Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetricstiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Tã giấy là một mặt hàng quen thuộc cho các bậc cha mẹ có con nhỏ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều thương hiệu tã giấy xuất hiện trên thị trường khiến cho việc lựa chọn thương hiệu nào để dùng cho con trở thành nỗi băn khoăn lớn. Nhằm tạo lòng tin nơi người tiêu dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh, các thương hiệu tã giấy đang ngày càng đẩy mạnh các chương trình quảng bá sản phẩm, đặc biệt là trên social media. Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 9 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Bài viết tuần này sẽ theo dõi một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu tã giấy Bobby trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.
Theo thống kê của Buzzmetrics, trong 6 tháng đầu năm 2016, Bobby là nhãn hàng tã giấy tạo được nhiều bài viết và thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội đứng thứ 2 chỉ sau Huggies. Lượng bài viết và thảo luận về các thương hiệu tã giấy hiện nay vẫn chủ yếu đến từ các hoạt động quảng bá sản phẩm, tương tác với khách hàng trên Facebook fanpage chính thức của nhãn hàng. Minigame, cuộc thi ảnh, bài viết chia sẻ kiến thức chăm sóc trẻ là những loại nội dung thảo luận phổ biến tạo ra lượng tương tác cao cho các nhãn hàng trên social media.
Số lượng bài viết và thảo luận public trên báo điện tử và mạng xã hội của Bobby tăng lên rất cao vào tháng 3, tháng 4 nhờ có cuộc thi "Chuyến phiêu lưu đầu đời cùng Bobby tã quần" nhằm quảng bá sản phẩm tã quần Bobby. Chỉ số cảm xúc về thương hiệu Bobby giảm mạnh trong tháng 2 do nhiều bài viết và thảo luận public tiêu cực về tã Bobby gây hăm tã, nổi mẩn. Trong tháng 4, chỉ số cảm xúc tiếp tục giảm do các thông tin tiêu cực về việc có tã có dòi.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
- Tích cực: Nhìn chung, Bobby được đánh giá cao về thiết kế, kích cỡ vừa vặn thoải mái và tiện dụng, dễ mặc, đặc biệt là dòng sản phẩm tã quần mới. Ngoài ra, thấm hút tốt; không gây hăm tã; khô ráo, thoáng mát cũng là những đặc tính nhận được nhiều phản hồi tích cực. Đáng chú ý có là nhiều thảo luận trên social media bày tỏ sự tin tưởng dành cho thương hiệu tã Bobby.
- Tiêu cực: Bên cạnh các thảo luận tích cực; thương hiệu cũng nhận nhiều lời phàn nàn về việc hoạt động quảng bá được tổ chức chưa tốt (thể lệ minigame, cuộc thi, khuyến mãi không rõ ràng; chậm trễ trong việc công bố kết quả mini game, trao thưởng...). Các phản hồi tiêu cực khác xoay quanh việc gây hăm tã, nổi mẩn, thiết kế không thoải mái, thấm hút không tốt ...
Bài viết này sẽ tập trung phân tích về thương hiệu Bobby và đối thủ cạnh tranh của Bobby là Pampers do 2 thương hiệu tã giấy đều đến từ Nhật Bản đã có mặt khá lâu tại Viêt Nam và thường được nhiều bà mẹ so sánh trực tiếp thông qua thảo luận trên social media.
Bobby là thương hiệu tã giấy cao cấp được các mẹ trên social media đánh giá cao về việc giúp bé thoải mái vui đùa cả ngày nhờ thiết kếvừa vặn, ôm sát, không gây hằn đỏ da bé mà vẫn khô ráo. Trong khi đó, đối thủ của Bobby là Pampers được nhiều người tiêu dùng nhắc đến như một thương hiệu tã được tin dùng hàng đầu tại Nhật Bản.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, cả hai thương hiệu Bobby và Pampers đều tích cực tung ra hoạt động quảng bá cho các sản phẩm cải tiến mới; trong đó, nếu Bobby chạy một loạt hoạt động xuyên suốt trong 6 tháng đầu năm cho sản phẩm “Tã quần Bobby” thì Pampers tập trung quảng bá cho sản 2 dòng sản phẩm hoàn toàn khác là "Pampers premium care" và "Pampers baby dry sơ sinh", dòng sản phẩm tã quần của Pampers chỉ được nhắc đến trong một vài bài đăng tương tác trên fanpage trong tháng 4, tháng 5.
Bài viết sẽ đi sâu phân tích phương thức Marketing của hoạt động mang lại lượng thảo luận public lớn nhất cho hai thương hiệu trên báo điện tử và mạng xã hội.
Chiến dịch quảng bá sản phẩm Bobby tã quần: Minigame trên trang Bobby fanpage là phương thức tạo được nhiều thảo luận nhất cho chiến dịch, bên cạnh đó cuộc thi "Chuyến phiêu lưu đầu đời cùng Bobby tã quần" cũng thu hút nhiều sự quan tâm và tham gia từ các mẹ. Các loại nội dung khác như bộ tranh tình huống, "Bí quyết cho mẹ"; bài đăng tương tác trên fanpage hay viral clip không tạo được nhiều thảo luận.
