Qualified Metrics: Để không còn mập mờ trước các số liệu từ báo cáo phân tích mạng xã hội

Trong quá trình triển khai chiến dịch truyền thông, nhiều thương hiệu có xu hướng áp dụng các công thức thành công trước đây hoặc dựa vào quan sát thị trường để nhanh chóng triển khai các tactics như advocacy, tạo tranh luận, minigame... nhằm đạt được mục tiêu về độ phủ hoặc lượng thảo luận.

Điều này dẫn đến việc các marketer loay hoay trên câu hỏi: nội dung, format hoặc tactics nào sẽ thu hút người dùng, mà bỏ qua vấn đề: “Đâu là insight? Làm cách nào để khai thác được insight này và triển khai thành các hoạt động phù hợp?”

Tuy nhiên, việc tiếp tục thử nghiệm các tactics khác nhau nhằm đạt được độ phủ lớn hơn mà không xét lại insight ban đầu có thể không mang lại hiệu quả mong muốn.

1.  Chỉ số đo lường mới và phù hợp với bối cảnh thị trường

Hiện nay, không khó để bắt gặp những chiến dịch mạng xã hội sử dụng những chiến thuật nhằm điều hướng thảo luận, gia tăng tương tác hay đơn giản là tăng “buzz” cho thương hiệu. Tuy nhiên, những chiến thuật này dần trở nên bão hòa, khiến không chỉ người dùng gặp khó khăn trong việc xác định đâu là người thật, đâu là tương tác “ảo” mà đến chính bản thân thương hiệu cũng bị lạc lối trong ma trận này. Từ những minigame hàng ngàn thảo luận tag bạn bè và comment tích cực cho thương hiệu chỉ để nhận quà, tới những comment seeding trên profile KOL hay là những comment “.” để nhận inbox. Kết hợp lại chúng tạo ra bối cảnh một mạng xã hội tràn ngập thảo luận không phải từ người-dùng-thật, hoặc không mang lại giá trị và ý nghĩa phân tích, tìm kiếm Insight cho thương hiệu.

Từ đầu năm 2025, Buzzmetrics đã cập nhật phương pháp đo lường và cho ra mắt bộ 3 chỉ số mới.

a. Qualified Users (Người dùng đạt chất lượng): 

Chỉ số phản ánh lượng người dùng chất lượng tham gia thảo luận về chiến dịch/ sự kiện/ KOLs/ chương trình truyền hình. 

Người dùng chất lượng là người dùng không có dấu hiệu bất thường về tần suất tạo ra nội dung hay độ trùng lặp về nội dung trên mạng xã hội. Chỉ số này sẽ được xử lý tự động dựa trên các thuật toán do Buzzmetrics phát triển. Qualified Users là một sự cải tiến của chỉ số Audience Score của BXH BSI Top10 năm 2023. 

*Audience Score: Khi phần lớn người Việt Nam đã có tài khoản mạng xã hội, việc có quá nhiều tài khoản mới tạo tham gia vào thảo luận một hoạt động thương hiệu không thể hiện tính chất hấp dẫn đối với người dùng tự nhiên. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ thu hút của chiến dịch thương mại với người dùng tự nhiên so với việc “fans” tạo tài khoản ảo nhằm ủng hộ thương hiệu hoặc người nổi tiếng.

b. Content from Qualified Users (Thảo luận từ người dùng chất lượng): 

Chỉ số phản ánh Lượng thảo luận do người dùng chất lượng tạo ra. Content from Qualified Users là một sự cải tiến của chỉ số Diversity Score.    

*Chỉ số đa dạng (Diversity Score): Thể hiện mức độ đa dạng trong nội dung thảo luận trên mạng xã hội. Khi mạng xã hội là xã hội với đa dạng màu sắc, tính cách, hệ giá trị, người dùng mạng xã hội tự nhiên sẽ có phản hồi đa dạng với ý kiến và câu chuyện khác nhau của họ. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ tương tác tự nhiên của chiến dịch thương mại với người dùng mạng.

c. Social Advocator (Người ủng hộ thương hiệu): 

Social Advocator là thuật ngữ dùng để chỉ những người dùng chất lượng trên mạng xã hội, những người không chỉ tạo ra nội dung tích cực liên quan đến thương hiệu mà còn có ảnh hưởng trong việc lan tỏa thông điệp và xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách tự nhiên và đáng tin cậy. Họ có thể là khách hàng trung thành, nhân viên công ty hoặc những cá nhân có ảnh hưởng nhỏ nhưng sở hữu mức độ tương tác cao và mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ với cộng đồng của họ.    

d. Tổng quan thảo luận mạng xã hội theo ba tầng:

Bộ chỉ số giúp chia nhỏ thảo luận của từng nhóm đối tượng khác nhau, từ đó, tập trung trả lời hai câu hỏi lớn:

  • Đâu là insight từ người dùng thật?
  • Hiệu quả truyền thông của thương hiệu với nhóm người dùng thật?

