Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tình hình tài chính trong giai đoạn cuối năm 2023 và trước ngưỡng Tết 2024 đang dần có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn đang chủ động hạn chế những chi tiêu không cần thiết, đặt ưu tiên cho những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu với chi phí hợp lý. Trong bức tranh này, khảo sát "Xu hướng tiêu dùng hiện đại, thấu hiểu để chinh phục thị trường" của VnEconomy và Công ty TNHH Cốc Cốc cho thấy sự lạc quan của 44.6% người tiêu dùng, trong khi 20.8% người dùng có thái độ bi quan về tình hình tài chính trong một năm tới.
Vì thế, để thu hút sự chú ý của khách hàng trong thời kỳ này, đặc biệt là dịp Tết 2024, các thương hiệu cần tập trung vào việc xây dựng nội dung kết nối với người tiêu dùng và kịp thời áp dụng những xu hướng đổi mới. Để có cái nhìn chi tiết hơn về những xu hướng mạng xã hội mới nhất cho dịp Tết 2024, hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Thực tế đang chứng minh sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng, xuất phát từ sự biến động của tình hình kinh tế-xã hội và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ:
Trong giai đoạn hiện tại, nhu cầu mua sắm cho dịp Tết thu hút sự quan tâm lớn nhất, tạo ra một cơ hội vàng cho các thương hiệu để tận dụng và thúc đẩy quảng bá sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, các chủ đề như lì xì Tết, chia sẻ hình ảnh Tết, hay những khoảnh khắc sum vầy gia đình đang trở thành những đề tài hot trên các nền tảng truyền thông xã hội.
Ngày càng nhiều người trẻ thể hiện sự quan tâm và ủng hộ cho nét đẹp truyền thống, thông qua việc kết hợp trang phục áo dài để check-in tại các địa điểm nổi tiếng hay sáng tạo nội dung video xu hướng. Từ khóa “áo dài” không chỉ là một điểm đề cập phổ biến, mà còn là biểu tượng thú vị của sự kết nối giữa thế hệ trẻ và di sản văn hóa Việt Nam
Để tìm hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp và tạo dấu ấn trong dịp Tết sắp tới, tham khảo thêm bài blog Insight Tết 2024 - Bước đệm cho Chiến dịch Tết 2025.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều thương hiệu đã bắt đầu vào “cuộc đua” sáng tạo và triển khai chiến dịch quảng cáo Tết trên nhiều nền tảng khác nhau. Đa dạng không chỉ xuất hiện trong hình thức thể hiện mà còn trong cách mỗi thương hiệu phản ánh “cá tính” đặc trưng của mình.
Music video hay video viral kết hợp với các Influencers và nghệ sĩ có sức ảnh hưởng giúp tạo ra sự tương tác mạnh mẽ và thảo luận xung quanh thương hiệu. Trong số các thước đo về độ lan tỏa, Buzz Volume (lượng thảo luận) và Unique Audience (số lượng người thảo luận) là những chỉ số phổ biến nhất mà thương hiệu cần quan tâm để đo lường hiệu quả chiến dịch của mình. Mức độ lan tỏa cao thường đồng nghĩa với việc chiến dịch được biết đến rộng rãi hơn. Hơn nữa, Sentiment Score (độ yêu thích của người dùng) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phản ánh thái độ của họ đối với chiến dịch của thương hiệu.
Việc khéo léo lồng ghép yếu tố sản phẩm trong video truyền thông cũng là điều thiết yếu giúp thương hiệu nổi bật, ghi nhớ và tạo ra hiệu quả truyền thông lâu dài. Bên cạnh đó, những video phim ngắn cũng được tận dụng tối đa. Không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích giải trí mà còn đáp ứng nhu cầu truyền tải nhiều thông tin và kể thông điệp với câu chuyện dài hơn.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện trong thời gian ngắn, MV "Anh không có gì đặc biệt ngoài đặc sản" từ thương hiệu Nam Ngư với sự hợp tác của Quán Quân Rap Việt 2023 - Double2T và nữ ca sĩ Á quân The Mask Singer mùa 2 - Orange, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý đáng kể trên các nền tảng trực tuyến. Tính đến ngày 10/1/2024, chiến dịch này đã đạt được hơn 200.000 lượt thảo luận, là một minh chứng rõ ràng cho sức ảnh hưởng và thành công mạnh mẽ của nó.
Đọc thêm: Công thức để làm nên một MV Tết thành công?
Truyền thông không chỉ là về quảng cáo mà còn là về việc xây dựng mối quan hệ thông qua các sự kiện và hoạt động cộng đồng. Để đo lường hiệu quả của các hoạt động này, thương hiệu có thể dựa vào các chỉ số Message Recall phản ánh khả năng người dùng hiểu và đáp ứng với thông điệp của chiến dịch hay xem người dùng có chú ý và thảo luận về những đặc tính đặc biệt của sản phẩm hay không với chỉ số Attribute Mention.
Những ví dụ điển hình cho các hoạt động thương hiệu nổi bật dịp Tết 2024, không thể không kể đến Coca-Cola và Lifebuoy. Coca-Cola không chỉ giới hạn ở TVC mà còn tổ chức nhiều sự kiện sáng tạo, từ việc ra mắt lon đặc biệt với 100 lời chúc Tết, mở platform trò chơi “Coca-Cola Điểm chung gắn kết - Chúc Tết diệu kỳ” đến các hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) như "Chợ Tết 0 Đồng".
Bên cạnh đó, Lifebuoy cũng tổ chức nhiều sự kiện độc đáo như "Bức tường Tết ổn” tại khuôn viên của Landmark 81 thu hút rất nhiều người đến check-in và cùng đập vỡ bức tường để như đập vỡ những kỳ vọng tết xa vời chào đón một cái Tết thực sự ổn và yên bình
Một điểm đặc biệt quan trọng của chiến dịch Tết của Pepsi trong năm nay là việc họ sử dụng Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) để thiết kế hình ảnh chủ đạo (key visual). Hình ảnh được tạo ra bởi AI không chỉ là một phần của chiến dịch quảng cáo, mà còn được Pepsi tích hợp rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội và trên các biển quảng cáo ngoại ô (OOH), lan tỏa trên các tuyến đường lớn. Pepsi đã thực hiện một chiến lược quảng bá toàn diện bằng cách sử dụng công nghệ AI để làm cho hình ảnh thương hiệu trở nên độc đáo và ấn tượng trên khắp các kênh truyền thông.
Trong bối cảnh ngày nay, thế hệ tiêu dùng mới - Gen Z, đang nổi lên như một nguồn động viên quan trọng cho sự đổi mới trong quảng cáo và tiếp thị. Nghiên cứu của Nielsen năm 2018 đã chỉ ra rằng thế hệ Gen Z đang có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của phụ huynh, đặc biệt là trong các lĩnh vực như đồ nội thất, gia dụng, thực phẩm, và thức uống.
Để thu hút sự chú ý và lòng tin của thế hệ này, các thương hiệu đang tích cực khai thác các biểu hiện ngôn ngữ và văn hóa đặc trưng của Gen Z. Đó là lý do tại sao, trong chiến dịch Tết 2024, KitKat Việt Nam đã hợp tác với ca sĩ Trúc Nhân và nữ Rapper trẻ Pháo để ra mắt MV "Tết xả hơi, làm gì căng". Bài hát không chỉ là một minh chứng cho sự độc lập của Gen Z mà còn thể hiện sự gìn giữ truyền thống, mỗi kỷ nguyên đều có nét đặc sắc riêng, và Tết vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó, đồng thời thể hiện tinh thần vui vẻ và lạc quan của thế hệ này.