Chiến dịch quảng bá sản phẩm Pampers Baby Dry Sơ Sinh: Chuỗi sự kiện, hoạt động trải nghiệm sản phẩm Pampers Baby Dry sơ sinh là phương thức Marketing tạo ra nhiều thảo luận nhất trong suốt chiến dịch. Sự kiện ra mắt sản phẩm cũng nhận được sự chú ý lớn nhờ vào sự xuất hiện của 2 bà mẹ hot nhất hiện nay trên social media là Elly Trần và Minh Hà. Bên cạnh đó Pampers cũng tung ra các video clip để làm nổi bật các đặc tính nổi bật của sản phẩm; video clip về cảm nhận của các mẹ sau khi dùng thử sản phẩm mới cũng tạo được nhiều sự quan tâm và những phản hồi tích cực.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, Bobby gặp phải duy nhất một thông tin tiêu cực đáng kể là tin đồn phát hiện có đỉa trong tã Bobby. Số lượng các thảo luận và bài viết public trên mạng xã hội về vụ việc nhanh chóng tăng cao trong 2 ngày 12 và 13 tháng 4 nhưng lại lập tức giảm từ ngày 13/4 và hầu như không được nhắc đến sau đó nữa. Lí do của việc thông tin tiêu cực không còn được nói đến nữa là do nhiều bà mẹ đã chính tay thử nghiệm giống như trong đoạn clip phát tán ban đầu nhưng không hề có hiện tượng gì xảy ra và đăng bài bênh vực thương hiệu trên trang cá nhân của mình.
Bên cạnh những thảo luận và bài viết public trên mạng xã hội thể hiện sự hoang mang, lo lắng về chất lượng sản phẩm, vẫn có một số ý kiến của người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ về độ chính xác của các thông tin tiêu cực và thể hiện sự tin tưởng đối với các thương hiệu tã cao cấp Bobby.
Trên đây là những phân tích và theo dõi sức khỏe thương hiệu của thương hiệu tã Bobby trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016. Tiếp theo, nhằm giúp thương hiệu cập nhật nội dung thu hút nhiều thảo luận bởi các mẹ trên mạng xã hội, đưa ra những nhận định về mối quan tâm của khách hàng mà thương hiệu có thể tận dụng cho các hoạt động marketing trên social media, bài viết sẽ tiếp tục cập nhật thống kê về các chủ đề được các mẹ (có con từ 0 đến 3 tuổi) thảo luận nhiều nhất trên social media, cụ thể là trong Q3/2016
Xem thêm Các chủ đề được các mẹ thảo luận nhiều nhất trên social media trong Q2/2016: Link
Thông qua các chủ đề được các mẹ trong 2 giai đoạn: con từ 0-12 tháng và con từ 1-3 tuổi thảo luận nhiều nhất , có thể rút ra được những xu hướng trong việc trong việc sóc mẹ và bé đang được quan tâm nhất trên social media trong Q3/2016 là:
Làm đẹp sau khi sinh luôn là một mối quan tâm lớn của các mẹ. Trong Q3/2016, những bài viết đưa ra các phương pháp làm đẹp mới lạ, hiệu quả thu hút được sự chú ý lớn từ các bà mẹ trên các trang mạng xã hội.
Các album tổng hợp các công thức món ăn, hướng dẫn cụ thể, thông tin dinh dưỡng hỗ trợ cho việc ăn dặm của bé được các bà mẹ thích thú và chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Có thể nói, việc tổng hợp thông tin bổ ích về các vấn đề mà các mẹ đặc biệt quan tâm dưới dạng hình ảnh trong 1 album trên Facebook là một dạng nội dung tạo sự thuận tiện cho người xem cũng như dễ dàng chia sẻ cho bạn bè cùng tham khảo.
Bên cạnh các Facebook photo album, các thông tin tổng hợp dưới dạng infographic cũng được các mẹ rất yêu thích do dễ dàng nắm bắt đầy đủ các thông tin bổ ích, dễ lưu lại để tham khảo và chia sẻ.
Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”. Bài viết tuần này sẽ Phân tích Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.
Buzzmetrics tiếp tục thực hiện bài viết thứ 4 trong chuyên mục “Always-on Brand Tracker – Mỗi tuần một thương hiệu”, gồm các bài tổng hợp, phân tích và theo dõi sức khỏe một cách toàn diện trên social media cho từng thương hiệu cụ thể đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Bài viết tuần này sẽ theo dõi một cách toàn diện sức khoẻ thương hiệu sữa bột Dumex trên social media trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 – 30/06/2016.
