Trong thời gian gần đây, trào lưu chữa lành đang được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Thông qua nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội, Buzzmetrics đã tìm thấy những đặc điểm khác biệt của nam và nữ khi tham gia thảo luận về chữa lành, từ đó cung cấp cho người đọc những phát hiện thú vị của trào lưu này.
Trong thời gian gần đây, trào lưu chữa lành đang được thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng thể hiện nhu cầu “chữa lành”, bàn luận về những hoạt động để healing sau những bế tắc, mệt mỏi của cuộc sống. Thông qua nghiên cứu dữ liệu mạng xã hội, Buzzmetrics đã tìm thấy những đặc điểm khác biệt của nam và nữ khi tham gia thảo luận về chữa lành, từ đó cung cấp cho người đọc những phát hiện thú vị của trào lưu này.
Báo cáo này của Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích dữ liệu của bốn tháng đầu năm 2024 về chủ đề chữa lành theo các luận điểm chính sau:
Theo dữ liệu thống kê từ Buzzmetrics, chỉ trong bốn tháng đầu của năm 2024, đã có hơn 770,000 lượt thảo luận xoay quanh chủ đề này. Tuy nhiên, thảo luận về “chữa lành” mới bắt đầu tăng mạnh từ giữa tháng Ba, khi các trang cộng đồng đẩy mạnh nội dung đi du lịch để chữa lành. Từ khóa “chữa lành” không chỉ đơn thuần nói về các biện pháp trị liệu mà lúc này trở thành một hoạt động healing, tìm kiếm nơi yên bình để cân bằng lại cảm xúc, tinh thần sau những áp lực cuộc sống của giới trẻ.
Cho đến đầu tháng 4, trào lưu “chữa lành” nhận được sự quan tâm từ giới báo chí, tiêu biểu là kênh VTV24. Báo chí bày tỏ mối quan ngại đối với trào lưu “chữa lành” cũng như cảnh báo các dịch vụ “chữa lành” để trục lợi, từ đó dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh chữa lành.
Đến giữa tháng 4, khi du lịch bước vào mùa cao điểm, từ khóa “chữa lành” lại xuất hiện nhiều hơn trong các bài đăng của người dùng. Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, “chữa lành” đã đi qua ba đợt lan tỏa trước khi trở thành một trào lưu như thời điểm hiện tại: (1) lan tỏa bởi các trang cộng đồng - (2) lan tỏa bởi báo đài - (3) lan tỏa bởi các người dùng bình thường.
Dựa trên số liệu thống kê của Buzzmetrics, nữ giới tạo ra lượng thảo luận về chữa lành nhiều hơn gấp ba lần nam giới. Ngoài ra, số lượng nữ giới tham gia thảo luận về chủ đề này cũng gấp bốn lần nam giới. Điều này có thể cho thấy sự quan tâm đặc biệt của nữ giới đối với việc chữa lành, dường như đây là đối tượng cần được chữa lành nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách thức tham gia thảo luận “chữa lành” giữa nam và nữ cũng không giống nhau. Nữ giới sẽ chủ yếu tham gia bình luận, chia sẻ những bài đăng liên quan đến chữa lành còn đối với nam giới sẽ tự đăng bài về chữa lành. Vì vậy, nếu thương hiệu muốn sử dụng trào lưu chữa lành để có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu thì nên xem xét về yếu tố khác biệt giữa nam và nữ để có thể có phương pháp tương tác với từng nhóm đối tượng phù hợp.
“Du lịch” và “chữa lành” là hai từ khóa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trên mạng xã hội. Khi phân tích các thảo luận về hoạt động chữa lành giữa nam và nữ, hoạt động du lịch chiếm tới gần một nửa lượng thảo luận. Theo chiều ngược lại, trong báo cáo mới nhất của Buzzmetrics về du lịch, chữa lành đứng top 2 trong các mục tiêu du lịch phổ biến của cộng đồng mạng, chỉ sau mục tiêu trải nghiệm (Xem thêm phân tích về du lịch chữa lành tại ĐÂY).
Các yếu tố này phản ánh một xu hướng ngày càng phổ biến hiện nay, con người tìm kiếm những trải nghiệm không chỉ mang lại những giá trị về giải trí mà còn mang lại cho họ sự cân bằng về thể chất và tinh thần. Có thể nói, trong du lịch có chữa lành, trong chữa lành có du lịch. Sự kết hợp này đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới trong ngành du lịch và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Ngoài việc du lịch, nam và nữ còn quan tâm đến những hoạt động chữa lành nào khác? Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy nam giới có cách tiếp cận khá đơn giản khi chữa lành. Nếu họ không đi du lịch được, không đi tập gym, không đi ăn thì họ sẽ chọn đi ngủ. Ngược lại với nam giới, nữ giới lại có rất nhiều hoạt động chữa lành khác nhau: xem phim, đi spa, đọc sách, uống cà phê. Như vậy, nữ giới không chỉ thảo luận về chữa lành nhiều hơn nam giới mà các hoạt động chữa lành của nữ giới cũng đa dạng hơn nam giới.
Cả nam và nữ đều đồng tình rằng “đi dating”, “đi shopping”, “đi nhậu” là các hoạt động chữa lành kém hiệu quả. Những hoạt động này đã tốn kém về chi phí mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc (“đi dating”), sức khỏe (“đi nhậu”), tài chính (“đi shopping”). Nói vui theo cộng đồng mạng thì đây là những hoạt động “chữa rách vết thương đã lành”.
