Year in Review 2017 – Cơ hội nào cho thương hiệu qua các chủ đề hot nhất mạng xã hội
Cùng Buzzmetrics nhìn lại dòng thời gian 12 tháng qua và rút ra câu trả lời cho câu hỏi chủ dề nào hot trong năm qua và nó có ảnh hưởng gì tới các kế hoạch truyền thông cho những năm tiếp theo hay không.
Như bài viết trước đã đề cập đến Occasion-based marketing, thương hiệu phải luôn lắng nghe người tiêu dùng để tìm ra các thời điểm đặc biệt mới để tìm ra những cơ hội mới để gắn kết với họ. Theo dõi chủ đề thảo luận của người tiêu dùng trên mạng xã hội cũng là cách để tìm ra các thời điểm vàng cho thương hiệu.
Tuy nhiên, mạng xã hội thay đổi theo từng tháng. Mỗi tháng trong năm là một bức tranh khác biệt phản ánh chân thực mối quan tâm của cư dân mạng trong tháng đó. Vậy:
- Chủ đề nào thống trị mạng xã hội trong suốt nhiều tháng nhất?
- Liệu có các chủ đề nào phản ánh mối quan tâm theo mùa và có thể ứng dụng để xây dựng kế hoạch truyền thông cho năm sau?
Cùng Buzzmetrics nhìn lại dòng thời gian 12 tháng qua và rút ra câu trả lới nhé.
ss
MẠNG XÃ HỘI NỬA ĐẦU NĂM 2017
1. Nóng là chủ đề thống trị mạng xã hội trong suốt 3 tháng 4,5,6.
Thời tiết nóng nực trong gian dài, trong 2 năm trở lại đây luôn là cảm hứng bất tận cho cư dân mạng sáng tạo các nội dung vui và chia sẻ với nhau.
Mùa nóng sẽ kéo theo nhiều nhu cầu tiêu dùng đặc trưng theo mùa dẫn đến sự tăng trưởng của nhiều mặt hàng chống nóng, giải nhiệt hay chăm sóc cơ thể như máy lạnh, quạt máy, nước giải khát, kem lạnh, kem chống nắng...
Thách thức lớn là có phải luôn tìm những cách thức mới, chủ đề mới, hấp dẫn để làm bật lên sự khác biệt của từng thương hiệu, giành lấy sự chú ý của khách hàng.
Xem thêm: Occasion-based marketing giúp gì cho thương hiệu
2.Các chủ đề theo mùa khác:
- Tháng 1 là thời điểm trong tết nên sự kiện hot chủ yếu về Giải trí, Âm nhạc.
- Tháng 5 là mùa cao điểm của kỷ yếu
- Tháng 6 - đầu mùa hè là tháng cao điểm của du lịch
Những mùa cao điểm theo chủ đề là cơ hội vàng cho các thương hiệu gắn mình vào cuộc nói chuyện gắn với mối quan tâm cụ thể của khách hàng, từ đó tạo ra sự kết nối mạnh hơn khi tham gia trực tiếp vào chủ đề vào các thời điểm “nóng” nhất trong năm.
MẠNG XÃ HỘI NỬA CUỐI NĂM 2017
1. "Em gái mưa" là chủ đề thống trị trong suốt tháng 9 tháng 10 với lượng thảo luận khủng.
Trào lưu "Em gái mưa" tạo lượng thảo luận khổng lồ thống trị mảng giải trí 2 tháng liên tiếp và tạo ra nhiều biến thể trào lưu khác ảnh hưởng lớn đến cư dân mạng trong năm qua như trào lưu MV tả thực (Link), trào lưu MV Parody (Link)...
Bên cạnh đó, "Em gái mưa" dần trở thành thuật ngữ mạng xã hội mới, ngày càng phổ biến để liên hệ với "Crush" tuổi học trò - một chủ đề nóng trong lứa tuổi này.
Để tận dụng trào lưu nóng, thương hiệu có thể tạo ra các biến thể nội dung lồng ghép trào lưu một cách khéo léo nhằm tận dụng sự quan tâm của cư dân mạng trong thời điểm đó (Nội dung của kem Merino - Link).
Cần lưu ý cân nhắc lựa chọn các trào lưu phù hợp với thương hiệu. Đặc biệt, cách thức thể hiện nội dung cần mới lạ, tránh ăn theo những biến thể đã phổ biến trước đó để tránh bị so sánh, gây tranh cãi.
Xem thêm: [Case-study] Các thương hiệu đã tận dụng các trào lưu trên mạng xã hội như thế nào?
2.Các chủ đề theo mùa khác:
- Tháng 7 và đầu tháng 8 - tháng nghỉ hè, các bạn trẻ có nhu cầu tìm kiếm trò chơi để lấp đầy thời gian trống, thời điểm thích hợp cho những trào lưu vui, ngắn hạn như hiệu ứng Facebook, Compliment Challenge, Sarahah lên ngôi.
Xem thêm: Compliment Challenge - trào lưu của tháng 7
- Tháng 12 - tháng cao điểm áp lực học tập khi học sinh phải đối mặt với kì thi học kì 1.
Áp lực học tập, stress trong thi cử luôn là thời điểm mang nhiều cảm xúc của lứa tuổi học trò. Thi học kì là một thời điểm tiềm năng cho các thương hiệu nhắm đến lượng khách hàng học sinh, sinh viên để đưa ra các chiến dịch tạo sự kết nối với họ mà ít phải cạnh tranh với các thương hiệu khác hơn thời điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Thông tin bài viết