Thống kê của Buzzmetrics, trong 6 tháng đầu năm 2016, Dumex chiếm thị phần thảo luận trên social media tương đối thấp so với các thương hiệu sữa bột trong cùng phân khúc giá cao khác. Ngoài chương trình khuyến mãi đổi quà và minigame tặng sản phẩm, những bài đăng thông thường trên fanpage hầu như không tạo ra nhiều tương tác cho thương hiệu. Enfa A+, Aptamil, Nan, S26, Friso là những thương hiệu chiếm thị phần thảo luận cao nhất trên mạng xã hội nhờ có fanpage hoạt động tích cực với hàng loạt minigame có thưởng và thông tin khuyến mãi. Đáng chú ý là thương hiệu sữa Silimac dù không có hoạt động chính thức nào trên mạng xã hội nhưng vẫn nhận được rất nhiều thảo luận tự nhiên đến từ các Facebook group của các bà mẹ như Hội nuôi con bằng sữa mẹ - Việt Nam, Hội nuôi con theo khoa học…
Số lượng thảo luận của Dumex tăng lên rất cao tháng 4, tháng 5 nhờ có minigame tặng sữa Dumex mama và chương trình khuyến mãi tích điểm đổi quà. Chỉ số cảm xúc về thương hiệu Dumex giảm mạnh trong tháng 1 do có có nhiều bài viết tiêu cực về việc sữa hết hạn sử dụng bị sửa thông tin.
Chỉ số cảm xúc = (Lượng thảo luận Tích cực – Lượng thảo luận Tiêu cực) / (Lượng thảo luận Tích cực + Lượng thảo luận Tiêu cực)
Chỉ số cảm xúc có giá trị từ -1 đến 1, giá trị càng cao thể hiện mức độ được yêu thích càng cao.
Nhìn chung, có rất nhiều thảo luận thể hiện thái độ trung lập như hỏi tư vấn thông tin sản phẩm và chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó, các sản phẩm sữa Dumex nhận nhiều lời khen về tốt cho tiêu hóa, vị ngon, sữa mát, giúp bé phát triển tốt. Lời phàn nàn về Dumex chủ yếu là vấn đề khó tìm mua sản phẩm của thương hiệu và ít chương trình khuyến mãi. Thảo luận cụ thể về các dòng sản phẩm chính:
Dòng sữa dành cho bà bầu: những đặc tính nổi bật của sản phẩm nhận được nói tốt là vị ngon, dễ uống, bé hấp thụ tốt, tốt cho tiêu hóa và không làm mẹ tăng cân. Tuy nhiên, sản phẩm bị phàn nàn trên mạng xã hội là khó tìm mua, ít khuyến mãi, thông tin dinh dưỡng trên bao bì không phong phú bằng thương hiệu khác.
Dòng sữa dành cho bé từ 0-12 tháng: phản hồi tốt tập trung việc tốt cho tiêu hóa, giúp bé tăng cân tốt, vị ngon, sữa mát. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này có tỉ lệ thảo luận tiêu cực cao chủ yếu về việc bé chậm/không tăng cân, gây táo bón và khó tìm mua.
Dòng sữa dành cho bé từ 1-6 tuổi: tỉ lệ thảo luận tích cực cao, chủ yếu thể hiện hứng thú từ các mẹ với quà tặng xe điện thuộc chương trình khuyến mãi tích điểm đổi quà. Mặt khác, việc khó đổi quà khuyến mãi được người tiêu dùng phản hồi khá bức xúc trên fanpage.
Dựa trên phương diện thảo luận của người tiêu dùng trên social media, Dumex có 4 đối thủ chính thường được nhắc đến để so sánh hay cân nhắc lựa chọn là Friso, Enfa A+, Nan và Similac. Bài viết này sẽ tập trung phân tích về thương hiệu Dumex và đối thủ cạnh tranh của Dumex là Friso do 2 thương hiệu có sự tương đồng về thông điệp truyền thông trong suốt các hoạt động marketing trên social media (nhấn mạnh lợi ích tính năng về hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch).
Thông qua thảo luận trên social media, có thể thấy rằng 2 thương hiệu Dumex và Friso được người tiêu dùng nhìn nhận khá tương đồng với thông điệp truyền thông của họ, tuy nhiên Friso có phần được nhắc đến với đầy đủ lợi ích tính năng nổi bật hơn.
Cụ thể, Dumex thường được nhắc đến là một thương hiệu sữa giúp bé tiêu hóa tốt, không gây táo bón. Trong khi đó, đối thủ của Dumex là Friso được người tiêu dùng nhìn nhận là sữa mát, tăng sức đề kháng cho bé đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Trong 6 tháng đầu năm nay Dumex hầu như không có nhiều hoạt động nổi bật trên social media so với các thương hiệu cùng ngành như Friso, Enfa A+, Nan. Ba hoạt động tạo ra nhiều thảo luận nhất cho thương hiệu sữa bột Dumex là:
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, Friso cũng đưa ra hàng loạt hoạt động khuyến mãi và tạo được khá nhiều thảo luận như: Chương trình quay thưởng "Hành trình Mẹ & Bé" trên forum webtretho, chương trình nhập code giảm giá trên Lazada, chương trình đăng kí nhận quà "Friso cùng bé yêu tận hưởng tuổi thơ". Các bài đăng với thông điệp truyền thông "khỏe mạnh từ bên trong bé thỏa sức trải nghiệm" nhận được nhiều thiện cảm từ khách hàng.