Ngành du lịch hiện nay không ngừng phát triển và mở rộng từ tiện ích dịch vụ tới đa dạng những loại hình du lịch phục vụ nhu cầu của du khách. Theo số liệu thống kê từ Buzzmetrics, đầu năm 2024, một làn sóng du lịch kiểu mới, du lịch để “chữa lành” đã nổi lên và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Thay vì chỉ đơn thuần là việc tham quan và giải trí, du lịch chữa lành mang đến cho du khách một không gian yên bình, một cơ hội kết nối với thiên nhiên và một cơ hội để tái tạo thân-tâm-trí sau những áp lực của cuộc sống hiện đại.
Ngành du lịch hiện nay không ngừng phát triển và mở rộng từ tiện ích dịch vụ tới đa dạng những loại hình du lịch phục vụ những nhu cầu của du khách. Theo Trung tâm thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) ghi nhận trong vòng 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5, lượt du khách đã tăng 14.2% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy sức hút và tiềm năng của ngành du lịch trong thời gian tới.
Ngoài ra theo số liệu thống kê từ Buzzmetrics, đầu năm 2024, một làn sóng du lịch kiểu mới, du lịch để “chữa lành” đã nổi lên và thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Thay vì chỉ đơn thuần là việc tham quan và giải trí, du lịch chữa lành mang đến cho du khách một không gian yên bình, một cơ hội kết nối với thiên nhiên và một cơ hội để tái tạo thân-tâm-trí sau những áp lực của cuộc sống hiện đại.
Báo cáo này của Buzzmetrics sẽ tập trung phân tích về xu hướng này, và những cơ hội để thương hiệu, độc giả hiểu hơn về những điều thú vị đằng sau nó, thông qua nghiên cứu dữ liệu từ Mạng xã hội.
Có một khoảng thời gian mà việc đi du lịch thường xoay quanh việc chụp hình, sống ảo. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2024 đã vẽ ra một bức tranh khác về du lịch: Chữa lành đứng top 2 trong các mục tiêu du lịch của người dùng. Các áp lực trong công việc và các mâu thuẫn trong mối quan hệ xã hội khiến người dùng, đặc biệt là độ tuổi dưới 35, muốn tìm đến một nơi yên tĩnh ít xô bồ như một cách để “review, healing tâm hồn”. Việc khám phá vùng đất mới cũng là khám phá lại chính mình.
Người dùng, chủ yếu người trẻ, cũng đi du lịch để có những trải nghiệm sâu sắc hơn. Họ muốn mở mang kiến thức về những vùng đất mới và không ngại tham gia những hoạt động họ chưa từng làm trước đây.
Tuy cũng khá tương đồng, nhưng du lịch để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng lại là những chuyến đi mà người dùng thường không quá đặt nặng sự phiêu lưu khám phá. Đây thường là các chuyến đi cùng gia đình, giữa những người đồng hành có sự chênh lệch về độ tuổi.
Tuy nhiên, thảo luận về du lịch để chữa lành chỉ thực sự nổi lên từ tuần thứ 11 của năm 2024 (tức khoảng giữa tháng Ba) và đạt đỉnh vào tuần thứ 15 (khoảng đầu tháng Tư). Trong giai đoạn này, giới trẻ liên tục chia sẻ những trải nghiệm đi du lịch chữa lành giá rẻ, kiểu như “Lương 15 triệu, cụ thể là 3 tháng thì đi du lịch chữa lành như thế nào?” hay “Lương 5 triệu nhưng sơ hở là đòi đi du lịch chữa lành”. Có vẻ như, ngay cả khi nghèo, giới trẻ vẫn rất thích đi chữa lành bằng du lịch. Đây cũng là giai đoạn từ khóa “chữa lành” trở thành một từ khóa phổ biến trên mạng xã hội, nhận được sự quan tâm từ giới báo đài.
Trong khi đó, du lịch để nghỉ ngơi có khoảng thời gian đạt đỉnh trong năm tuần đầu tiên của 2024 (cũng là giai đoạn Tết). Tuy nhiên, vào khoảng thời gian gần đây, chữa lành hay trải nghiệm mới là các mục tiêu chính của người dùng khi du lịch.
Dựa trên thống kê mạng xã hội, ta thấy được mục đích du lịch của người dùng không cố định mà thay đổi theo mùa (cận Tết sẽ khác với hè, hè sẽ khác với thu,...). Đây đang là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi chữa lành và du lịch chữa lành có thể kéo dài cho đến hết mùa hè.
Thông thường, nếu là du lịch để trải nghiệm hay du lịch để nghỉ ngơi, người dùng hiếm khi nào muốn đi một mình. Nếu cần trải nghiệm, người dùng sẽ chọn đi cùng bạn bè, vì bạn bè với nhau thường có chung các mối quan tâm, sở thích và sẵn sàng khám phá những điều mới ở vùng đất mới. Nếu cần nghỉ ngơi, người dùng sẽ chọn đi cùng gia đình, dành thời gian tận hưởng bên người thân sau những ngày tháng công việc bộn bề.
Tuy nhiên, trong những chuyến đi chữa lành, người dùng lại thích đi một mình hơn. Ở một mình, người dùng có đủ không gian và thời gian để nhìn lại, sắp xếp cảm xúc và các vấn đề mà bản thân gặp phải. Cũng có thể nói: Muốn chữa lành hãy đi một mình. Muốn trải nghiệm hãy đi cùng nhau.
