Occasion-based marketing - Khám phá các thời điểm vàng để thương hiệu tận dụng

Occasion-based marketing là chiến lược nhằm giúp thương hiệu tạo sự kết nối khách hàng vào những dịp đặc biệt hoặc bối cảnh lựa chọn sản phẩm.

Occasion-based marketing là gì?

Occasion-based marketing là chiến lược nhằm giúp thương hiệu tạo sự kết nối khách hàng vào những dịp đặc biệt hoặc bối cảnh lựa chọn sản phẩm. Bằng cách xuất hiện đúng thời điểm, chạm đúng nhu cầu đặc biệt của khách hàng tại thời điểm đó, mức độ tương tác và khả năng mua sẽ tăng cao.Occasion-based marketing giúp khách hàng trả lời câu hỏi khi nào họ nên mua sản phẩm của thương hiệu, cho khách hàng lý do và dịp để nhớ đến thương hiệu.

Occasion-based marketing giúp gì cho thương hiệu?

- Kết nối với khách hàng mục tiêu:

Chỉ cần xác định đúng mối quan tâm của dịp đặc biệt, thương hiệu sẽ tiếp cận được khách hàng theo đúng mối quan tâm của họ tại những thời điểm nhạy cảm nhất. Đây là điều không dễ dàng xác định vào những “dịp bình thường”

Occasion-based marketing là giải pháp giúp Marketer nhắm vào 1 nhóm mối quan tâm có tầm ảnh hưởng mạnh đến đông đảo khách hàng nhưng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn

- Tăng doanh thu:

Có rất nhiều quyết định mua sắm được thực hiện vào thời điểm đặc biệt, nếu thương hiệu kết nối được với khách hàng tại những dịp này, cơ hội được khách hàng nhớ đến và lựa chọn sẽ cao hơn.Occasion-based marketing còn giúp tăng lượng tiêu thụ bằng cách khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm tại nhiều thời điểm hơn.

Có thể xem xét trường hợp của nước uống Isotonic 7Up Revive. Từ năm 2014, 7Up Revive là thương hiệu của các hoạt động thể thao tốn nhiều sức lực. Từ năm 2016, 7Up Revive gắn với các hoạt động đời thường như đi dạo, vui chơi hay làm việc trong thời tiết nắng nóng.Như vậy, Revive đã mở rộng dịp uống sản phẩm từ "vận động mạnh/ chơi thể thao" sang "hoạt động mất nước" để tăng lượng tiêu thụ sản phẩm.

Occasion-based marketing _1

- Định vị thương hiệu theo thời điểm:

Ở góc nhìn mang tính chiến lược hơn, occasion-based marketing là được dùng để nhấn mạnh sự khác biệt giữa các thương hiệu, đặc biệt là trong ngành ăn uống (F&B) - khi mà các hoạt động ăn uống bị chi phối nhiều bởi thời điểm.

Kitkat là một trong những ví dụ điển hình của phương thức tận dụng occasion-based marketing để củng cố định vị thương hiệu.

Occasion-based marketing _2

Tại Việt Nam, occasion-based marketing được phổ biến nhất vào những ngày lễ, kỳ nghỉ lớn như: Tết, kỳ nghỉ Hè. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều dịp và khoảnh khắc đặc biệt khác mà thương hiệu có thể tận dụng để thu hút khách hàng nhiều hơn.

ll

Có 4 loại dịp đặc biệt mà thương hiệu có thể cân nhắc để thực hiện occasion-based marketing

Để thuận tiện cho việc xác định chiến thuật chọn dịp đặc biệt, Buzzmetrics chia tất cả các loại dịp đặc biệt thành 4 loại dựa trên sự khác biệt về đặc điểm, tần suất xuất hiện và thời gian diễn ra:

1. Ngày đặc biệt

Đặc biệt thích hợp cho những thương hiệu muốn chiếm platform bằng việc tạo một cú nổ lớn trong năm, nhằm giúp khách hàng cứ đến ngày đó là nhớ đến mình.

2. Thời điểm đặc biệt

Thường thích hợp cho các thương hiệu muốn xuất hiện thường xuyên, mỗi ngày, gắn chặt với cuộc sống của người tiêu dùng.

Occasion-based marketing _3
Xem thêm: NGƯỜI TRẺ THÈM TRÀ SỮA NHẤT VÀO GIỜ NÀO TRONG NGÀY?

