không khiến người tiêu dùng ghi nhớ về thương hiệu do các thông tin chủ yếu được nhớ đến là thông tin về sự kiện, về người nổi tiếng tham gia sự kiện, hoặc sự kiện có nhiều nhà tài trợ khác.
3. Làm thế nào thương hiệu có thể nâng cao tỷ lệ Brand placement trong các sự kiện EDM?
- Thời điểm của sự kiện
Ngoài các sự kiện EDM được tổ chức quanh năm thì các sự kiện vào những dịp đặc biệt hiện nay cũng thường lấy EDM làm chủ đề chính, điển hình là các Countdown party (sự kiện đếm ngược). Thống kê của Buzzmetrics về các sự kiện countdown 2016 được tổ chức bởi các thương hiệu cho thấy tỷ lệ Brand placement trong các sự kiện này cao hơn hẳn so với các sự kiện EDM trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay.
Lý giải cho việc này, countdown hoặc các dịp lễ tết là thời điểm có nhiều sự kiện được tổ chức bởi nhiều đơn vị khác nhau, do đó bên cạnh việc brand placement ratio cao do tên sự kiện cũng đồng thời gắn với tên thương hiệu thì còn do người dùng trên social media có xu hướng dùng tên của thương hiệu/đơn vị tổ chức để nói về sự kiện.
Do đó, việc chú trọng vào sự kiện tổ chức vào các dịp đặc biệt có thể khiến thương hiệu được nhớ đến nhiều hơn so với các sự kiện nhỏ lẻ trong năm. Tuy nhiên, việc tổ chức sự kiện vào những dịp lễ tết cũng khiến mức độ cạnh tranh cao do có nhiều sự kiện được tổ chức cùng lúc. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất thì thương hiệu cần có những hoạt động quảng bá sự kiện nhiều tháng trước khi sự kiện xảy ra.
- Chủ động trong việc nhắc nhở khách hàng về việc thương hiệu tài trợ cho sự kiện
Hình thức quảng bá cho sự kiện thu hút tđược nhiều tương tác nhất và cũng được nhiều thương hiệu ứng dụng là Minigame và Tặng vé tham dự sự kiện trên Facebook fanpage. Tuy nhiên, không phải hình thức minigame và tặng vé nào cũng mang lại hiệu quả như nhau.
Minigame tinh mắt thường nhận được sự tham gia của nhiều người
Một thương hiệu ứng dụng khá thành công loại minigame này là VPBank trong Countdown party 2016 với tỷ lệ Brand placement lên đến hơn 50%. Trước khi sự kiện diễn ra, VPBank đã tổ chức nhiều minigames trên trang Facebook fanpage của mình với chủ đề đêm giao thừa như Đếm pháo hoa, Đếm nhạc cụ rơi, Giải mã mê cung và đồng thời yêu cầu fan share với hashtag #VPBANK_COUNTDOWN để có cơ hội nhận quà.
Minigame đòi hỏi người chơi tự đưa ra ý kiến, câu trả lời của mình thương không thu hút nhiều người tham gia
Clearmen cũng là một thương hiệu có chủ động trong việc quảng bá sự kiện countdown của mình (Yamaha Clearmen Countdown), tuy nhiên việc lựa chọn hình thức minigame yêu cầu người chơi tự đưa ra câu đối khiến không nhiều người tham gia do đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ nhiều.
Lựa chọn hình thức tặng vé tham dự sự kiện tạo được tương tác hai chiều
Tặng vé tham gia sự kiện là một hình thức hiệu quả để nhắc nhở khách hàng về việc thương hiệu tài trợ cho sự kiện và đồng thời cũng thu hút được tương tác tốt từ phía người dùng trên social media. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức tặng vé cũng rất quan trọng đối với việc nâng cao tỷ lệ brand placement.
Một ví dụ khá thành công trong việc này là Pepsi trong sự kiện âm nhạc Trancession: The Revolution diễn ra vào tháng 2 năm nay với tỷ lệ Brand placement lên đến 23.63%. Mặc dù sự kiện này không có fanpage nhưng Pepsi đã chủ động trong việc thông báo thông tin sự kiện và nhắc nhở về việc tài trợ cho sự kiện thông qua hình ảnh bắt mắt trên trang fanpage của mình. Chương trình tặng vé tham dự sự kiện được thực hiện bằng cách yêu cầu fan share bài đăng trên trang Pepsi fanpage thu hút sự tham gia của nhiều người và tạo một lượng thảo luận khá lớn có nhắc đến thương hiệu.
Trong khi đó, thương hiệu không nên lựa chọn hình thức tặng vé bằng cách đổi vé offline vì hình thức này chỉ là giao tiếp một chiều, không khiến người tiêu dùng tự tạo ra các thảo luận về thương hiệu trong sự kiện.
Thông tin bài viết