Những địa điểm du lịch chữa lành được quan tâm thường là những nơi yên bình, gần gũi với thiên nhiên và có những hoạt động giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe về mặt tinh thần. Dưới đây là một vài địa điểm dành cho loại hình du lịch này được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội trong đầu năm 2024.
Hạ Long, mà đặc biệt là đảo Cô Tô, được người dùng đặc biệt yêu thích cho các chuyến đi chữa lành. Mặc dù Cô Tô không có nhiều chỗ chơi nhưng bù lại, sự hoang sơ hòa mình vào thiên nhiên và nước biển trong veo của Cô Tô lại rất hợp để “healing”. Bên cạnh đó, Cô Tô cũng đang dần bước vào mùa đẹp nhất (tháng 5) nên đã trở thành địa điểm lý tưởng trong kế hoạch du lịch chữa lành.
Phú Yên là một điểm đến lý tưởng khác để chữa lành. Bên cạnh yếu tố biển vắng trời trong, Phú Yên còn được tìm đến vì đồ ăn siêu ngon và giá rẻ. Thảo luận về Phú Yên sôi nổi nhất vào giai đoạn cuối tháng 3 - đầu tháng 4, với loạt bài chia sẻ du lịch Phú Yên giá rẻ cùng những hoạt động ngắm bình minh, ngắm hoàng hôn, ngắm biển.
Bên cạnh Hạ Long và Phú Yên thì các khu vực gần biển như Phan Thiết, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quý cũng được người dùng tích cực thảo luận khi nhắc đến chữa lành. Điểm chung ở các khu vực này là có những nơi chốn bình yên, giúp người dùng có thể hồi phục về tinh thần.
(1) Có thể thấy rằng, du lịch chữa lành là một xu hướng du lịch mới nổi, đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Xu hướng này ít nhất sẽ kéo dài đến hết mùa hè.
(2) Mỗi một mục tiêu du lịch sẽ có những điểm rơi khác nhau và người đồng hành khác nhau. Kết nối đúng mục tiêu, đúng điểm rơi, đúng người đồng hành sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả truyền thông cho thương hiệu.
(3) Các địa điểm du lịch chữa lành được thảo luận nhiều có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điểm chung vẫn phải là một khu vực gần biển, không quá xô bồ để người dùng được chữa lành thực sự.
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một năm 2023 nhiều sóng gió dẫn tới việc vàng - kênh trú ẩn an toàn có hiệu suất tốt nhất liên tục có những pha “phá đỉnh”. Trên mạng xã hội tại Việt Nam, phản ứng của dư luận về chủ đề cũng có sự tương quan nhất định với những nhịp biến động giá vàng.
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một năm 2023 nhiều sóng gió khi lạm phát tăng cao, căng thẳng địa chính trị leo thang cũng như những kỳ vọng về chính sách tài chính ở những quốc gia lớn, dẫn tới việc vàng - kênh trú ẩn an toàn có hiệu suất tốt nhất liên tục có những pha “phá đỉnh”. Trên mạng xã hội tại Việt Nam, phản ứng của dư luận về chủ đề cũng có sự tương quan nhất định với những nhịp biến động giá vàng. Hãy cùng Buzzmetrics tìm hiểu & phân tích qua bài viết sau.
Tính từ đầu tháng 2 tới nay, quan sát của Buzzmetrics cho thấy: Thảo luận mạng xã hội về giá vàng chỉ bắt đầu sôi động trở lại sau giai đoạn Tết Nguyên Đán, trùng với thời điểm giá vàng chưa xác định rõ xu hướng ngắn hạn. Nhưng sau ngày 15/2, với việc đà tăng của giá vàng tiếp diễn và liên tục phá đỉnh, lượng thảo luận cũng đồng thời tạo xu hướng tăng. Tuy nhiên lượng thảo luận chỉ thực sự bùng nổ bởi những biến số, cụ thể như sau:
(1) Sự xuất hiện của dịp đặc biệt: Đến ngày 16/02, lượng thảo luận cao hơn thường lệ do sự tăng giảm thất thường của giá vàng và chính thức đạt đỉnh thảo luận vào ngày Vía thần tài (tức ngày 19). Ngày Vía thần tài được xem như ngày người Việt Nam đổ xô đi mua vàng để cầu may mắn trong một năm. Do đó, lượng thảo luận về giá vàng tăng cao do các hoạt động hỏi - mua - bán. Nói vui thì thảo luận về giá vàng còn bị chi phối bởi yếu tố tâm linh. Tuy nhiên sau đó, lượng thảo luận theo ngày của giá vàng trở về mức cũ trước ngày Vía thần tài cho đến hết tháng Hai.
(2) Giá vàng chạm cột mốc đáng nhớ: Vào ngày 02/3, khi giá vàng chạm mốc 80 triệu đồng/lượng, người dùng mới bắt đầu khơi lại sự quan tâm với giá vàng. Trước đó, giá vàng có một đợt giảm trong ngày Vía thần tài trước khi tăng trở lại trong hơn một tuần liền.
(3) Có biến động lớn giữa hai ngày liên tiếp: Mặc dù giá vàng vẫn tiếp tục tăng trong suốt nửa đầu tháng Ba, nhưng thảo luận mạng xã hội chỉ một lần nữa bùng nổ vào ngày 13/03 - thời điểm giá vàng trong nước sụt giảm 2 triệu sau khi đã vượt mốc 82 triệu đồng/lượng.