Một ví dụ khác là chiến dịch của Lay’s Việt Nam, trong đó họ cùng với ca sĩ Đức Phúc đã sáng tạo MV "Cười vui lấy vía", lấy cảm hứng từ social slang "xin vía" của giới trẻ. Thông điệp của MV là những vía tích cực và vui vẻ có thể dễ dàng đạt được chỉ bằng một gói Lay’s, mang lại nụ cười và hạnh phúc cho một năm mới thuận lợi và như ý. Điều này không chỉ tận dụng ngôn ngữ phổ biến trong cộng đồng trẻ mà còn thể hiện sự linh hoạt và hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và mong muốn của Gen Z trong thời đại hiện đại này.
Đọc thêm: Cập nhật tình hình cạnh tranh chiến dịch Tết 2024 trên mạng xã hội: Nhiều thương hiệu tạo dấu ấn
Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế biến động của dịp Tết 2024, người tiêu dùng và thương hiệu đang chủ động thích ứng với những xu hướng mới. Mua sắm trực tuyến và sử dụng mạng xã hội như một nguồn thông tin thay thế đang trở nên phổ biến. Sự trở lại của video thời lượng dài đánh dấu một sự đa dạng mới trong trải nghiệm người dùng, và thị trường chiến dịch Tết ngày càng được nhãn hàng đầu tư chỉnh chu hơn, với sự tích hợp của công nghệ và truyền thống. Và để biết chiến dịch đã đạt được mục tiêu hay chưa, việc lựa chọn và đo lường các chỉ số phù hợp là mục tiêu tối quan trọng. Tìm hiểu về các chỉ số quan trọng khi phân tích chiến dịch Tết thông qua bài viết sau: Metrics và nghệ thuật tối ưu hóa Chiến dịch Tết.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, "bắt trend" không chỉ đơn giản là một xu hướng, mà còn là khám phá về sự sáng tạo và đổi mới. Thương hiệu thông minh không chỉ là người tiếp tục theo đuổi những gì đang "hot" mà còn là người định hình và tạo nên những xu hướng mới. Giao tiếp chỉ là bước đầu, để thực sự "bắt trend", cần sự linh hoạt đến từ sâu bên trong - từ sản phẩm đến chiến lược marketing dài hạn. Social trend không chỉ là một trong những công cụ quan trọng để theo dõi xu hướng mà còn là nguồn thông tin quý báu để dự đoán hành vi của khách hàng.
Nếu bạn vẫn đang tự đặt câu hỏi về Trend là gì và cách Social Trend có thể áp dụng trong chiến lược kinh doanh của bạn, hãy cùng Buzzmetrics đi sâu vào “thế giới” của Social trend qua nội dung mô tả dưới đây để hiểu rõ hơn về cách nó có thể là chìa khóa quyết định sự thành công của bạn.
Năm 2023 đã đánh dấu một thời kỳ đầy biến động về kinh tế, đặt ra một loạt thách thức đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển. Trong bối cảnh khó khăn này, việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ quan trọng trong chiến lược marketing đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi, mà còn đặt ra câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để đạt được hiệu quả thực sự từ việc sử dụng mạng xã hội trong chiến lược marketing của mình và đón đầu xu hướng marketing 2024?
Trong 8 tháng đầu năm 2023, Buzzmetrics đã ghi nhận hơn 1,700 chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. So sánh với năm 2022, chúng ta thấy rằng số lượng chiến dịch trong năm 2023 không có sự tăng trưởng đáng kể. Với bối cảnh kinh tế khó khăn trong năm nay, các thương hiệu buộc phải nhanh chóng tìm kiếm và thường xuyên cập nhật để dự đoán tiếp xu hướng marketing 2024.
Một số tactic phổ biến mà các doanh nghiệp và thương hiệu đã áp dụng để đối phó với biến động kinh tế và nâng cao hiệu suất của chiến lược marketing trong năm 2023 vừa qua sẽ được trình bày trong bài viết này.
Trên hành trình không ngừng thay đổi của ngành tiếp thị trực tuyến, việc đa dạng hóa và thay đổi phương thức hợp tác với KOC (Key Opinion Consumer) và KOL (Key Opinion Leader) đã trở thành một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiếp thị trên mạng xã hội. Trong bối cảnh mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và thương mại điện tử đang trỗi dậy, việc tận dụng sự ảnh hưởng của các KOCs/KOLs có thể mang lại hiệu suất tiếp thị vượt trội và tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả.
Trong suốt một năm qua, chúng ta đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong xu hướng phát triển của các Potential KOC trên nhiều nền tảng khác nhau. Đáng chú ý, TikTok đã trở thành nền tảng dẫn đầu với hơn 25 nghìn Influencers mới gia nhập vào năm 2023 (tính đến tháng 9/2023).
Vì vậy, các thương hiệu ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn để hợp tác với KOCs/KOLs, và cần phải luôn cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả tối ưu cho mối quan hệ hợp tác này.
Các thương hiệu có thể tìm kiếm và đo lường hiệu quả của các nhóm KOCs/KOLs thông qua các cách thức sau:
(1) Lựa chọn đúng tệp KOCs/KOLs trong ngành hàng và phù hợp với mục tiêu thương hiệu hoặc chiến dịch:
Ví dụ về Top 10 KOCs/KOLs có ảnh hưởng nổi bật trên mạng xã hội hiện nay:
(2) Theo dõi hiệu quả truyền thông trên mạng xã hội của KOCs/KOLs:
Nếu bạn đang cần tìm kiếm KOCs/KOLs KOC phù hợp, hãy liên hệ với Buzzmetrics. Hệ thống Social Listening của Buzzmetrics hỗ trợ thu thập mọi thảo luận và đưa ra những chỉ số hữu ích liên quan đến ngành hàng của bạn.
Khi đã lựa chọn được các KOCs/KOLs phù hợp, một số hình thức hợp tác với KOCs/KOLs dự đoán vẫn sẽ là chiến thuật hiệu quả trong xu hướng marketing 2024 gồm:
Ví dụ tiêu biểu là chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm “Kem chống nắng Oil Control vạch xanh bản mới” của nhãn hàng La Roche Posay. Thông qua những chia sẻ trải nghiệm sản phẩm từ các hot KOC như: Góc Của Rư, Vũ Thái Bình, Thi Nhung, Võ Hà Linh,.. đã tạo nên một làn sóng thảo luận sôi nổi và đa chiều trong cộng đồng skincare.
Hợp tác với KOCs/KOLs trên mạng xã hội ngày nay đem lại nhiều lợi thế quan trọng như việc tăng sự nhận diện thương hiệu và nâng cao nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, cần chú ý đến những rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác với KOCs/KOLs. Một trong những thách thức lớn là khả năng kiểm soát nội dung mà họ tạo ra, với nguy cơ gây ra tranh cãi hoặc việc sản xuất nội dung không phù hợp với hình ảnh doanh nghiệp.
Người tiêu dùng ngày nay thích xem và nghe hơn là đọc. Xu hướng tạo video ngắn xuất hiện trên các nền tảng như TikTok, Reels,... và chú trọng vào việc tạo ra nội dung hấp dẫn và kích thích sự quan tâm của người xem. Trên các nền tảng video này, hàng ngàn video ngắn được đăng mỗi ngày, lan truyền nhanh chóng.
Mức độ hiệu quả trong việc truyền tải thông tin của thương hiệu thông qua video ngắn là vô cùng ấn tượng. Theo báo cáo năm 2023 của HubSpot Blog, một nghiên cứu tiến hành với hơn 500 chuyên gia Marketer, video ngắn, được định nghĩa là video có thời lượng dưới 60 giây, tối ưu nhất là những video trong khoảng 31-60 giây. Khi xem xét tỷ lệ thời gian mà người xem dành cho video ngắn, hầu hết mọi video ngắn đều được xem đến 40% thời lượng. Trong số đó, 59% người xem trong khoảng 41-80% của thời lượng video, trong khi 30% còn lại có tỷ lệ xem trung bình trên 81%. Điều quan trọng là tỷ trọng này phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nội dung và hình ảnh video, đảm bảo rằng nó đủ hấp dẫn và mang lại giá trị thực sự cho người xem.