Có thể nói minigame có thưởng và chương trình khuyến mãi là hoạt động được các mẹ tương tác rất tốt đối với các thương hiệu ngành hàng sữa bột.
Từ tháng 1 đến hết tháng 6 năm nay, sữa Dumex không gặp khủng hoảng truyền thông nào đáng chú ý. Tuy nhiên, một vài bài đăng tiêu cực về việc phát hiện một số bao bì sản phẩm sữa Dumex không rõ thông tin hạn sử dụng được chia sẻ trên social media, chủ yếu là thông qua Facebook.
Vụ việc không tạo ra nhiều thảo luận (hơn 60 bài viết và thảo luận), thông tin chủ yếu được chia sẻ trên Facebook mà đa số các bài viết không thu hút người tiêu dùng bình luận bên dưới. Do đó không có nhiều ý kiến tiêu cực về vụ việc và thông tin nhanh chóng được lắng xuống
Các nguồn chính phát tán thông tin tiêu cực về thương hiệu gồm có
Trên đây là những phân tích và theo dõi sức khỏe thương hiệu của thương hiệu sữa bột Dumex của trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016. Tiếp theo, nhằm giúp thương hiệu cập nhật nội dung thu hút nhiều thảo luận bởi các mẹ trên mạng xã hội, đưa ra những nhận định về mối quan tâm của khách hàng mà thương hiệu có thể tận dụng cho các hoạt động marketing trên social media, bài viết sẽ cập nhật thống kê những số liệu mới nhất về các chủ đề được các mẹ (giai đoạn mang thai đến khi con 3 tuổi) thảo luận nhiều nhất trên social media, cụ thể là trong quý 2/2016
Thông qua các chủ đề được các mẹ trong 3 giai đoạn: mang thai, con từ 1-12 tháng và con từ 1-3 tuổi thảo luận nhiều nhất , có thể rút ra được những xu hướng trong việc trong việc sóc mẹ và bé đang được quan tâm nhất trên social media trong Q2/2016 là:
Được chuyên gia, bác sĩ uy tín tư vấn về các vấn đề xung quanh việc chăm sóc trẻ là một trong những nhu cầu lớn nhất của các mẹ hiện nay. Nhiều thương hiệu dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang tận dụng tốt việc tư vấn trực tuyến trên social media.
Giáo dục sớm là một xu hướng nuôi dạy con ngày càng thu hút nhiều bà mẹ quan tâm và tranh luận về các mặt tốt xấu của phương pháp dạy con nay trên social media.
Ngày càng nhiều các bài viết hướng dẫn các ông bố cách chăm sóc vợ bầu và con nhỏ được chia sẻ rộng rãi và nhận được phản hồi tốt. Các thương hiệu có thể tận dụng xu hướng này để tăng tương tác với người dùng trên social media
Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa bột trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.
Trong bài viết Sữa bột cho bé 0-6 tháng: Ngành hàng không quảng cáo và ý kiến thật sự của người tiêu dùng, Buzzmetrics đã phân tích các ý kiến của người tiêu dùng về ngành hàng này, bao gồm lý do chọn và không chọn cho con dùng sữa bột dành cho bé 0-6 tháng. Bài viết này sẽ đi sâu vào phân tích các phản hồi của người dùng về các thương hiệu sữa trong giai đoạn này, mà nổi bật là Similac, Enfamil và Friso.
Nhìn chung, sữa bột dành cho bé 0-6 tháng là ngành hàng không được quảng cáo do đó lượng thảo luận về các thương hiệu là rất thấp, ngoài các thảo luận mua bán sản phẩm thì các thảo luận còn lại đều xuất phát từ ý kiến tự nhiên của người tiêu dùng. Similac, Enfamil và Friso là 3 thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn quý 3/2015.
XU HƯỚNG KHÁCH HÀNG ĐANG NÓI GÌ VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA BỘT CHO BÉ 0-6 THÁNG?
Các thương hiệu sữa bột dành cho bé từ 0-6 tháng nói chung đang nhận khá nhiều phản hồi tiêu cực trên social media, trong đó Similac và Friso có tỷ lệ thảo luận tiêu cực lên đến hơn 40% và cao hơn cả tỷ lệ thảo luận tích cực. Nhìn chung Giúp bé tăng cân và Bé đi ngoài tốt là các yếu tố khiến các sản phẩm sữa bột cho bé 0-6 tháng nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ người tiêu dùng. Trong khi đó, Gây táo bón và Bé không tăng cân là các vấn đề tiêu cực nổi trội thường được đề cập nhiều nhất. Điều đáng chú ý là các sản phẩm sữa bột trong giai đoạn này không có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, một sản phẩm có thể hợp với bé này nhưng lại không hợp với bé khác.
Có thể nói điểm mạnh lớn nhất của Similac là Giúp bé tăng cân với 21% thảo luận tích cực có nhắc đến lợi ích này. Tuy nhiên, Similac lại nhận phải rất nhiều phàn nàn về vấn đề Gây táo bón (22%), tỷ lệ cao nhất trong 3 thương hiệu. Trong giai đoạn quý 3/2015, Similac cũng gặp phải vấn đề sữa nhiễm khuẩn khiến cho một bộ phận người tiêu dùng tỏ ra lo lắng.