Tính đến 21/03, thảo luận về giá vàng đang có dấu hiệu sẽ tăng trong những ngày tới, khi có đề xuất xóa bỏ độc quyền vàng miếng - một đề xuất khiến giá vàng miếng lao dốc.
Tóm lại trong 2 tháng gần nhất, chủ đề giá vàng lần lượt nóng lên do các tin tức: (1) Ngày Vía thần tài - (2) Vàng chạm cột mốc đáng nhớ (80 triệu đồng/lượng) - (3) Giá vàng có biến động rất lớn giữa 2 ngày liên tiếp (2 triệu). Tuy nhiên, cứ mỗi lần đạt đỉnh, thảo luận về giá vàng sẽ nguội đi rất nhanh vào hôm sau, dù cho báo chí vẫn liên tục cập nhật diễn biến về giá vàng.
Đọc thêm: Hot Topic, Fad Topic và Trend: Sự khác biệt và cách ứng dụng
Giá vàng là một chủ đề với lực lượng thảo luận chính là người dùng (bao gồm người dùng bình thường, nhà đầu tư và những chuyên gia phân tích), còn báo chí là lực lượng thảo luận lớn thứ hai với tần suất đăng bài gần như liên tục, bám sát diễn biến giá vàng từng ngày. Cùng với nhịp tăng mạnh của giá vàng, trong khi không ít người dùng bày tỏ niềm vui vì khoản đầu tư có “lời”, nhiều người chưa sở hữu hoặc muốn gom thêm đặt ra câu hỏi lớn: Nên mua vàng ở hiện tại hay không. Đây cũng chính là chủ đề thảo luận chiếm tới 47% tổng lượng thảo luận liên quan đến giá vàng trong giai đoạn này.
(1) Nên mua hay bán vàng: Chủ đề phân tích lớn nhất, có sự tham gia của một số chuyên gia tài chính. Các chuyên gia sẽ không chỉ phân tích việc có nên mua vàng hay không, nhưng còn phổ cập kiến thức về vàng và đầu tư. Theo đánh giá của Buzzmetrics, nhận định chung của các chuyên gia là chưa nên đầu tư vàng vào thời điểm này. Chi tiết hơn chúng ta sẽ cũng đi sâu ở phần sau.
(2) Lý giải tình hình hiện tại: Giải thích tại sao giá vàng trên thế giới lại có những biến động lớn như vậy, và tại sao lại có chênh lệch quá lớn giữa giá vàng Việt Nam và giá vàng thế giới. Cho đến tháng Ba, giá vàng Việt Nam và thế giới đã chênh nhau ở mức 20 triệu đồng.
(3) Tác động từ nhà nước: Với tình hình giá vàng tăng chóng mặt, dư luận đang đưa ra những thắc mắc về vai trò của nhà nước trong việc điều chỉnh. Việc Ngân hàng nhà nước từ bỏ độc quyền giá vàng miếng đã khiến chủ đề thảo luận trở nên sôi nổi hơn. Dư luận tập trung phân tích mối tương quan giữa chính sách nhà nước và tình hình giá vàng.
(4) Dự đoán lên - xuống của giá vàng: Một chủ đề có sự tham gia của các chuyên gia phân tích cũng như người dùng. Cả chuyên gia lẫn người dùng bình thường đều có chung dự đoán là giá vàng sẽ tiếp tục tăng nếu tính tới tương lai dài hạn. Ngay cả khi giá vàng giảm trong ngày thì người dùng vẫn cho rằng nó sẽ tăng lại trong tương lai. Các dự đoán giá vàng giảm thường xét đến tương lai ngắn hạn hoặc khi cân nhắc thêm các chính sách của nhà nước.
Khi xét đến mức tăng cụ thể, các chuyên gia quốc tế cho rằng vàng có thể chạm mốc 110 triệu trong vòng 12 - 18 tháng tới. Có nhiều lý do được chuyên gia đưa ra, gồm có lạm phát, đồng USD, địa chính trị và các điều kiện kinh tế. Các chuyên gia trong nước cũng có chung nhận định là giá vàng sẽ tăng, nhưng không tới mức 110 triệu đồng. Trong khoảng thời gian sắp tới, vàng có thể chạm mốc 85 triệu đồng. Lý do được các chuyên gia đưa ra là vàng ở Việt Nam không chịu ảnh hưởng quá lớn từ nền kinh tế vi mô nhưng từ chính sách của Nhà Nước, đặc biệt là chủ đề độc quyền vàng miếng đã được nhắc tới. Các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng giá vàng sẽ giảm mạnh nếu Nghị định 24 được điều chỉnh. Việc vàng giảm xuống 60 hay 70 triệu đồng/lượng là điều có thể xảy ra.
Đọc thêm: Các công cụ social listening thu thập dữ liệu như thế nào?
Nhìn chung, khảo sát của Buzzmetrics về giá vàng trên mạng xã hội cho thấy:
(1) Cùng với sự biến động của giá vàng, lượng thảo luận trên mạng xã hội cũng có những biến động tương ứng.
(2) Trước việc vàng liên tục phá đỉnh, người dùng thường đặt ra các câu hỏi về việc nên mua hay bán vàng, dự đoán giá vàng lên xuống. Điều này cho thấy sự quan tâm của người dùng với chủ đề giá vàng.