Để đảm bảo có thể tạo ra hiệu ứng thu hút người xem video thì cần lưu ý thêm một số tiêu chí:
Trong năm 2023 vừa qua, video ngắn đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển và sự lan truyền của các thương hiệu một cách nhanh chóng và rộng rãi. Một ví dụ nổi bật trong danh sách BSI Top 10 Campaigns tháng 06/2023 là chiến dịch của Tiger Crystal, một ví dụ xuất sắc về cách họ truyền tải thông điệp "Bật Sảng Khoái, Bùng Đam Mê" thông qua thử thách biến hình "I'm On Fire". Chiến dịch này đã tạo nên một trào lưu đặc biệt trên mạng xã hội, đặc biệt thu hút giới trẻ. Nhãn hàng đã khéo léo sử dụng template capcut có sẵn để khuyến khích cộng đồng mạng tham gia, chia sẻ video biến hình, và kết quả giúp chiến dịch nâng cao chỉ số lan truyền - Virality Score (Thể hiện mức độ lan tỏa của chiến dịch trên social media. Dựa trên tỷ trọng thảo luận trên 3 nguồn: Paid, Owned, Earned media), đạt 0.99.
Một ví dụ khác thành công với sáng tạo video ngắn có thể kể đến là chiến dịch của Edelweiss, mang tên "Nâng Tầm Trải Nghiệm," cũng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Thương hiệu đã kết hợp với các KOCs/KOLs để thúc đẩy thông điệp "Nấu các món ăn đơn giản nhưng có Edelweiss thì món ăn trở nên tinh tế và sang trọng." Cộng đồng mạng đã tích cực chia sẻ các bài đăng quảng bá này trên mạng xã hội, giúp chiến dịch đạt chỉ số lan truyền ấn tượng - Virality Score: 0.98.
Các trang tin tức cộng đồng là một trong những nhóm Influencer có ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các page này thường thu hút giới trẻ yêu thích giải trí, hài hước và “trend". Với sức mạnh của mạng xã hội và tốc độ lan truyền nhanh, các trang này thường nhận được lượng tương tác lớn qua mỗi bài đăng, tạo hiệu ứng "truyền thông" mạnh mẽ trong cộng đồng.
Ví dụ thành công trong năm 2023 bao gồm chiến dịch "Hành Trình Mới" của Vinamilk. Chiến dịch này tạo ra cuộc thảo luận sôi động trong cộng đồng nhờ vào trào lưu tạo logo theo phong cách của thương hiệu.
Qua thống kê từ Buzzmetrics, kể từ khi chính thức thông báo sự thay đổi bộ nhận diện, Vinamilk đã ghi nhận một lượng thảo luận đáng kể, chủ yếu diễn ra trên nền tảng Facebook. Trang fanpage của Vinamilk và các trang khác đã lan truyền xu hướng "Logo tên bạn phong cách Vinamilk" tạo nên một phản ứng lớn từ cộng đồng mạng. Ngoài fanpage chính thức của Vinamilk, một số nguồn thảo luận tích cực đáng chú ý bao gồm các trang cộng đồng có tiếng như Kiến Không Ngủ, CafeF, VTV24, và Advertising Việt Nam,...Các chủ đề chính của thảo luận tập trung vào việc giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới, xu hướng sử dụng bộ nhận diện của Vinamilk, và đánh giá về bao bì mới.
Trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, tổ chức sự kiện không chỉ thu hút sự quan tâm offline mà còn là cơ hội tuyệt vời để tận dụng truyền thông đa kênh trên nền tảng online. Điều này cực kỳ quan trọng trong chiến dịch marketing, nơi mục tiêu là tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi, tăng độ phủ hình ảnh thương hiệu và kết nối với khách hàng trên mạng xã hội. Chúng ta có thể ứng dụng thêm chiến lược này vào xu hướng marketing 2024 thông qua việc:
Giai đoạn quanh Tết được coi là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong năm, tạo ra nhiều cơ hội tiềm năng cho các thương hiệu để xây dựng chiến lược tiếp thị và giới thiệu sản phẩm cũng như thương hiệu của họ một cách rộng rãi. Theo số liệu từ Buzzmetrics, rõ ràng thấy rằng khoảng 1/3 sự kiện Tết chủ yếu xuất phát từ các thương hiệu. Họ đã thông minh kết hợp việc tổ chức hoạt động ngoài trời và chuyển cách quảng bá chúng lên mạng để thu hút sự quan tâm và thảo luận từ cộng đồng. Trung bình, lượng thảo luận xung quanh các sự kiện do các thương hiệu tổ chức lớn gấp ba lần so với các sự kiện thông thường. Vì vậy, với Tết 2024 đang đến gần, các thương hiệu nên cân nhắc từ sớm và lựa chọn hình thức quảng bá phù hợp để tận dụng các cơ hội này.
Không những thế, việc mời ca sĩ nổi tiếng, chẳng hạn ca sĩ quốc tế có sức ảnh hưởng là một điểm cộng lớn để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu. Điển hình là đại nhạc hội Tiger Remix đã đạt lượng quan tâm khủng từ cộng đồng nhờ vào sự xuất hiện của nữ nghệ sĩ quốc tế - CL (cựu thành viên nhóm 2NE1), mở màn bùng nổ cho chiến dịch Tết 2023.
Trong thời gian gần đây, fanpage của các thương hiệu đã biến thành điểm đến thú vị hơn bao giờ hết, khi cách cầm fanpage thương hiệu đi like dạo, tương tác và bình luận dạo đã giúp nhân cách hóa thương hiệu, tạo sự gần gũi và kích thích sự quan tâm của khách hàng. Sức hấp dẫn nằm ở khả năng đem lại cái nhìn mới mẻ về tính cách của thương hiệu thông qua nền tảng quen thuộc như Facebook. Thay vì chiến dịch quảng cáo truyền thống, thương hiệu hiện giờ tự mình biểu đạt giống như người dùng thông thường trên mạng xã hội. Bất kỳ biểu tượng hoặc đoạn văn ngắn nào cũng có thể kích thích sự tò mò và khám phá một cách tự nhiên và hiệu quả.
Một ví dụ điển hình cho xu hướng này là case study 2022 vừa qua của Starbucks, MoMo và Highlands, khi họ đã tạo ra một cuộc tình "tay ba" đầy ấn tượng. Họ đã tạo ra một không gian tương tác và truyền đi thông điệp hấp dẫn, giống như một câu chuyện tình tay ba thực thụ mà cộng đồng mạng không thể bỏ qua. Các thương hiệu thay phiên nhau đăng tải những bài đăng với nội dung đầy ẩn ý và “thả thính” tương tác qua lại một cách đầy hóm hỉnh. Kết quả, cả ba thương hiệu này đã thu hút một lượng tương tác ấn tượng trên các bài đăng của họ.
Để thành công trong việc tương tác trên mạng xã hội, các thương hiệu cần phải nắm bắt xu hướng và thay đổi cách họ giao tiếp với khách hàng. Cách mà Starbucks, MoMo và Highlands đã thực hiện trong trường hợp này đã tạo ra sự nhận diện cao hơn, gây sự yêu thích và tương tác tích cực từ phía người tiêu dùng.
Ngoài lợi ích trong việc truyền thông, việc tham gia vào những cuộc trò chuyện “dạo” này cũng đòi hỏi sự quan tâm đến nội dung và ngữ cảnh. Các bình luận không nên gây ra tranh cãi hoặc đề cập đến các chủ đề nhạy cảm, đảm bảo rằng nội dung truyền tải vẫn giữ đúng tiêu chuẩn hình ảnh thương hiệu.