Tương tự như Similac , Friso cũng có điểm mạnh nổi bật nhất là Giúp bé tăng cân (20%) và vấn đề tiêu cực bị phàn nàn nhiều nhất là Gây táo bón (17%). Tuy nhiên, mặc dù được nói là giúp tăng cân ở nhiều bé nhưng Friso cũng lại nhận một lượng đáng kể thảo luận tiêu cực chia sẻ rằng Bé không tăng cân khi dùng sản phẩm này (13%). Ngoài ra, Friso cũng nhận một số phản hồi gay gắt về vấn đề Chương trình khuyến mãi không rõ ràng và không có quà tặng cho khách hàng trung thành (6%), trong đó nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy không được tôn trọng, hoặc trong khi dùng sản phẩm của Friso nhưng lại nhận được các cuộc gọi chăm sóc khách hàng từ các thương hiệu khác. Vấn đề sữa Friso giả trong thời gian này cũng khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.
Giúp bé tăng cân cũng là yếu tố hàng đầu khiến Enfamil được đánh giá cao (21%), ngoài ra Enfamil cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực về việc Giúp bé đi ngoài tốt (12%). Tuy nhiên, thương hiệu cũng đồng thời nhận phải các thảo luận tiêu cực với tỷ lệ khá cao về vấn đề Bé không tăng cân (11%) và Gây táo bón (11%).
ĐÀO SÂU VÀO CÁC THẢO LUẬN TIÊU CỰC VỀ CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA BỘT CHO BÉ 0-6 THÁNG
Khi phân tích riêng các thảo luận tiêu cực của người dùng về các sản phẩm sữa bột cho bé trong giai đoạn này, có thể thấy rằng tỷ lệ rời bỏ hoặc có ý định rời bỏ thương hiệu là rất cao, trong đó Similac là nhãn hàng có tỷ lệ thảo luận đề cập đến việc rời bỏ thương hiệu và chuyển sang dùng thương hiệu khác cao nhất, lên đến 23%.
Friso mặc dù là thương hiệu có tỷ lệ thảo luận tiêu cực cao nhất trong 3 thương hiệu (45% trong tổng số thảo luận), tuy nhiên đa số các ý kiến lại là thảo luận tiêu cực chung chung, tỷ lệ rời bỏ thương hiệu chỉ là 16% (trong số các thảo luận tiêu cực), trong đó nhiều mẹ chia sẻ rằng họ rất thích Friso và không muốn đổi sang thương hiệu khác, do đó khi bé gặp vấn đề khi dùng sữa Friso, nhiều mẹ có xu hướng hỏi về cách giải quyết hơn là rời bỏ thương hiệu.
Nhìn chung, lý do khiến người tiêu dùng rời bỏ các thương hiệu sữa dành cho bé sơ sinh nhiều nhất là Gây táo bón và Bé không tăng cân, tuy nhiên xu hướng chuyển đổi thương hiệu của các mẹ lại chủ yếu là chuyển từ Similac, Friso và Enfamil sang các thương hiệu khác chứ ít khi chuyển đổi giữa 3 thương hiệu này.
Gây táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu và bắt buộc các mẹ phải thay đổi thương hiệu do sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các thương hiệu thay thế chủ yếu là NAN, Morinaga, S-26, Biomil,... Tuy nhiên, nhiều mẹ chia sẻ rằng việc chuyển đổi thương hiệu do Gây táo bón là bắt buộc tuy nhiên sau đó lại gặp phải một số vấn đề khác như Bé không tăng cân, Bé không chịu uống,...
Bé không tăng cân: Nhìn chung, so với việc Gây táo bón thì tỷ lệ người tiêu dùng rời bỏ thương hiệu vì Bé không tăng cân hoặc tăng cân chậm tương đối thấp hơn, tuy nhiên nhiều người cũng bày tỏ ý định chuyển đổi thương hiệu khi gặp vấn đề này. Có thể nói, khi gặp vấn đề Gây táo bón thì thương hiệu khó có thể giữ được khách hàng tuy nhiên đối với vấn đề cân nặng thì thương hiệu vẫn có cơ hội giữ người dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.
Là thuơng hiệu có tỷ lệ người dùng rời bỏ cao nhất, trong đó đa số các chia sẻ là chuyển sang dùng sữa NAN (khi gặp các vấn đề về Gây táo bón và Bé không tăng cân). Ngoài ra, Hương vị không thơm ngon | Quá ngọt cũng là nguyên nhân khiến các mẹ chuyển từ Similac sang dùng thương hiệu khác (Morinaga). Trong thời gian này, Similac cũng gặp phải vấn đề Sữa nhiễm khuẩn khiến cho người tiêu dùng hoang mang và rời bỏ thương hiệu.