(3) Cả người dùng lẫn giới chuyên gia đều có chung nhận định rằng vàng sẽ tăng giá trong dài hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng bổ sung thêm: Điều chỉnh nhà nước sẽ giúp giá vàng giảm mạnh và thu hẹp sự chênh lệch so với giá vàng thế giới. Trong giai đoạn tới, Nghị định 24 cùng các điều chỉnh khác của nhà nước sẽ là tâm điểm thảo luận về giá vàng trên mạng xã hội.
Top 10 chủ đề nổi bật tháng 03/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 3/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Tranh cãi về vấn đề ấu dâm là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 3 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về các vụ án đồng thời chia sẻ những hướng dẫn tự vệ và phòng tránh dành cho trẻ nhỏ.
- Các tín đồ công nghệ có sự quan tâm đặc biệt đối với việc ra mắt các siêu phẩm mới, cụ thể là iPhone phiên bản màu đỏ và Samsung Galaxy S8.
- Ngoài ra, Top 10 còn có các vấn đề xã hội, chính trị nổi bật như Chiến dịch giải cứu vỉa hè và Đoàn Thị Hương với nhiều bài viết, thông tin được đăng tải trên các trang tin tức và mạng xã hội.
1. Tranh cãi về vấn đề ấu dâm
Các vụ án xâm hại tình dục trẻ em bị lên án trong tháng khiến chủ đề này tạo ra lượng bài viết và thảo luận rất lớn trên social media.
2. Ngày Quốc tế Phụ nữ
Các lời chúc mừng và tư vấn mua quà tặng được bàn luận khá nhiều trong ngày này. Bên cạnh đó, việc tặng quà cho mẹ hay bạn gái cũng trở thành một chủ đề nổi bật trong ngày Quốc tế Phụ nữ. [Link]
3. Phim Kong: Đảo đầu lâu
Là một trong những phim bom tấn của tháng, Kong thu hút nhiều sự chú ý trên social media nhờ vào những cảnh đẹp về Việt Nam và các tin tức bên lề về đời sống cá nhân của diễn viên, đạo diễn. Bên cạnh đó, vấn đề buổi công chiếu gặp sự cố cũng được thảo luận khá nhiều trên mạng xã hội.
4. Chiến dịch giành lại vỉa hè
Bắt nguồn từ quận 1, chiến dịch tiếp tục lan tỏa ra các quận và tỉnh thành trong cả nước. Các thảo luận chủ yếu tập trung vào việc đời sống của người dân và sự cần thiết của chiến dịch.
5. iPhone phiên bản màu đỏ
Phiên bản màu đỏ của iPhone 7/7 Plus gây nên một cơn sốt cho các tín đồ smartphone với hàng loạt các bài viết review và video unbox. Bên cạnh đó, minigame tặng iPhone 7 Plus màu đỏ của fanpage Siêu Rẻ cũng tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ. [Link]
6. Samsung Galaxy S8
siêu phẩm điện thoại này tạo ra lượng bài viết và thảo luận khổng lồ nhờ vào sự kiện ra mắt thu hút sự chú ý của giới công nghệ và các minigame của các hệ thống bán lẻ.
7. Giải bóng đá Champions League
Các tranh cãi xung quanh trận đấu giữa Barcelona và PSG cũng như sự kiện bốc thăm vòng tứ kết của Cúp C1 là những chủ đề thu hút sự quan tâm của người hâm mộ bóng đá.
8. Chương trình The Face Việt Nam 2017
Gương Mặt Thương Hiệu 2017 gây ra nhiều ý kiến trái chiều cho vòng casting online. Bên cạnh đó, ai sẽ là huấn luyện viên của mùa này cũng nhận được nhiều sự quan tâm trên social media.
9. Đoàn Thị Hương
Vụ việc người Việt ám sát Kim Jong Nam tại Malaysia cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng trong tháng 3.
10. Chương trình Giọng hát Việt 2017
Chương trình Giọng Hát Việt 2017 thu hút nhiều sự chú ý từ người hâm mộ nhờ vào các phần trình diễn hấp dẫn của các thí sinh và livestream giao lưu với thí sinh trên trang fanpage Giọng Hát Việt.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
“Top 10 chủ đề nổi bật tháng 04/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 4/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Nóng là chủ đề được nói đến nhiều nhất trong tháng 4 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về những nỗi khổ dưới cái nóng gay gắt, đặc biệt là ở Sài Gòn.
- Các vấn đề xã hội, chính trị tiếp tục tạo ra nhiều sự tranh cãi như Vụ việc ở Đồng Tâm, Xâm hại tình dục trẻ em hay Formosa.
- Ngoài ra, các trào lưu của giới trẻ cũng tạo ra lượng bài viết và thảo luận cao như trào lưu Dậy thì thành công, trào lưu chụp ảnh Kỉ yếu.
1. Nóng
Vấn đề nhiệt độ tăng cao trở thành chủ đề nổi bật nhất trên social media với nhiều bài viết, ảnh chế, clip chế về thời tiết nắng nóng, oi bức trong tháng 4. Bên cạnh đó, các thảo luận của cư dân mạng còn xoay quanh các món ăn, đồ uống giúp thanh nhiệt, du lịch để tránh cơn nóng gay gắt ở Sài Gòn và sự ảnh hưởng của nắng nóng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
2. Vụ việc tại Đồng Tâm, Mỹ Đức
Các tranh chấp về đất ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội tạo ra sự chú ý lớn trên mạng xã hội nhờ có các thông tin được cập nhật liên tục trên báo điện tử và trang cá nhân của nhiều người dùng Facebook.