Trong năm 2023, việc theo kịp xu hướng marketing mới là điều quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên quan tâm. Đã qua thời kỳ mà marketing chỉ đơn giản là việc quảng cáo sản phẩm. Hiện nay, nó đã trở thành một cuộc hành trình phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự sáng tạo, kết hợp các kênh truyền thông và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng. Dù là một doanh nghiệp lớn hoặc một doanh nghiệp nhỏ, việc nắm bắt và vận dụng những xu hướng marketing mới cho 2024 sẽ là yếu tố then chốt để cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT.
Thời gian qua, đã có 289,565 thảo luận về ChatGPT được tạo ra trên mạng xã hội với đa dạng góc độ thảo luận từ người dùng. Trong khuôn khổ bài viết này, Buzzmetrics sẽ cung cấp cho các marketers hai góc độ thảo luận về ChatGPT đang nhận được nhiều quan tâm từ người dùng, bao gồm:
Bên cạnh phân tích thảo luận người dùng, Buzzmetrics còn tiến hành thống kê, đánh giá tình hình tận dụng chủ đề ChatGPT từ phía các thương hiệu.
Ngay từ lúc được giới thiệu vào ngày 30/11/2022, các cuộc thảo luận về ChatGPT đã bắt đầu diễn ra trên mạng xã hội, nhưng chưa quá sôi nổi và chủ yếu đến từ báo chí. Trong giai đoạn này, phần lớn thảo luận chỉ dừng lại ở việc mô tả các tính năng cơ bản của ChatGPT và dự định của nhà phát triển với ChatGPT. Tuy nhiên, vào cuối tháng 1, lượng thảo luận về ChatGPT tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh. Đây là giai đoạn người dùng ý thức rõ ràng hơn những gì GPT làm được (có thể sáng tác thơ, viết báo, làm tiểu luận,...), cảm thấy hứng thú và muốn sử dụng ChatGPT. Tuy nhiên, ChatGPT đang hạn chế các tài khoản có IP Việt Nam nên việc làm thế nào để đăng ký ChatGPT là câu hỏi được quan tâm hàng đầu.
Cũng trong khoảng cuối tháng 1, các trang điện tử thường nhắc đến kịch bản ChatGPT sẽ phát triển tới mức độ làm hết công việc của con người trong tương lai. Điều này dấy lên câu hỏi: Liệu ChatGPT có thực sự thay thế con người? Đến thời điểm hiện tại, câu hỏi đang được nhiều chuyên gia, KOLs tham gia phân tích. Vậy, người dùng đang trả lời câu hỏi này như thế nào?
Có hai luồng ý kiến chủ đạo: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng ChatGPT đang dần thay thế con người, trước mắt là ở những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Nhóm người dùng ủng hộ ý kiến này lo ngại rằng ChatGPT sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và tiếp tục thay thế dần những công việc vốn thuộc về con người cho đến lúc thay thế hoàn toàn. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng ChatGPT sẽ dừng lại ở vai trò hỗ trợ con người. Theo lý giải của một bộ phận người dùng, ChatGPT về bản chất là một chương trình máy tính, được nạp vào một lượng dữ liệu khổng lồ và có khả năng hiểu được ý nghĩa của văn bản sau nhiều lần huấn luyện. ChatGPT không phân biệt được đúng - sai và cuối cùng thì con người vẫn phải là nhân tố quyết định. Còn một bộ phận thiểu số người dùng đang phân vân giữa hai luồng ý kiến và cho rằng cần chờ thêm thời gian để có sự đánh giá chính xác hơn.
Xem thêm: Sự bùng nổ thảo luận về chứng khoán trên social media
Một vấn đề khác về ChatGPT được người dùng quan tâm là khả năng tác động đến các lĩnh vực do con người đảm nhiệm và sẽ tác động tới đâu. Trong đó, lĩnh vực giáo dục được nhắc tới nhiều nhất. Người dùng đặt ra mối quan ngại: Nếu ChatGPT có lượng kiến thức lớn hơn con người và trả lời được mọi câu hỏi do học sinh đặt ra, liệu giáo viên có còn cần thiết nữa không? Một nhóm người dùng khác cho rằng dạy học không chỉ là câu chuyện về kiến thức. Sẽ tốt hơn nếu ChatGPT ở vai trò một người trợ lý, giảm tải những công việc “thủ công” như chấm bài, phát hiện gian lận trong bài làm. Không dừng lại ở đó, với khả năng viết code hộ và xử lý dữ liệu, ChatGPT được dự đoán sẽ giúp ích rất nhiều cho các ngành như ngân hàng hay công nghệ thông tin.
Các ngành nghề liên quan tới viết lách như marketing hay báo chí cũng được người dùng đem ra thảo luận. ChatGPT có thể viết những mẩu tin ngắn dựa trên các từ khóa đã cho. Theo ý kiến của những người dùng đang hoạt động các trong lĩnh vực này, văn bản được ChatGPT tạo nên vẫn phải qua sự biên tập, đối chiếu nguồn tin của con người. ChatGPT sẽ khiến nhà báo hay copywriter thiếu việc là không khả thi, nhưng một content creator biết dùng ChatGPT chắc chắn sẽ lợi thế hơn một content creator không biết dùng.
Xem thêm: Mạng xã hội tiết lộ điều gì về nhu cầu thanh toán của người dùng?
Tính đến ngày 7/2/2023, đã có 39 thương hiệu từ các ngành hàng khác nhau có nhắc đến ChatGPT, tạo ra 5658 thảo luận. Những thương hiệu bán lẻ đồ công nghệ như FPT Shop đang tạo ra nhiều thảo luận nhất nhờ bài hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT (Làm thế nào để sử dụng ChatGPT nằm trong top 5 câu hỏi được người dùng quan tâm nhất). Các thương hiệu còn lại chỉ đơn giản nhắc đến cụm từ ChatGPT trong bài đăng hoặc mô phỏng thiết kế hỏi - đáp của ChatGPT.
Trong những năm trở lại đây, có lẽ chúng ta đã quen với cụm từ “bắt trend” để mô tả hành động tận dụng lời nói, hình ảnh hoặc bài hát đang thịnh hành trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta tận dụng thực chất không phải là “Trend” (Xu hướng) mà chỉ là các chủ đề nóng - hot topic hoặc “fad topic” trên mạng xã hội.
Trong những năm trở lại đây, có lẽ chúng ta đã quen với cụm từ “bắt trend” để mô tả hành động tận dụng lời nói, hình ảnh hoặc bài hát đang thịnh hành trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta tận dụng thực chất không phải là “Trend” (Xu hướng) mà chỉ là các chủ đề nóng - hot topic hoặc “fad topic” trên mạng xã hội. Giữa các yếu tố này có những khác biệt lớn và cách tác động tới hiệu quả hoạt động marketing khác nhau. Phân biệt giữa trend, fad topic và hot topic là việc cần thiết để thương hiệu kết nối hiệu quả với nhóm người dùng.
Hot topic (Chủ đề nóng) là một chủ đề thu hút sự chú ý của người dùng và tạo ra lượng thảo luận lớn trong thời gian ngắn. Thông thường, hot topic sẽ tạo ra tối thiểu xxxbuzz; đạt cao điểm thảo luận trong vòng 24 - 36 tiếng, và nhanh chóng nguội đi. Nếu có sự xuất hiện của các thông tin mới hoặc biến thể hoặc chiều hướng thảo luận mới thì hot topic sẽ duy trì lâu hơn. Tuy nhiên, càng về sau thì hot topic sẽ càng giảm đi độ thu hút với người dùng.