Bên cạnh vấn đề Gây táo bón và Bé không tăng cân khiến cho các mẹ rời bỏ Friso sang các thương hiệu khác thì một vấn đề khá nghiêm trọng được người tiêu dùng chia sẻ là nguyên nhân họ không dùng Friso nữa mà chuyển sang thương hiệu khác đó là Không hề có quà tặng dù mẹ cho bé dùng Friso kể từ khi mới sinh, trong khi đó các nhãn hàng khác lại liên tục gọi điện thoại hỏi thăm khiến người tiêu dùng cảm thấy không được tôn trọng bởi Friso và rời bỏ thương hiệu.
Nhiều người chia sẻ rằng họ rời bỏ Enfamil do Gây táo bón cho bé hoặc vì Bé không tăng cân, tuy nhiên có rất ít thảo luận nhắc đến thương hiệu thay thế. Ngoài ra, Enfamil cũng bị nói là có Hương vị không thơm ngon | Quá ngọt nên bé không chịu uống do đó mẹ phải đổi sang thương hiệu khác.
Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.
Ngành hàng sữa bột (Milk powder) tuy không phải là ngành hàng được thảo luận nhiều nhất trên social media nhưng lại là ngành hàng có mức độ thảo luận có chiều sâu và nhiều insight về ngành hàng cũng như hành vi của người tiêu dùng.
Ngành hàng sữa bột có sự tham gia của rất nhiều thương hiệu trong các giai đoạn (stage) khác nhau, từ Sữa dành cho phụ nữ mang thai (Stage 0) cho đến Sữa dành cho bé trên 6 tuổi (Stage 5), trong đó các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi là các sản phẩm mà thương hiệu không được phép quảng cáo công khai, do đó thảo luận trong các stage này không nhiều như những stage khác và chủ yếu là ý kiến của người tiêu dùng về việc sử dụng các sản phẩm sữa bột cho bé trong giai đoạn này.
Báo cáo về ngành hàng Sữa bột dành cho bé giai đoạn 0-6 tháng thực hiện bởi Buzzmetrics trong quý 3/2015 cho thấy dưới đây là những chủ đề được thảo luận nhiều nhất về ngành hàng này trên social media:
Nhìn chung, Lợi ích về tính năng (Functional benefits) vẫn là chủ đề được thảo luận nhiều nhất về sữa bột cho bé trong giai đoạn 0-6 tháng (52%), tuy nhiên Các phản ánh tiêu cực về các sản phẩm trong ngành hàng này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (41%). Đáng chú ý, Thảo luận về sữa công thức và sữa mẹ là chủ đề nổi bật trong ngành hàng với 19% thảo luận là về chủ đề này. Những chủ đề còn lại bao gồm Cách sử dụng và Lợi ích về cảm xúc mang lại bởi các sản phẩm sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi.
HÀNH VI LỰA CHỌN SỮA BỘT (SỮA CÔNG THỨC) VÀ SỮA MẸ CHO BÉ TRONG GIAI ĐOẠN 0-6 THÁNG
Đào sâu vào các Thảo luận về sữa công thức và sữa mẹ, có nhiều ý kiến trái chiều được chia sẻ bởi những người mẹ có con từ 0-6 tháng nói về việc cho con dùng sữa trong giai đoạn này. Một điều không thể chối cãi rằng sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đổi với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc sử dụng sữa bột là vấn đề hết sức nhạy cảm.
Nhìn chung, việc sử dụng sữa bột cho bé trong giai đoạn này có thể là bất đắc dĩ (do mẹ không có sữa hoặc do sự chỉ định của bác sĩ) hoặc do mẹ lựa chọn cho bé dùng sữa bột, trong đó 25% thảo luận chia sẻ về việc mẹ cho bé uống sữa bột kèm với bú mẹ. Dưới đây là thống kê về hành vi cho bé uống sữa bột và sữa mẹ trong giai đoạn 0-6 tháng và thái độ của các mẹ đối với việc sử dụng sữa bột cho bé trong độ tuổi này, sắp xếp theo mức độ tăng dần thái độ tiêu cực đối với sữa bột:
LÝ DO KHIẾN CÁC BÀ MẸ CHỌN HOẶC TẨY CHAY SỮA BỘT CHO BÉ TỪ 0-6 THÁNG
Nhìn chung, có rất nhiều lý do khiến mẹ chọn sử dụng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi, trong đó phổ biến nhất là do Mẹ không có sữa hoặc không đủ sữa (20%). Một lý do phổ biến khác được nhiều người chia sẻ đó là việc cho bé sử dụng sữa bột sau khi sinh trong lúc chờ sữa mẹ về (5%). Các lý do mang tính bất khả kháng còn lại bao gồm việc sử dụng do chỉ định của bác sĩ trong trường hợp Bé sinh non, Bé bị bệnh đường ruột hoặc Mẹ phải đi làm nên không cho bé bú mẹ được.
Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ chia sẻ về việc lựa chọn cho con dùng sữa bột trong hoàn cảnh vẫn có thể cho con bú mẹ vì các lý do như Muốn bé tăng cân (vì bé còi cọc khi bú sữa mẹ và sữa bột được xem là chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp bé tăng cân - 4%) hoặc Sợ sữa mẹ không đủ chất nên bé uống thêm sữa bột (1%).