3. Tranh cãi về vấn đề ấu dâm
Chủ đề xâm hại tình dục trẻ em tiếp tục gây ra cơn chấn động lớn trên social media tháng 4 với nhiều vụ việc bị phát hiện và các làn sóng lên án mạnh mẽ tội ác này. (Link, Link)
4. Em chưa 18
Bộ phim Việt thu hút nhiều sự chú ý trên mạng xã hội nhờ vào nội dung phim hấp dẫn và lối diễn xuất cuốn hút của dàn diễn viên mới. Bên cạnh đó, sự việc bản quay trộm của phim bị lan truyền trên social media cũng bị nhiều cư dân mạng lên án.
5. Formosa
Vụ việc ở Formosa vẫn không hề yên lặng sau hơn một năm xảy ra khủng hoảng. Trong tháng 4, nhiều cuộc biểu tình và yêu cầu đóng cửa nhà máy tiếp tục diễn ra.(Link, Link)
6. Trào lưu Dậy thì thành công
Trào lưu Dậy thì thành công (Puberty Challenge) - thử thách yêu cầu người dùng đặt bức ảnh đại diện đầu tiên trên Facebook cùng với hình ảnh gần đây nhất để thấy sự khác biệt - tạo ra sự thích thú cho nhiều bạn trẻ. Đồng thời, nhiều thương hiệu cũng tận dụng trào lưu này để thể hiện sự thay đổi trong thiết kế sản phẩm qua các năm.
7. Giải bóng đá Champions League
Các trận đấu trong vòng tứ kết và chuỗi sự kiện Đón cúp UEFA Champions League của Heineken với sự góp mặt của các huyền thoại bóng đá thế giới như Ronaldinho Gaucho, Frank De Boer, Ronald De Boer và Clarence Seedorf diễn ra trên nhiều thành phố lớn là những chủ đề thảo luận chính của người hâm mộ trong tháng 4 về giải bóng đá nổi tiếng này.
8. Trấn Thành bị TH Vĩnh Long cấm diễn
Vấn đề Trấn Thành bị Đài truyền hình Vĩnh Long cấm diễn thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Trong khi nhiều người hâm mộ bênh vực Trấn Thành, kêu gọi tẩy chay kênh Vĩnh Long thì một số người dùng thể hiện sự ủng hộ với quyết định này của Đài truyền hình.
9. Kỉ yếu của học sinh/sinh viên
Với hàng loạt các album, video kỉ niệm khoảng thời gian trên ghế nhà trường của các bạn học sinh, sinh viên, kỉ yếu trở thành một chủ đề nổi bật trong tháng 4. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng trào lưu này ngày càng tốn kém mà ít mang lại các giá trị tinh thần thực sự mà chỉ phục vụ cho mục đích sống ảo.
10. The Face Việt Nam 2017
Các tranh cãi xung quanh vị trí huấn luyện viên và vụ việc giữa Minh Hằng và Hồ Ngọc Hà giúp chương trình Gương Mặt Thương Hiệu Việt Nam mùa 2 nhận được nhiều sự quan tâm trên social media.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Top 10 chủ đề nổi bật tháng 02/2017 trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” được thực hiện bởi Buzzmetrics nhằm mục đích thống kê các tin tức và sự kiện nóng nhất và được nói đến nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 2/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Valentine là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 2 với lượng bài viết và thảo luận khổng lồ về các hình ảnh, quà tặng, video trong dịp này.
- Giới trẻ có sự quan tâm đặc biệt đối với biểu tượng Chú chim màu tím - Trash Doves trong tháng 2. Bên cạnh đó, bài hát Nơi này có anh - một sản phẩm âm nhạc mới của Sơn Tùng M-TP cũng được cộng đồng này chú ý khá nhiều.
- Ngoài ra, Top 10 còn có sự xuất hiện của các vấn đề xã hội nổi bật như Formosa và Đội giải cứu vỉa hè quận 1 với nhiều bài viết, thông tin được đăng tải trên các trang tin tức và mạng xã hội.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Buzzmetrics tiếp tục phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng.
Buzzmetrics tiếp tục phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media” nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra trên social media.
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 1/2017 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Tết Đinh Dậu 2017 là chủ đề thảo luận chính trên social media tháng 1 với lượng khổng lồ bài viết, hình ảnh về dịp lễ này.
- Các bài hát mới (Lạc trôi, Bao giờ lấy chồng) nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội với những bản cover, parody cũng như các tranh cãi về nội dung của ca khúc.
- Ngoài ra, Top 10 còn có sự xuất hiện của các chương trình truyền hình như Sing my song (đêm chung kết với các minigame và tranh cãi về vị trí quán quân), Táo quân 2017 (chương trình yêu thích của nhiều người vào dịp Tết Nguyên Đán).
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề hot nhất trên social media trong năm vừa qua.
Năm 2016 là một năm đầy sôi động với các chủ đề nóng cũng như các trào lưu mới bùng nổ trên mạng xã hội. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề nổi trội nhất trên social media trong năm vừa qua.*Số liệu trong bài viết là số lượng thảo luận được tạo ra trên social media, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016.