2. Sức ảnh hưởng của bộ chỉ số mới

a. Tìm kiếm insight từ người dùng thật:

Trong giai đoạn từ 7/2023 - 6/2024, ngành sữa bột ghi nhận tới 13.4 triệu lượt thảo luận trên mạng xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nội dung này đến từ các tài khoản không rõ danh tính, bao gồm fanpage, group, hoặc người dùng có hành vi bất thường, chiếm tới 73.5% tổng lượng thảo luận. Chỉ 26.5% lượng thảo luận đến từ người dùng thực sự (Qualified Users) – những người có hành vi tự nhiên và có giá trị để phân tích insight.

Điều này có nghĩa là, nếu phân tích được thực hiện trên tổng lượng thảo luận thay vì trên nhóm người dùng thật, chắc chắn kết quả sẽ bị bias bởi hoạt động và các nhóm đối tượng khác.

Cơ chế hoạt động của các Qualified metrics đảm bảo rằng chiến lược truyền thông được xây dựng dựa trên insight thực sự từ người tiêu dùng, chứ không phải từ các hoạt động advocacy hay tài khoản clone.

b. Ứng dụng vào đo lường Chiến dịch:

Bảng xếp hạng top 10 chiến dịch Tết là ví dụ cho thấy rõ sự khác biệt giữa hai cách đánh giá hiệu quả chiến dịch: một bên dựa trên Total Buzz (tổng lượng thảo luận), và một bên dựa trên Content from Qualified Users tức là nội dung đến từ người dùng thật, có tương tác tự nhiên và giá trị lan tỏa thực sự.

Chẳng hạn, chiến dịch OMO – Kiên Trì Là Dì Thành Công đứng đầu bảng xét theo tổng lượng buzz với hơn 827.000 lượt thảo luận. Tuy nhiên, khi xét về chỉ số Content from Qualified Users, chiến dịch này rơi xuống vị trí thứ tư với chỉ khoảng 18.683 nội dung – tương đương khoảng 2,3% nội dung từ người dùng đạt tiêu chuẩn so với Tổng lượng thảo luận (Total Buzz).

Ngược lại, chiến dịch Lifebuoy – Tết Vỗ Về chỉ đứng thứ 8 về Total Buzz (36.109 buzz), nhưng lại đứng thứ 2 toàn bảng nếu chỉ tính theo chỉ số Content from Qualified Users. Điều này cho thấy mức độ kết nối tự nhiên và cảm xúc thật mà chiến dịch tạo ra, tạo ra chất lượng nội dung cao hơn những chiến dịch khác.

Khi kết hợp bộ 3 chỉ số trên, với công thức mới của BXH BSI Top10 phiên bản 2025, chúng ta có 1 góc nhìn khác về những chiến dịch thực sự thu hút được thảo luận từ người dùng thật:

Bằng cách chuyển từ việc đánh giá chiến dịch chỉ qua “độ ồn” sang “độ chất”, các thương hiệu có thể hiểu rõ hơn điều gì thực sự tạo ra tác động bền vững. Và đó cũng chính là lý do bộ chỉ số mới của Buzzmetrics ra đời để nhìn truyền thông bằng góc nhìn sâu sắc hơn, thực tế hơn và hiệu quả hơn

3. Planning Framework - lên kế hoạch Marketing từ Insight:

Từ việc phân tích các chỉ số như Qualified Users, Content from Qualified Users và Social Advocator đến hiệu quả thực tế của chiến dịch “Tết Vỗ Về”, Buzzmetrics đã rút ra được framework để xây dựng chiến dịch có chiều sâu, hiệu quả hơn - một hệ khung giúp thương hiệu triển khai chiến dịch truyền thông theo lộ trình ba bước rõ ràng:

  • Insight for Planning: Bắt đầu từ việc phân tích Consumer (painpoint, unmet need, động lực & rào cản), Competitive Landscape, và vai trò của từng nền tảng từ đó xác định đúng vấn đề cần giải quyết.
  • Planning: Từ insight phân tích được bên trên, chuyển hóa thành big idea và key content pillar. Đồng thời khai thác white space và lên chiến lược kênh phù hợp.
  • Campaign Launching & Optimization: Triển khai chiến dịch trên quy mô thực tế, đo lường phản hồi ban đầu và tối ưu liên tục theo dữ liệu thực, không chỉ dựa trên buzz, mà dựa vào chất lượng phản hồi từ người dùng thật.