So với lý do của việc cho con dùng sữa bột trong giai đoạn 0-6 tháng, thì các thảo luận nêu ra lý do tẩy chay sữa bột trong giai đoạn này lại ít hơn nhiều. Bên cạnh các lý do chống lại sữa bột cho bé 0-6 tháng được trích ra từ các báo cáo y tế như Gây tổn hại đường ruột còn non yếu của bé (4%), Làm sức đề kháng của bé yếu đi (3%), Sữa bột giết chết các tế bào khỏe mạnh (1%), thì các lý do tẩy chay sữa bột còn lại được nêu ra vẫn còn khá chung chung như Sữa bột không thể thay thế sữa mẹ (5%), Sữa bột có hại cho bé (3%), Bé dùng sữa bột hay bị ốm hơn là bé bú sữa mẹ (1%),...
CHỦ ĐỀ SỮA BỘT VÀ SỮA MẸ ĐƯỢC THẢO LUẬN NHIỀU NHẤT Ở ĐÂU VÀ BỞI NHỮNG AI?
Các nguồn có nhiều bài viết về chủ đề này nhất chủ yếu là các fanpage và group trên Social Media về nuôi con, trong đó nổi bật nhất là Hội Sữa Mẹ, tuy nhiên đây lại là Top negative source (với các bài viết phản đối gay gắt việc dùng sữa bột cho bé dưới 6 tháng tuổi).
Trong các người dùng có sức ảnh hưởng lớn nhất trên social media khi nói về chủ đề sữa bột và sữa mẹ (Most influencer - dựa trên lượng bài viết và tương tác trên các bài viết này) thì các Facebook user như Quỳnh Chi và Phương-Hồng Nhất Lê là những người tạo được nhiều tương tác nhất, tuy nhiên cũng là Top negative author đối với sữa bột cho bé 0-6 tháng, với các bài viết phản đối gay gắt việc sử dụng sữa bột và tạo được ảnh hưởng lớn trong cộng đồng các mẹ.
Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều thảo luận của phụ nữ mang thai về sản phẩm sữa bầu, chia sẽ các ý kiến và tư vấn về các loại sữa dành cho bà bầu.
Việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ là cực kỳ quan trọng và đối với hầu hết phụ nữ mang thai thì từ lâu sữa dành cho bà bầu đã trở thành một nguồn bổ sung dinh dưỡng không thể thiếu khi mang thai. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trường sữa bầu cũng trở nên ngày càng đa dạng và phong phú với nhiều loại sữa đến từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Cũng chính bởi sự đa dạng này, người tiêu dùng tuy có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng cũng tỏ ra hoang mang không biết nên chọn sản phẩm của thương hiệu nào. Trên khắp các phương tiện social media, đặc biệt là diễn đàn trực tuyến, có thể dễ dàng thấy được rất nhiều bài đăng bày tỏ những băn khoăn của người tiêu dùng khi lựa chọn sữa dành cho bà bầu. Bên cạnh đó, các ý kiến chia sẻ về sản phẩm yêu thích và lý do lựa chọn những sản phẩm này cũng được người dùng đề cập nhiều trên các diễn đàn, đặc biệt là các diễn đàn như Webtretho, Lamchame,…
QUẢNG CÁO CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU SỮA DÀNH CHO BÀ BẦU
Lướt qua các sản phẩm sữa dành cho bà bầu hiện có trên thị trường, có thể thấy rằng hầu hết các thương hiệu đang tập trung vào các dưỡng chất có trong sản phẩm của mình như DHA, canxi, sắt, axit folic,…
Anmum Materna – Sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú lần đầu tiên được thử nghiệm lâm sàng giúp làm tăng hàm lượng FOLATE, hỗ trợ phát triển trọn vẹn cơ thể và trí não bé. (Tuy nhiên, trong quảng cáo gần đây, bên cạnh việc nhấn mạnh vào hàm lượng dinh dưỡng, Anmum đã hướng đến một hình ảnh mới, là một sản phẩm “Dinh dưỡng cho bé, thơm ngon cho mẹ”).
Enfamama – Sản phẩm dinh dưỡng Enfamama A+ hương vị Vani cho mẹ mang thai và cho con bú, cung cấp hàm lượng cao DHA và các dưỡng chất thiết yếu như Choline, Axit folic (tương đương Folate trong chế độ ăn) hỗ trợ sự hình thành và phát triển trí não trẻ.
Frisomum Gold - Thực phẩm bổ sung dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, cung cấp các dưỡng chất quan trọng như Synbiotics (Probiotics BB-12® & L.casei 431® và Prebiotic FOS), Nucleotides, Selenium, DHA, AA&SA giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của mẹ trong suốt quá trình mang thai, tạo tiền đề để vững chắc cho sự phát triển của bé.
Similac Mom – Với 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu cùng chất đạm, DHA, prebiotic là nguồn dinh dưỡng bổ sung rất tốt cho bà mẹ mang thai và cho con bú.