Nhìn chung, các trào lưu đều được xuất phát từ các chủ đề nổi bật trên social media trong năm như trò chơi (Pokemon Go), Phim truyền hình (Hậu Duệ Mặt Trời), bài hát (Bút táo - Pen apple pineapple pen). Đáng chú ý, một số thương hiệu còn tập dụng các trào lưu này để thực hiện các hoạt động quảng bá của mình trên social media như Thế Giới Di Động, Huawei, FPT Shop,...
Trong top 10 có sự xuất hiện của nhiều vấn đề chính trị xã hội như về Formosa, Đường lưỡi bò, Xổ số Vietlott, Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập lụt, Khu phố kiểu mẫu ở Hà Nội, Đám đông tại đền Hùng. Ngoài ra, những vấn đề xã hội về đời tư cá nhân cũng gây tranh cãi khá nhiều như việc của Minh Béo hay Livestream của đôi bạn trẻ bị chia rẽ tình yêu.
Trong năm 2016, nhiều cụm từ, câu nói xuất phát từ những phát ngôn gây sốc trên mạng xã hội được nhiều người dùng sử dụng rộng rãi. Dưới đây là top 10 cụm từ/câu nói được dùng nhiếu nhất trên social media.
Nhìn chung, các món ăn gây sốt trên social media 2016 được xuất phát từ các món cũ và được trình bày, chế biến bắt mắt và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, các trào lưu cũng chịu sử ảnh hưởng từ ẩm thực nước ngoài nước ngoài như mì cay 7 cấp độ của Hàn Quốc, mì bay, bánh sừng trâu trứng muối của Singapore hay bánh mì hoa cúc của Pháp.
Ảnh kỷ yếu là trào lưu chụp ảnh được nhiều người nhắc đến nhất với hàng loạt hình ảnh với những chủ đề sáng tạo được cập nhật liên tục trong tháng 5 và tháng 11 - thời điểm tốt nghiệp của nhiều học sinh sinh viên trên cả nước. Ngoài ra, một số trào lưu cũ nhưng vẫn còn tạo ra sự chú ý lơn trên social media như ootd, selfie, ngày ấy - bây giờ.
Trong top 10 nhân vật có nhiều người đến từ các chương trình truyền hình thực tế hay do các bản cover nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, còn có một số nhân vật gây tranh cãi khá nhiều trên social media như Tùng Sơn, Nguyễn Tiến hay Phạm Thị Quyên - cô gái nổi tiếng sau câu chuyện về Canh cua, rau đay và El Nino trong chương trình truyền hình Ai Là Triệu Phú.
Bên cạnh những bộ phim truyền hình Hàn Quốc dễ gây nghiện và khơi tạo trào lưu, mảng phim điện ảnh Hollywood trong năm qua cũng thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng nhất là các bộ phim về đề tài Ma - Kinh dị (The Conjuring, Light out), phim về siêu anh hùng (Captain America 3, Suicide Squad, Doctor Strange). Về phim Việt Nam, Tấm Cám - Chuyện chưa kể là tác phẩm được nói đến nhiều nhất trong năm qua.
Điểm qua top những bài hát được cộng đồng mạng quan tâm thảo luận nhiều nhất trong năm qua có thể thấy đa số những bài hit hiện nay đều có những điểm chung là lời bài hát mang tính tự sự cao, khơi gợi được sự đồng cảm nơi người nghe đồng thời dễ hát theo, dễ cover lại.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
“Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,… được thực hiện bởi Buzzmetrics
Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 12/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Lễ Giáng Sinh là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong tháng 12 với các hình ảnh, tin tức, bài hát về dịp này được chia sẻ rộng rãi trên social media.
- Các hiệu ứng, ứng dụng mới trong tháng 12 cũng tạo ra nhiều lượng tương tác như Hiệu ứng bắn pháo hoa trên Facebook hay ứng dụng Từ nào mô tả đúng nhất về bạn.
- Những tin tức về người nổi tiếng luôn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng; trong đó, các hình ảnh về lễ cưới của Trấn Thành - Hari Won và mối quan hệ của Ngọc Trinh - Hoàng Kiều là nổi bật nhất. Ngoài ra, livestream của Đàm Vĩnh Hưng về mẹ và thông tin Minh Béo trở về Việt Nam cũng được nhiều người chú ý.
Lễ Giáng Sinh: Dịp đặc biệt cuối năm thu hút lượng bài viết và thảo luận khổng lồ trên social media. Các địa điểm vui chơi, các bài hát giáng sinh và các minigame là những loại nội dung tạo ra nhiều thảo luận nhất trong dịp này. Bên cạnh đó, các hình ảnh check-in, tham gia sự kiện, lễ hội của giới trẻ cũng được đăng tải rộng rãi trên Facebook và Instagram với các hashtag như #noel, #christmas, #xmas, #giangsinh.
Hiệu ứng bắn pháo hoa trên Facebook: Hiệu ứng này giúp xuất hiện pháo hoa trên màn hình máy tính khi người dùng bình luận "chúc mừng năm mới" trong các bài đăng trên Facebook. Hàng loạt bài đăng giới thiệu tính năng này trên các trang hot fanpage như YAN TV, Yeah 1,... tạo ra lượng tương tác khá lớn.
Ứng dụng từ nào mô tả đúng nhất về bạn: Đây là ứng dụng nổi bật vào tháng 12 với nhiều bài chia sẻ của người dùng trên Facebook. Bằng các từ ngữ mô tả tính cách của mọi người, ứng dụng này tạo ra nhiều sự thích thú và được chia sẻ khá rộng rãi.