Điểm bắt đầu: Mặc dù tạo ra sự chú ý lớn, nhưng điểm bắt đầu của hot topic thường không phải trên KOL hay trang cộng đồng lớn, mà bắt đầu bằng một câu chuyện hoặc bài viết (topic) được đăng tải trên trang cá nhân hoặc các hội nhóm, và tạo được sự hưởng ứng trong 1 cộng đồng nhỏ. Vì đặc điểm này, bất kỳ câu chuyện của bất kỳ ai tham gia mạng xã hội cũng có thể là “chất liệu” ban đầu của một chủ đề nóng. Điều này cũng lý giải vì sao lượng chủ đề nóng trên mạng khá lớn (5-6 chủ đề mỗi ngày) và ngày nào cũng có.Điểm bùng nổ: Nếu chủ đề (topic) đủ tiềm năng - nghĩa là nó thực sự nhận được sự quan tâm của cộng đồng, thì tin tức về chủ đề (topic) này bắt đầu lan ra ngoài cộng đồng nhỏ của nó & được các kênh lớn như: các trang cộng đồng lớn, các nhóm lớn hoặc các kênh truyền thông lớn (mainstream media) & báo chí tham gia đăng tải. Sự tham gia đồng loạt của các kênh kênh truyền thông cỡ lớn hơn làm tin tức nhanh chóng tiếp cận (reach) được lượng lớn người đọc & tiếp tục thu hút họ tham gia thảo luận.Điểm lan tỏa: Khi có thêm nhiều thành phần tham gia thảo luận (so với cộng đồng ban đầu), chủ đề nóng (hot topic) sẽ có thêm nhiều luồng ý kiến trái chiều hoặc có thêm các diễn biến tiếp theo cho câu chuyện ban đầu. Các luồng thảo luận mới xung quanh chủ đề gốc (new news/ edited content) sẽ giúp duy trì sự chú ý và tăng độ lan tỏa của hot topic. Thông thường, nếu có thêm 1 tin tức mới, hot topic sẽ duy trì thêm được 3 ngày trên mạng xã hội
Tất cả các hot topic, dù chênh nhau về độ lớn, thời gian tồn tại, nội dung & tệp người dùng mà nó tiếp cận, thì cũng đều có 2 điểm đặc trưng sau:
Trước một hot topic đang xảy ra, thương hiệu có thể lựa chọn “bắt hot topic” hoặc KHÔNG. Lưu ý rằng, việc bắt ĐÚNG hot topic sẽ giúp thương hiệu tận dụng dụng mối quan tâm ngắn hạn của người dùng và nói chuyện với người dùng trên đúng chủ đề mà họ đang chú ý nhất vào thời điểm đó. Điều này sẽ giúp một thương hiệu trở nên thời thượng hơn trong mắt người dùng & độ phủ (reach) của nội dung có thể sẽ tốt hơn so với nội dung thông thường. Tuy nhiên, việc không bắt hot topic cũng không ảnh hưởng quá lớn với thương hiệu. Ngoài ra, không phải hot topic nào cũng phù hợp để bắt. Mỗi ngày đều có rất nhiều hot topic xảy ra. Vì thế, để biết có nên “bắt hot topic” hay không và nên bắt hot topic nào, cần trả lời 2 câu hỏi cơ bản:
Nếu lựa chọn “bắt hot topic” hãy bắt càng nhanh càng tốt. Mỗi hot topic đều có quãng thời gian lí tưởng để khai thác. Tốt nhất là trong 24h đầu tiên khi hot topic đang bùng nổ và đạt độ chú ý cao nhất. Qua 24h hiệu quả sẽ giảm xuống rõ rệt dù cách thức bắt hot topic có tốt như thế nào.
Xem thêm:Cách 18 thương hiệu bắt trào lưu compliment challenge
Bản chất của fad topic là một hot topic nhưng ở mức độ lớn hơn rất nhiều về lượng thảo luận và tác động tới rất nhiều nhóm người dùng khác nhau. Fad Topic thường đạt ít nhất trung bình 1 triệu buzz/ngày vào giai đoạn bùng nổ, so với Hot Topic khoảng 100k buzz/ngày. Điểm đánh lưu ý của Fad topic là nó sẽ tác động tới cảm xúc của nhóm người dùng. Do đó, khi fad topic xảy ra, người dùng sẽ chỉ chú ý và thảo luận về nó mà quên đi những sự kiện, thông tin khác xảy ra trên mạng xã hộiVí dụ: Trong dịp tết 2018, sự kiện U23 diễn ra và bùng nổ trở thành fad topic. Từ đó, người dùng từ mọi nhóm tuổi, giới tính đều chú ý vào sự kiện này, khiến xu hướng thảo luận của Tết 2018 bị bẻ gãy ngay lập tức.
Lượng thảo luận cực lớn: Fad topic tạo ra một cơn bão thực sự với lượng thảo luận lớn gấp 10-300 lần sau với 1 Hot topic. Để có được lượng thảo luận này, Fad Topic thường sẽ ảnh hưởng đến TOÀN BỘ các nhóm người dùng mạng xã hội, thu hút sự chú ý & làm cho mọi người đều muốn nói về nó. Mỗi một Fad topic xảy ra đều để lại dấu ấn lớn với người dùng mạng xã hội trong 1 khoảng thời gian dài.Dịch chuyển mối quan tâm của toàn mạng xã hội: Không dừng lại ở mức chú ý, fad topic còn tạo ra sự tác động mạnh về cảm xúc, thậm chí là những sắc thái thảo luận không thường thấy ở Hot Topic. Fad Topic có thể mang đến hy vọng, lo lắng, thất vọng lớn hay niềm vui vỡ òa. Dù là sắc thái cảm xúc nào cũng sẽ khiến người dùng tạm thời gác lại những mối quan tâm khác, chỉ tập trung và chỉ muốn nói về fad topic đó. Nói cách khác, Fad Topic sẽ làm dịch chuyển toàn bộ các mối quan tâm thông thường trên mạng xã hội và tiềm năng hơn Hot Topic rất nhiều về giá trị khai thác. Trong một số ngữ cảnh, Fad Topic có thể không làm suy giảm nhưng có thể thay đổi góc nhìn nhận của người dùng về một mối quan tâm nào đó. Ví dụ: Vào thời điểm tháng 4/2020, COVID-19 được coi là 1 Fad Topic. Sự tồn tại của Fad topic này ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan tâm của mạng xã hội, trong đó có dịp cá tháng 4. Những năm trước 2020, Cá tháng 4 là một dịp tỏ tình & các trò đùa trên mạng xã hội. Tuy nhiên, do sự bùng phát của dịch bệnh, nhà nước đã áp dụng lệnh giãn cách xã hội trên toàn quốc, kéo theo sự xuất hiện của một loạt chủ đề thảo luận mới:
Có thể thấy, Fad Topic có sức ảnh hưởng rất mãnh liệt tới mạng xã hội. Từ góc độ Marketing, việc nhận định 1 Hot Topic có tiềm năng trở thành 1 Fad Topic hay không sẽ tương đối quan trọng. Thương hiệu có thể chọn “bắt” 1 Hot Topic để hình ảnh trở nên gần gũi với người dùng hơn, nhưng cũng có thể bỏ qua Hot Topic đó nếu cảm thấy không phù hợp với chiến dịch Marketing đang triển khai. Tuy nhiên, khi 1 fad topic xảy ra, thương hiệu chỉ có 2 kịch bản: (1) Im lặng chờ cơn bão Fad Topic qua đi hoặc (2) Tìm cách liên kết câu chuyện của thương hiệu với fad topic.Việc thương hiệu thay đổi thông điệp truyền thông hoặc cơ chế vận hành của một chiến dịch do ảnh hưởng fad topic là một điều bắt buộc. Nếu thương hiệu chọn cách lờ đi fad topic và trung thành với kế hoạch ban đầu, hiệu quả hoạt động sẽ suy giảm rõ rệt. Ví dụ: Trong sự kiện U-23 ở Thường Châu, một số thương hiệu đã nhanh chóng điều chính thông điệp mang tính thời sự hơn. Cụ thể: Thông điệp của Nivea Men là “Thắng là phải chất”, của Axe là “Khí chất Việt Nam”, của Pepsi là “Đã quá Việt Nam ơi!”...Ngay cả chiến dịch Tết 2018 đang chạy của một số nhãn hàng cũng phải điều chỉnh, như OMO với thông điệp “Chẳng cần thật hoàn hảo, vẫn trọn vẹn chiến thắng” hay Comfort với thông điệp “Thơm mát ngất ngây, ôm mừng chiến thắng”.