Có rất nhiều khoảnh khắc trong cuộc sống mà vào thời điểm đó, người tiêu dùng trở nên đặc biệt “nhạy cảm” và xuất hiện những mối quan tâm cũng như nhu cầu không ngờ tới. Với sự xuất hiện của mạng xã hội, người tiêu dùng có xu hướng chia sẻ thường xuyên hơn, chi tiết hơn về từng khoảnh khắc trong cuộc sống để tìm kiếm sự đồng cảm. Nhất là vào những thời điểm nhạy cảm, người tiêu dùng càng có nhiều động lực hơn để chia sẻ những điều này trên mạng xã hội cũng như tìm kiếm những người có trạng thái tương tự, để cùng nói về mối quan tâm chung. Điều này giúp mạng xã hội có khả năng lưu giữ và phát hiện ra những thời điểm cảm xúc đặc biệt này của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều “Thời điểm đặc biệt” và đầy niềm năng mà mạng xã hội có thể khai thác để giúp thương hiệu tìm ra những cơ hội mới.Ví dụ:

  • Đối với con gái: thời điểm cảm thấy “Không đủ đồ để mặc”, thời điểm cô đơn, thời điểm muốn chăm sóc bản thân…
  • Đối với người đi làm: thời điểm chờ lương, trễ lương, áp lực, deadline… hay đơn giản là lúc buồn ngủ, lờ đờ, mệt mỏi, mất động lực.

Các “Thời điểm đặc biệt” này được dự đoán là tương lai của Occasion based marketing vì tần suất lặp lại cao (thường là theo ngày/ theo tuần/ theo tháng), thương hiệu chỉ cần chiếm được một “Thời điểm đặc biệt” là đã có thể trở thành một phần trong của sống hằng ngày của khách hàng.

3. Mùa cao điểm theo nhu cầu/ mối quan tâm

Mùa cao điểm theo nhu cầu gần giống với ngày đặc biệt, dịp đặc biệt dành cho những thương hiệu muốn dồn nguồn lực vào một khoảng thời gian cụ thể trong năm bằng các chiến thuật khác nhau để truyền tải thông điệp mà thương hiệu mong muốnMùa cao điểm thường kéo dài hơn ngày đặc biệt, phù hợp nếu thương hiệu muốn lựa chọn để xây dựng các chiến dịch hoặc kể một câu chuyện dài hơn. Mùa cao điểm theo nhu cầu sẽ phù hợp nếu thương hiệu muốn có thời gian thay đổi một định kiến, thói quen, hành vi tiêu dùng có sẵn, mà điều này không dễ được điều chỉnh trong một thời gian ngắn (1 ngày/ 1 tuần).

Xem thêm: NHỮNG CHỦ ĐỀ ĐƯỢC HỌC SINH THẢO LUẬN NHIỀU NHẤT VÀO DỊP CUỐI NĂM HỌC.

4. Các sự kiện đặc biệt, sự kiện nóng

Sự kiện nóng không có tính quy luật và khó dự đoán, khó có thể lên kế hoạch từ trước như 3 loại còn lại. Tuy nhiên, Sự kiện nóng thật sự cần được tận dụng khi khách hàng mục tiêu là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong sự kiện đó. Đây gần như là cơ hội vàng để thương hiệu gắn mình chặt hơn hòa vào không khí chung, đồng điệu với tiếng nói chung và mối quan tâm chung của người tiêu dùng trong thời điểm đó.

Occasion-based marketing _4
Occasion-based marketing _5

Sự kiện nóng rất hấp dẫn vì thương hiệu dễ có được sự chú ý cao trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu, thương hiệu có hình ảnh và tính cách hoàn toàn không liên quan, nếu cố gắng tận dụng sự kiện sẽ tạo ra tác dụng phụ. Hay nói cách khác, nếu sự kiện nóng không liên quan đến thương hiệu, việc tận dụng “Sự kiện nóng” sẽ không mang lại lợi ich cho thương hiệu. Thâm chí, thương hiệu có thể gặp các phản hồi tiêu cực khi trở thành “người ăn theo” trong mắt người tiêu dùng. Nguy hiểm hơn, hình ảnh và tính cách thương hiệu có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn, và trở nên xa lạ đối với người tiêu dùng.

Thương hiệu cần lưu ý gì khi sử dụng Occasion-based marketing

- Tính liên quan: Thời điểm đặc biệt rất nhiều những không phải thời điểm nào thương hiệu cũng có thể sử dụng.

- "Sâu" hay "rộng": gắn chặt với một thời điểm cụ thể sẽ hạn chế cơ hội khách hàng sử dụng sản phẩm ở những thời điểm khác. Điều cần cân nhắc là liệu nên tập trung kết nối với một thời điểm, thống trị khoảnh khắc đó, hay mở rộng ra xuất hiện trong nhiều thời điểm.

- Hiểu khách hàng mục tiêu: Xem xét kĩ từng khoảnh khắc trong cuộc sống của khách hàng mục tiêu. Có những khoảnh khắc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chứa đựng cơ hội để các thương hiệu tận dụng để gắn kết với khách hàng.

- Khách hàng mục tiêu luôn thay đổi: Luôn lắng nghe người tiêu dùng để tìm ra các thời điểm đặc biệt mới để tìm ra những cơ hội mới để gắn kết với họ.

Tìm hiểu thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub của Buzzmetrics tại đây.

Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.

Thông tin bài viết

Ngày đăng:
11/12/2017
23/3/2023

Đừng bỏ lỡ bất kỳ insight nào!

Nhận cập nhật về các nghiên cứu mạng xã hội hữu ích

Đăng ký ngay

Bài viết liên quan

Vì sao Valentine 2019 trở thành Ngày Gia đình?

Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?

Đọc bài viết
right
Toàn cảnh về dịp Tết Nguyên Đán trên mạng xã hội

Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, Tết là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.

Đọc bài viết
right
Cơ hội Mùa Vu lan dưới góc nhìn của marketer

Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.

Đọc bài viết
right
Ngày của mẹ 2019 - Ai là người dẫn đầu cuộc chiến?

Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?

Đọc bài viết
right
Thảo luận về "Ngày phụ nữ" - Cơ hội và thách thức cho thương hiệu

Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.

Đọc bài viết
right
Ngày của cha: Dịp đặc biệt mới nổi hay tiềm năng chưa được khai thác?

"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?

Đọc bài viết
right
Những câu chuyện vào "Dịp cuối năm học" và Cơ hội cho thương hiệu 2018

Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 2: Hành trình khách hàng biểu hiện trên mạng xã hội như thế nào?

Xem thêm: Phần 1: Nghiên cứu ngành hàng bia - Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Đọc bài viết
right
Khám phá thời điểm "Khủng hoảng cuối hè" cùng social data

Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.

Đọc bài viết
right
Nghiên cứu ngành hàng bia - Phần 1: Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data

Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).

Đọc bài viết
right
Giờ nào là giờ buồn ngủ nhất?

Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.

Đọc bài viết
right
Khám phá 3 cơ hội từ social data cho chiến dịch Marketing mùa hè

Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.

Đọc bài viết
right
Cách tận dùng mùa cao điểm Bóng đá cho chiến dịch Marketing

Với sự diễn ra của ngày hội bóng đá Thế giới - World Cup,  tháng 6 & tháng 7 rất có khả năng sẽ trở thành Mùa cao điểm của mối quan tâm về “Bóng đá”. Đây cũng chính là cơ hội cho các thương hiệu chọn Brand communication platform “Bóng đá” hoặc thậm chí bất cứ thương hiệu nào muốn tạo sự gắn kết với nhóm đối tượng mục tiêu của sự kiện này.

Đọc bài viết
right
Phân tích chiến dịch Đi rồi sẽ đến từ Biti’s

Sau thành công vang dội từ chiến dịch Tết "Đi để trở về", Biti's một lần nữa bứt phá thu hút sự chú ý lớn trong mùa hè năm 2017 với thông điệp truyền cảm hứng "Đi rồi sẽ đến".

Đọc bài viết
right
Top clip quảng cáo Tết 2017 thành công nhất trên social media

Hãy cùng Buzzmetrics nhìn lại các clip quảng cáo Tết 2017 tạo được nhiều tương tác nhất (Post, Comment, Like, Share) trên social media và khám quá bí quyết đằng sau sự thành công của các clip này.

Đọc bài viết
right
Thảo luận của cha mẹ trong mùa hè 2016

Thảo luận của cha mẹ về chăm sóc và nuôi dạy con cái luôn nhận được sự quan tâm lớn trên social media, đặc biệt là vào dịp hè. Dựa trên số liệu tổng hợp và phân tích, Buzzmetrics sẽ giúp xác định những mối quan tâm của các bậc phụ huynh có con từ 3-5 tuổi và 6-10 tuổi trong khoảng thời gian hè từ 05/2016 - 08/2016.

Đọc bài viết
right
Thảo luận Tết 2016 qua khám phá và phân tích social data

Buzzmetrics đã thực hiện thống kê  và phân tích xu hướng các chủ đề được thảo luận Tết 2016 Bính Thân nhiều nhất trên social media. Nhìn chung, các chủ đề này  có sự khác biệt rõ rệt giữa trước, trong và sau tết

Đọc bài viết
right
Top 11 chủ đề thảo luận dịp Giáng sinh (Update 2023)

Bài viết được thực hiện bởi Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, bằng việc thu thập tất cả các thảo luận về Giáng sinh được tạo ra trên social media năm 2014, phân loại thành các chủ đề nổi bật nhất nhằm tìm ra xu hướng thảo luận của người dùng trên social media về ngày lễ này.

Đọc bài viết
right
Top 10 chiến dịch Tết 2015 nổi bật nhất trên social media

Tết là dịp mà các nhãn hàng đều tung ra những chiến dịch quảng cáo với mức độ đầu tư cao cho sản phẩm của mình. Dưới đây là thống kê của Công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về các nhãn hàng có chiến dịch Tết tạo được tiếng vang lớn nhất trên social media trong năm 2015:

Đọc bài viết
right
Nhận tư vấn miễn phí
Theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội
DMCA.com Protection Status