Mặc dù vậy, liệu trong mắt người tiêu dùng, có phải các sản phẩm sữa dành cho bà bầu chỉ đang được nhìn nhận dưới góc độ dinh dưỡng hay không? Và có phải là loại sữa bầu nào có càng nhiều dưỡng chất thì càng được nhiều người lựa chọn hay không?
THỐNG KÊ MONG MUỐN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Theo báo cáo Category research – Milk Powder Stage 0 của Buzzmetrics vào quý 2/2014, khi phân tích xu hướng các thảo luận về sữa bầu trên social media, thì những yếu tố dưới đây được chia sẻ là có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn sữa bầu của phụ nữ mang thai:
Qua những gì được nói trên social media, có thể thấy rằng yếu tố đầu tiên mà các bà bầu quan tâm đến khi chọn mua sữa bầu là “Dễ uống”, sau đó mới đến “Đủ dưỡng chất”. Bên cạnh đó, “Dễ tiêu hóa và “Giúp em bé dễ hấp thụ” cũng được xem là hai yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn các sản phẩm sữa dành cho bà bầu.
Xét đến yếu tố được các bà bầu quan tâm nhất là “Hương vị”, thì như thế nào được xem là “Dễ uống”?Theo những gì được các bà mẹ tương lai chia sẻ trên các diễn đàn trực tuyến, thì trong giai đoạn mang thai, họ rất nhạy cảm trong vấn đề ăn uống, và các loại sữa bầu với vô số dưỡng chất lại vô tình trở nên quá ngậy khiến cho họ cảm thấy khó uống. Thay vào đó, loại sữa bầu được xem là “Dễ uống” đối với các bà bầu thường có những đặc điểm sau đây:
CÁC LOẠI SỮA BẦU HIỆN NAY ĐÃ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC YÊU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG HAY CHƯA?
Khi phân tích các thảo luận về sữa bầu trên social media, thì có đến 28% thảo luận là về những điều mà người dùng chưa hài lòng đối với các sản phẩm này. Những thảo luận này chủ yếu xoay quanh những phản ứng phụ mà các loại sữa bầu gây ra cho người dùng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, Giá cao cũng là một điểm khiến người tiêu dùng chưa hài lòng về các sản phẩm sữa bầu.
Các thảo luận tiêu cực này không chỉ xuất hiện trên các diễn đàn trực tuyến mà còn trên cả các trang fanpage của thương hiệu, trong đó người dùng nêu ra các tác dụng không mong muốn mà họ gặp phải khi sử dụng sản phẩm.
ĐIỀU RÚT RA CHO CÁC THƯƠNG HIỆU
Thứ nhất, các thương hiệu sữa bầu cần phải chủ động nhấn mạnh các yếu tố dễ uống, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ cho con và không gây tác dụng phụ. Đây là các yếu tố quan trọng nhất mà người dùng quan tâm và quảng cáo cần được đánh đúng tâm lý và các do dự của họ. Đặc biệt yếu tố “Dễ uống” cần phải được làm rõ thông qua các nội dung quảng cáo, gieo mầm trên diễn đàn về các tiêu chí Có mùi vị thơm ngon, Càng nhạt càng dễ uống, Không ngấy và Có hương vị ưa thích.
Thứ hai, các thương hiệu cần giải quyết các phàn nàn của khách hàng về các tác dụng phụ và thành lập bộ phận Chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội để ngay lập tức phản hồi những phản ánh tiêu cực của người tiêu dùng về thương hiệu của mình trên các diễn đàn hoặc đưa những phản ánh này về trang fanpage của mình để dễ quản lý.
Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu được chăm sóc và phản hồi trên mạng xã hội. Họ không còn trực tiếp phản ánh phàn nàn của họ qua các đường dây nóng hay Call Center của các hãng sữa mà họ dễ dàng lên các forums hoặc facebook của họ để chia sẻ thông tin. Theo thống kê của Nielsen, 47% người tiêu dùng tích cực trong việc sử dụng mạng xã hội để giải quyết các thắc mắc và 1/3 khách hàng thích sử dụng mạng xã hội để làm điều này hơn gọi điện thoại. Điều quan trọng là họ mong đợi thương hiệu phản hồi trên các kênh này trong ngày. 71% số người có sự chăm sóc thích đáng bởi thương hiệu qua social nói họ sẽ giới thiệu thương hiệu cho người khác.
Sự phát triển của mạng xã hội và chia sẻ về ngành hàng cho phép các thương hiệu thấy liệu quảng cáo và truyền thông của thương hiệu đã đánh đúng sự quan tâm của nguời tiêu dùng về ngành hàng hay chưa, dựa trên các kết quả nghiên cứu ngành hàng của các công cụ Social Listening Tool. Đồng thời các thương hiệu nên sử dụng các công cụ Social CRM (chăm sóc khách hàng qua mạng xã hội) để đảm bảo họ không nhỡ một nguồn phản hồi của khách hàng quý giá và càng ngày càng quan trọng là social media.
Bài viết sử dụng dữ liệu trong báo cáo Category research - Milk Powder Stage 0, Quarter 2 2014 của Buzzmetrics.