Khác với Hot Topic, Trend - Xu hướng là một sự thay đổi trong nhận thức & mối quan tâm, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Trend xuất phát từ các yếu tố vĩ mô và vi mô có tác động đến hoàn cảnh sống của người dùng, mang tính dài hạn và có liên hệ mật thiết với insight của người dùng trong ngành hàng.
Hot topic chỉ tạo ra mối quan tâm ngắn hạn với người dùng. Trong khi đó, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng do ảnh hưởng của Trend có thể kéo theo sự thay đổi trong việc lựa chọn sản phẩm của người dùng. Giữa hot topic và Trend có mối liên hệ mật thiết. Bình thường, Trend rất khó để phát hiện vì sẽ diễn ra từ từ & trong dài hạn. Tuy nhiên, nhờ mạng xã hội, chúng ta có thể theo dõi sự xuất hiện các hot topic trong ngành hàng, và thông qua lý giải tính kết nối của các hot topic trong ngành hàng để phát hiện Trend.Do đó, việc theo dõi liên tục các hot topic trong ngành hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các thương hiệu muốn nắm bắt & dự đoán sớm hành vi tiêu dùng trong tương lai.Ví dụ: Ảnh hưởng bởi sự kết hợp ẩm thực đa văn hóa và các ý tưởng nấu ăn sáng tạo, trào lưu Nấu Ăn Truyền Cảm Hứng đang phát triển mạnh mẽ. Thảo luận về xu hướng Nấu Ăn Truyền Cảm Hứng bao gồm các công thức có sự đổi mới trong cách nấu hoặc trang trí, từ đó cho ra đời món ăn có hương vị hoàn toàn mới hoặc phong cách trang trí độc đáo.
Không nói quá khi cho rằng xu hướng Nấu Ăn Truyền Cảm Hứng đang dần trở thành sự ưa chuộng mới của nhóm người tiêu dùng trẻ, nhất là khi food porn (sự hấp dẫn ẩm thực qua thị giác trên các phương tiện truyền thông) đang trở nên ngày càng phổ biến trên mạng xã hội. Trong vòng 6 tháng trở lại đây, hơn 1 triệu thảo luận của người dùng và 3.5 triệu tương tác về các công thức Nấu Ăn Truyền Cảm Hứng đã được thống kê.
Hot topic phản ánh mối quan tâm ngắn hạn của người dùng và chỉ ảnh hưởng tới góc độ truyền thông của thương hiệu. Trend phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong hành vi người dùng, nên việc thay đổi theo Trend là bắt buộc với các thương hiệu. Để thực sự “bắt trend”, thương hiệu không chỉ thay đổi về cách giao tiếp với người dùng mà còn phải có những điều chỉnh liên quan đến sản phẩm & chiến lược Marketing trong dài hạn. Ví dụ: Với xu hướng Nấu Ăn Truyền Cảm Hứng đã đề cập ở trên, để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi nấu ăn của người dùng, thương hiệu sẽ cần phải cân nhắc:
Facebook đang trở thành mạng xã hội cho tất cả mọi người, chứ không còn là nơi dành riêng nhóm người dùng trẻ tuổi. Facebook Việt Nam chưa có dấu hiệu bị mất nhóm người dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhóm người dùng trẻ 13-24 tuổi đang có tốc độ tăng trưởng chững lại.
Mạng xã hội đang thay đổi nhanh chóng từng giờ, từng ngày. Rất nhiều hiểu biết về mạng xã hội và người dùng đã trở nên "lạc hậu" chỉ trong một thời gian ngắn.
Mọi người vẫn thường nhìn nhận: Facebook là nơi dành cho giới trẻ.Thực tế thì:
Thống kê của We are social tháng 1/2018 cho thấy:
Facebook đang trở thành mạng xã hội cho tất cả mọi người, chứ không còn là nơi dành riêng nhóm người dùng trẻ tuổi.
Nhìn vào nhóm người dùng lớn tuổi, tốc độ gia nhập Facebook của các cụ ngày càng nhanh hơn. Lên đến trên 60% trong năm qua.Người lớn tuổi đã thực sự tham gia thảo luận trên mạng xã hội. Không chỉ dõi theo con cháu, các cụ cũng đã hình thành được các cộng đồng của mình và kết nối vơi nhau. Buzzmetrics đã thực hiện một nghiên cứu nhanh về hoạt động trên các group người lớn tuổi trên Facebook.
Có nhiều group dành cho người cao tuổi. Các group với nhiều thành viên hoạt động thảo luận sôi nổi, chủ yếu phục vụ các nhu cầu của các cụ (như học Internet, học ngoại ngữ, điều dưỡng tại nhà, tập thể dục, hoạt động thiện nguyện, hội họp bạn bè...).
Hoạt động phổ biến nhất của các group người cao tuổi là Học thêm các kĩ năng mới, Bí quyết điều dưỡng tại nhà, Họp mặt thường niên offline ...
Với tốc độ tăng trưởng lượng người dùng trên 60%/năm thì chắc chắn sắp tới nhóm tuổi này sẽ ngày càng trở nên sôi nổi hơn trên social.
Đây không chỉ là xu thế nhất thời diễn ra ở Việt Nam mà còn là xu thế chung của Facebook toàn thế giới.
Từ 2012, theo eMarketer, nhóm tuổi 25 – 34 chiếm 29,7% người dùng, là độ tuổi phổ biến nhất trên Facebook toàn cầu. Đến đầu năm 2018, theo Wearesocial, nhóm tuổi này vẫn chiếm hạng nhất với 29%.
Sự dịch chuyển cơ cấu người dùng theo hướng "già hóa" này đã hình thành từ sớm tại Mỹ. Một báo cáo được công bố năm 2014 của agency ISL tại Mỹ cho thấy chỉ trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2014, nhóm tuổi đông nhất chuyển từ nhóm 18-24 tuổi sang nhóm 25-34 tuổi và 35-54 tuổi, điều tương tự bắt đầu xảy ra với Facebook tại Việt Nam.
Điều này có thể suy ra rằng Facebook Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới và sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng "trưởng thành hóa" này, đặc biệt đáng chú ý là sự tăng trưởng nhanh của nhóm 45+ trong thời gian tới.
Trước đây, Facebook là công cụ đắc lực, hỗ trợ nhiều cho các ngành hàng có đối tượng mục tiêu là nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi. Hiện nay, Facebook đã là nơi dành cho mọi người, điều này mở ra cơ hội lớn nhiều thương hiệu để:
- Kết nối với nhiều người tiêu dùng trong độ tuổi trưởng thành hơn - cũng là khách hàng mục tiêu của rất nhiều thương hiệu.- Kết nối với người tiêu dùng lớn tuổi.- Lắng nghe, nghiên cứu, phân tích và thấu hiểu nhóm người dùng trưởng thành và lớn tuổi tốt hơn.
Với những người dùng lớn tuổi, khi mới tham gia mạng xã hội, liệu họ có trở nên nhạy cảm, khó tính hơn với thông tin quảng cáo hay tin tiêu cực về thương hiệu hay không? Vẫn cần thời gian để chờ đợi và quan sát.