Để hiểu rõ hơn về framework này và phương pháp ứng dụng vào thực tiễn, marketer hãy cùng chờ đón nội dung chi tiết từ Buzzmetrics nhé!

Thông tin bài viết

Ngày đăng:
14/5/2025
14/5/2025
Nhãn:

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Bước đầu xây dựng Social Media KPIs cho các chiến dịch truyền thông

Social Media KPIs là các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của thương hiệu trên mạng xã hội. Do đó, Social Media KPIs chiếm một vị trí quan trọng, bao trùm toàn bộ chiến dịch, từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới giai đoạn kết thúc. Từ góc nhìn của một người làm nghiên cứu thị trường nhiều năm tư vấn cho các thương hiệu lớn, Buzzmetrics nhận thấy việc xây dựng Social Media KPIs cho các chiến dịch Social Media thường trải qua bốn đầu việc: (1) Xác định mục tiêu của chiến dịch - (2) Hiểu về ý nghĩa các chỉ số - (3) Liên kết mục tiêu chiến dịch với chỉ số đo lường - (4) Hạn chế những hiểu lầm khi xây dựng bộ chỉ số đo lường.

Đọc bài viết
right
Để không còn mập mờ số liệu báo cáo Campaign Tracking

Social Listening là loại hình nghiên cứu thực hiện bằng cách “lắng nghe” các thảo luận trên các phương tiện truyền thông xã hội. Việc xác định đúng các chỉ số Campaign Tracking ngay từ giai đoạn tiền chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, vì sẽ giúp thương hiệu có định hướng rõ ràng cho ý tưởng sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình thực hiện chiến dịch, việc theo dõi liên tục các chỉ số này giúp điều chỉnh, tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Đọc bài viết
right
Social Success Factor - KPI mới cho social media marketing

Thông thường, các thương hiệu sẽ đặt mục tiêu cho các chiến lược marketing trên mạng xã hội bằng các chỉ số chung: Tổng lượng thảo luận, thị phần thảo luận, xu hướng thảo luận hay chỉ số cảm xúc… Rõ ràng, các chỉ số chung này sẽ không phản ánh đầy đủ: “Liệu thương hiệu đang làm tốt hay không làm tốt trên các yếu tố chiến lược” Vì thế, cần thiết các thương hiệu nên có những bộ KPIs riêng để đánh giá và phản ánh chính xác hơn hiệu quả hoạt động Marketing trên mạng xã hội. Từ đó, thương hiệu sẽ có cơ sở vững chắc hơn để ra quyết định, định hướng tốt hơn các hoạt động tiếp theo của mình.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tách biệt Paid, Owned và Earned media?

Việc tách biệt Paid, Owned và Earned media trong chiến dich social media ngày càng được các nhà quản lý chiến dịch quan tâm và yêu cầu social listening tool, mà cụ thể là Buzzmetrics thực hiện để có thể quản lý được chiến dịch marketing trên social media một cách hiệu quả hơn.

Đọc bài viết
right
Các hệ thống lắng nghe mạng xã hội đo lường Sentiment như thế nào?

Việc đo lường sentiment là một phần không thể thiếu trong các social media tool. Việc phân tích sentiment, nói một cách dễ hiểu, là lắng nghe và thấu hiểu những gì đang được nói về thương hiệu và chiến dịch trên các phương tiện truyền thông xã hội, nói như thế nào, tốt hay xấu, và tốt về mặt nào, xấu về mặt nào. Như vậy, để đo lường sentiment, thảo luận sẽ được chia thành thảo luận Tích cực, Tiêu cực, Trung lập và Hỗn hợp.

Đọc bài viết
right
Thương hiệu nên đặt KPIs với Agency như thế nào cho chiến dịch social media marketing?

Buzzmetrics qua nhiều năm kinh nghiệm với các thương hiệu tinh nhuệ nhất trong lĩnh vực Digital Marketing xin giới thiệu các chỉ số KPIs theo chiều sâu của một chiến dịch social media marketing cho các thương hiệu tham khảo.

Đọc bài viết
right
Làm thế nào để tạo sự liên tưởng đến thương hiệu tài trợ show Truyền hình Thực tế?

Truyền hình thực tế đã và đang làm thay đổi cách vận hành của nền công nghiệp truyền hình. Nó tạo ra một phương thức mới kết hợp giữa truyền hình và quảng cáo, thông qua việc lồng sản phẩm (Product Placement) và tài trợ show.

Đọc bài viết
right
Digital và Social Media có ROI cao nhất trong các loại Media

Hình thức digital media đang có tương tác cao như social và rich media có thể đem lại $1.48 lợi nhuận cho mỗi đô la chi phí theo như dữ liệu từ 300+ chiến dịch mà Nielsen đa đo lường

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status