Nhưng có một nguy cơ mà thương hiệu cần cẩn thận với nhóm những người tiêu dùng này là khi họ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, sẽ dễ bị ảnh hưởng và dẫn dắt bởi tin đồn đặc biệt là các tin thất thiệt cho thương hiệu trên mạng xã hội hơn. Bởi lẻ, phần lớn họ chưa quen với việc phân biệt được các kênh chính thống hay nguồn đáng tin cậy. Vì thế, thương hiệu vẫn còn nhiều công tác truyền thông cần phải làm với các đối tượng người dùng này.
Mạng xã hội ngày càng trở thành một kênh không thể thiếu với bất kỳ thương hiệu nào.
Cùng nhìn lại những sự thay đổi lớn của mạng xã hội Việt Nam được tổng hợp bởi Buzzmetrics:
1. Mạng xã hội vẫn đang tăng trưởng với tốc độ cao2. Người dùng sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn.3. Mạng xã hội sẽ càng ồn ào hơn bao giờ hết.4. Cơ cấu người dùng mạng xã hội đang trở nên trưởng thành hơn.
Mạng xã hội đang thay đổi nhanh chóng từng giờ, từng ngày. Rất nhiều hiểu biết về mạng xã hội và người dùng đã trở nên "lạc hậu" chỉ trong một thời gian ngắn. Mỗi sự phát triển, thay đổi của mạng xã hội đều tiềm ẩn cơ hội và thách thức cho thương hiệu.
Lượng dữ liệu thảo luận người dùng ngày càng lớn và ngày càng phong phú hơn với nhiều nhóm người dùng hơn. Việc quản lý hình ảnh thương hiệu trên mạng xã hội cũng sẽ phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Kết nối, thấu hiểu và kiểm soát thảo luận khách hàng trên mạng xã hội giờ đây là việc đòi hỏi thương hiệu phải nghiêm túc cân nhắc khi xây dựng các kế hoạch marketing.
Xem thêm: Mạng xã hội vẫn đang tăng trưởng mạnh và ồn ào hơn (Phần 1 - Link)
Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Trong thời đại social media ngập tràn quảng cáo như hiện nay, để thu hút khách hàng, thương hiệu buộc phải làm những điều mà mọi người thực sự thích xem và quan tâm. Các trào lưu mạng xã hội ra đời và trở thành giải pháp nhanh, hữu hiệu góp phần giúp cho các marketer ngày nay giải bài toán khó này. Như thống kê trong bài viết trước của Buzzmetrics, ngày càng nhiều thương hiệu ứng dụng các trào lưu/chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
Trào lưu mạng xã hội hấp dẫn là vậy nhưng cần hiểu đúng bản chất để dùng cho chuẩn và cho ra đời các sản phẩm "ăn theo" đầy sáng tạo, giúp đẩy mạnh lan truyền hình ảnh của mình đến khách hàng truyền thống lẫn tiềm năng. Cùng Buzzmetrics tìm hiểu một trào lưu mạng xã hội được 18 thương hiệu ưu ái áp dụng gần đây - #complimentchallenge, cùng trả lời các câu hỏi Yếu tố làm nên sức hút của nó? Các thương hiệu đã tận dụng nó thế nào? Những thương hiệu nào làm tốt nhất?
Từ sau trào lưu Dậy thì thành công (Puberty Challenge) bùng nổ trong tháng 4, cư dân mạng rơi vào thời kì thiếu vắng những trào lưu truyền cảm hứng mà thay vào đó, mạng xã hội hầu như đang tràn ngập các bài câu like hay tin tiêu cực, tranh cãi về các show truyền hình.... Ngay trong tháng 7 này, #complimentchallenge xuất hiện như một "từ khóa đầy tươi sáng" thu hút hơn 50 nghìn người tham gia với tổng số hơn 80 nghìn bài viết và thảo luận trên các trang mạng xã hội chỉ trong thời gian ngắn. Sức hút của #complimentchallenge còn được thực chứng khi có đến 18 thương hiệu áp dụng trào lưu này vào nội dung tương tác của mình trên social media.
Compliment challenge là thử thách khuyến khích chia sẻ hashtag #complimentchallenge, đề nghị mọi người bình luận tên của họ và bạn sẽ nói một thứ gì đó tích cực mà bạn thích ở họ với tinh thần "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn". Các bài đăng với hashtag #complimentchallenge xuất hiện liên tục trên các trang cá nhân của người dùng cũng như trang fanpage của giới trẻ và thương hiệu.
So với các trào lưu như Vịt bối rối, Puberty Challenge, Ice bucket challenge, Hãy như tôi,.... Compliment challenge là một trào lưu có tuổi thọ khá ngắn (khoảng 1 tuần) do các bài đăng chủ yếu chỉ được thể hiện dưới dạng nội dung chữ đơn thuần và ít có các biến thể nội dụng dưới dạng hình ảnh/video/music để duy trì độ viral của nó.
Compliment Challenge vốn từng rất quen thuộc trong cộng đồng mạng, từng gây sốt trong tháng 7 năm ngoái và tiếp tục trở lại trong tháng 7 năm nay.
Lí giải cho sự trùng hợp này, trong khoảng thời gian nghỉ hè vào tháng 7, các bạn trẻ có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu tìm kiếm các trò chơi để lấp đầy thời gian trống. Đồng thời, việc kết nối và giữ liên lạc với nhau trong dịp hè cũng là một mối quan tâm lớn. Nhờ đáp ứng được các nhu cầu đó thông qua tương tác giữa bạn bè, compliment challenge đã tạo ra sự bùng nổ lớn trên mạng xã hội vào thời điểm này trong 2 năm qua.
Ngoài ra, các thông tin không tốt xuất hiện liên tục trên mạng xã hội vào đầu tháng 7 (bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ nhỏ, tranh cãi về lễ hội chọi trâu, tranh cãi trên các show truyền hình thực tế...) khiến nhiều người cảm thấy tiêu cực. Với thông điệp "Hãy lan tỏa yêu thương đến thế giới của bạn" qua các lời khen ngợi, ComplimentChallenge giúp giải tỏa sự tiêu cực và giúp người dùng cảm thấy tốt đẹp hơn.
ComplimentChallenge bên cạnh đó cũng khiến mọi người có cách nhìn tích cực hơn về bản thân thông qua việc tiếp nhận được nhiều lời khen, giúp mọi người tự tin hơn và kết nối nhiều hơn trong khoảng thời gian giữa mùa hè.
Sự xuất hiện của người nổi tiếng luôn là một trong những nhân tố quan trọng giúp trào lưu bùng nổ trên social media, đặc biệt là những trào lưu của giới trẻ.
Với lượng theo dõi khổng lồ, những trào lưu trên fanpage hay trang cá nhân của các KOL sẽ tiếp cận được nhiều bạn trẻ và tạo ra độ viral cao trong cộng đồng. Do yêu cầu của trò chơi, KOL bắt buộc phải tương tác, gửi những comment tích cực đến fan,từ đó mang đến cho người tham gia một trải nghiệm thật sự hứng thú. Dễ dàng nhận thấy trong xu hướng mạng xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của trào lưu #complimentchallenge có một sự đóng góp không nhỏ từ những người nổi tiếng và fanpage nổi bật trong giới trẻ.
Đơn giản hóa mọi thứ - từ cách thực hiện thử thách đến hashtag, không chỉ giúp trào lưu dễ dàng tiếp cận và lan truyền nhanh trên mạng xã hội mà còn giúp khắc sâu vào ký ức của người dùng. Trong compliment challenge, người tham gia chỉ cần nói về một điều tích cực mà họ thích ở người bình luận trong bài đăng . Bên cạnh đó, hashtag #complimentchallenge cũng giúp người chơi dễ dàng ghi nhớ và hồi tưởng lại trào lưu này khi cần thiết.
Compliment challenge có sự tham gia của 18 thương hiệu. Từ các thương hiệu thuộc ngành hàng điện tử tiêu dùng (Oppo, Mobiistar, Vivo, Asus, Samsung) hay thương hiệu thuộc ngành hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (Sữa chua Vinamilk, Cocacola, Cowboy Jack's, Kichi Hot Pot Bar, Daruma) cho đến các thương hiệu khác (Viettel store, FPT Telecome, Sunsilk,...).
Các thương hiệu đều có những cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media. Như thống kê "Các thương hiệu đã tận dụng các trào lưu mạng xã hội như thế nào" trong năm 2016, con số 18 thương hiệu áp dụng một trào lưu nhỏ, ngắn hạn như #ComplimentChallenge thật sự là một con số ấn tượng. Trong suốt năm 2016, chỉ duy có Trào lưu khổng lồ như PokemonGo có thể thu hút được số lượng khủng như vậy. Đa số các trào lưu chỉ thu hút được khoảng 3 đến 15 thương hiệu áp dụng. Tuy nhiên, lượng bài viết và thảo luận tạo ra của các thương hiệu có sự chênh lệch rất lớn. Vậy những lý do giúp một thương hiệu tận dụng tốt trào lưu này là gì?
Trong khi các trào lưu dài hạn (trên 3 tháng) có thể được dự đoán dựa trên dữ liệu và hiểu biết về ngành hàng, trào lưu ngắn hạn thường xuất hiện bất chợt và buộc thương hiệu phải nắm bắt nhanh chóng để tăng sự hiệu quả trong việc tận dụng. Compliment challenge chỉ bùng nổ và thật sự tạo ra độ viral cao trong khoảng thời gian 4 ngày. Sau khoảng thời gian này, trào lưu bắt đầu thoái trào và không thu hút được nhiều sự quan tâm. Việc cập nhật nhanh chóng và sử dụng trào lưu tức thời là yếu tố quan trọng để sử dụng nội dung này hiệu quả.
Ngoài ra, bên cạnh trang fanpage của mình, thương hiệu cũng có thể sử dụng các kênh khác như fanpage KOL, fanpage giải trí để thực hiện trào lưu nhằm tăng lượng tương tác cũng như hiệu quả trên social media.
Tương tự nguyên tắc đơn giản hóa mọi thứ được nêu ở phần trước, các thể lệ chơi đơn giản và dễ thực hiện sẽ thu hút được nhiều sự tương tác hơn. Các thương hiệu trong ngành hàng điện tử tiêu dùng là những thương hiệu thu hút được nhiều thảo luận nhất. Bài đăng của các thương hiệu này đưa ra yêu cầu khá đơn giản khi chỉ yêu cầu người chơi bình luận về dòng điện thoại mình đang sử dụng - dễ dàng khiến người dùng nhớ và đưa ra câu trả lời ngay lập tức.
Bên cạnh đó, phần thưởng cũng là một điểm khuyến khích người dùng tương tác. Có thể thấy, Samsung và Asus mặc dù tham gia vào trào lưu vào giai đoạn thoái trào nhưng vẫn tạo ra nhiều tương tác hơn so với các thương hiệu khác cùng thời điểm.
Phần lớn các thương hiệu có lượng thảo luận cao trong compliment challenge đều có sự tương tác tích cực với người dùng. Việc tương tác từ thương hiệu không chỉ giúp người dùng cảm thấy được tôn trọng mà còn mở rộng câu chuyện và tạo ra sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.
Một cách áp dụng thú vị hơn của thương hiệu là thực hiện trên trang của KOL ..... Việc được KOL tương tác và khen ngợi là một động lực rất lớn để thu hút nhiều người tham gia đến bài viết hơn.
Các trào lưu và xu hướng được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP). Việc tận dụng các trào lưu hoặc chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.
Trong năm 2016, cộng đồng mạng đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều trào lưu gây sốt trên social media; các trào lưu này có thể xuất phát từ một sự kiện đặc biệt như Sài Gòn thất thủ, bảng hiệu kiểu mẫu; phát ngôn/câu nói thú vị như "Mình thích thì mình...", "Cả nguồn sống bỗng chốc thu bé lại", "Hãy cứ… vì..." hay các trào lưu và xu hướng được yêu thích trên cả thế giới như Pokémon Go, Be like Bill, Pen Pineapple Apple Pen (PPAP). Việc tận dụng các trào lưu/chủ đề nóng để tương tác với người dùng trên mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ đã trở thành một tactic phổ biến được nhiều thương hiệu ứng dụng.
Nếu như các trào lưu có công thức hình thành từ việc giải quyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng,... thì liệu có một công thức nào để việc tận dụng trào lưu của thương hiệu có thể đạt được hiệu quả cao nhất? Trong bài viết này, Buzzmetrics sẽ thống kê các trào lưu/chủ đề nóng trên social media đã được các thương hiệu tận dụng và phân tích hiệu quả tương tác tạo ra bởi sự kết hợp này nhằm tìm ra chìa khoá đằng sau thành công của việc tận dụng trào lưu vào marketing thương hiệu trên social media.
Theo thống kê của Buzzmetrics trong khoảng thời gian từ đầu năm 2016 đến nay, có khoảng hơn 70 trào lưu/chủ đề nổi bật trên mạng xã hội, trong đó 25 trong số các trào lưu này đã được hơn 80 thương hiệu tận dụng trong việc tương tác với người dùng trên social media. Trong các trào lưu được thương hiệu khai thác thì Pokémon Go là trào lưu nổi bật nhất với hơn 40 thương hiệu đã lồng ghép nội dung liên quan đến trò chơi này vào chiến dịch của mình hoặc vào các bài tương tác trên social media. Dưới đây là Top 10 trào lưu/chủ đề nóng được nhiều thương hiệu tận dụng và tạo được nhiều tương tác nhất trên social media trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2016:
Các thương hiệu đều có những cách sáng tạo riêng để ứng dụng trào lưu vào nội dung tương tác của mình trên social media. Nhìn chung nhiều bài đăng tạo bởi thương hiệu tận dụng trào lưu đạt được tương tác khủng tuy nhiên khoảng hơn 90% tương tác là Likes, lượng Comments & Shares tạo ra là rất ít. Dưới đây là các thương hiệu đạt được hiệu quả cao nhất trong việc tận dụng trào lưu để kết nối với người dùng trên social media, thể hiện qua khả năng tạo ra lượng Comments & Shares cao nhất:
III. TẬN DỤNG TRÀO LƯU NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ
Phân tích hiệu quả của các hoạt động tận dụng trào lưu của thương hiệu có những điều đáng chú ý sau:
1. Các trào lưu nên được thể hiện qua mini game trúng giải, giới thiệu về chương trình khuyến mãi/ưu đãi, giới thiệu sản phẩm mới để tạo ra lượng Comments và Shares cao. Minigame là các tactic khuyến khích người dùng bình luận/chia sẻ để có được một lợi ích nào đó như phần thưởng khi thắng mini game hay có thêm thông tin về chương trình/sản phẩm mới tung ra...
2. Sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu nên có điểm tương đồng với trào lưu:
3. Sự phóng đại hư cấu của Trào lưu/sự kiện nóng trong việc quảng bá một tính năng của sản phẩm thường tạo nhiều tương tác:
Cách Diana tận dụng trào lưu Pokemon Go hay FPT Shop tận dụng sự kiện nóng "Sài Gòn thất thủ" để quảng bá cho tính năng chống nước của điện thoại Sony Xperia XZ; và đặc biệt cách thương hiệu Grab "trêu" khách hàng rằng thương hiệu có dịch vụ lưu thông mới bằng thuyền, ca nô... giúp việc di chuyển bớt khó khăn hơn trong tình trạng nước ngập nghiêm trọng đã khiến người dùng vô cùng thích thú.