AFF Suzuki Cup: Sự kiện thể thao thu hút nhiều sự quan tâm của người hâm mộ trong tháng với các bài đăng cập nhật liên tục tin tức của đội tuyển bóng đá Việt Nam và các livestream truyền hình trực tiếp các trận đấu hấp dẫn. Bên cạnh đó, các thông tin bên lề về việc Công Vinh giải nghệ cũng nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội.
Quảng cáo của Điện Máy Xanh: Mặc dù xuất hiện vào tháng 11 nhưng vào tháng 12, TVC của Điện Máy Xanh mới tạo ra một lượng bài viết và thảo luận lớn trên social media nhờ vào các hình ảnh chế, clip chế trên các trang fanpage như Tumblr Buê Đuê, WeLax, Góc Thư Giãn,... Bên cạnh đó, các video cover lại bài hát trong TVC này cũng được nhiều bạn trẻ đăng tải trên trang cá nhân của mình và tạo ra lượng tương tác cao.
Tranh luận về xâm hại tình dục trẻ em: Việc trở về Việt Nam của Minh Béo sau một thời gian nhận phải án phạt tại Mỹ khiến chủ đề này được thảo luận khá nhiều trong tháng 12. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh việc không hài lòng về hành động của Minh Béo khi trở về và các phương pháp phòng tránh xâm hại trẻ. Đáng chú ý, phim Hope - bộ phim Hàn Quốc nổi bật về xâm hại tình dục trẻ em, được đề cập khá nhiều trên social media trong giai đoạn này. [Link, Link]
Đám cưới của Trấn Thành và Hari Won: Đây là chủ đề về đời sống cá nhân của người nổi tiếng thu hút nhiều sự quan tâm nhất với nhiều bài đăng, tin tức xuất hiện liên tục trên mạng xã hội. Các hình ảnh về thiệp cưới, sự tham dự của nhiều người nổi tiếng và livestream trong lễ cưới là những loại nội dung tạo ra nhiều lượng tương tác nhất. Ngoài ra, chủ đề này cũng có nhiều bình luận, ảnh chế đề cập đến mối quan hệ của Tiến Đạt - Hari Won - Trấn Thành.
Ngọc Trinh và Hoàng Kiều: Mối quan hệ của Ngọc Trinh và tỷ phú Hoàng Kiều trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm với các thảo luận xoay quanh việc chênh lệch tuổi tác và những hình ảnh xuất hiện cùng nhau. Bên cạnh đó, các clip chế, hình chế về Ngọc Trinh và Hoàng Kiều cũng tạo ra lượng tương tác khá cao trên social media. [Link]
Livestream của Đàm Vĩnh Hưng về mẹ: Chủ đề này gây ra sự tranh cãi khá cao trong cộng đồng mạng khi Đàm Vĩnh Hưng công khai các tin tức về mẹ của mình trong livestream trên trang cá nhân. Các thảo luận chủ yếu xoay quanh các hành động của Đàm Vĩnh Hưng là đúng hay sai và phản ứng của những người nổi tiếng khác.
Phim Tình chàng yêu tinh (Goblin): Phim truyền hình Hàn Quốc này thu hút nhiều thảo luận trên mạng xã hội xoay quanh câu chuyện một yêu tinh cần tìm kiếm một cô dâu là người để kết thúc cuộc sống bất tử của mình và một thần chết bị mất trí nhớ. Những hình ảnh hậu trường, các video trailer cho tập mới và những tập phim được vietsub là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của cư dân mạng nhất.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội… được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng “Top 10 chủ đề nổi bật trên social media”. Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 11/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Bầu cử Tổng thống Mỹ là chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong tháng 11 với hàng loạt các tin tức, livestream về sự kiện này được cập nhật liên tục trên social media.
- Những ngày lễ, dịp đặc biệt tiếp tục thu hút nhiều thảo luận trong tháng 11 với các bài viết có lượng tương tác cao về Ngày Nhà giáo Việt Nam, Black Friday hay Ngày độc thân; trong đó, các chương trình khuyến mãi của các thương hiệu vào những ngày này nhận được nhiều sự chú ý từ giới trẻ.
- Phía sau một cô gái tiếp tục là bài hát được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 11 với nhiều bản cover, câu nói được cư dân mạng sử dụng khá nhiều trên social media. Bên cạnh đó, dù chỉ mới ra mắt nhưng Ông bà anh cũng được nhiều người đón nhận và thảo luận về bài hát này trên mạng xã hội.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Đây là chủ đề nổi bật nhất trên social media trong tháng 11/2016. Các tin tức, kết quả bỏ phiếu ở các Bang của Mỹ liên tục được các trang báo điện tử cập nhật liên tục và thu hút nhiều thảo luận, đặc biệt vào ngày 9/11/2016 - thời điểm có kết quả bầu cử. Bên cạnh đó, các hình chế, clip chế xung quanh cuộc bầu cử này cũng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. [Link, Link]
Ngày Nhà giáo Việt Nam: Ngày kỷ niệm lớn này được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ bàn luận sôi nổi trong tháng qua với các chủ đề xoay quanh việc nhắc về những kỷ niệm thuở học trò và về thăm thầy cô với các hashtag #ngaynhagiao #teachersday. Đáng chú ý, các hoạt động biểu diễn văn nghệ của học sinh, sinh viên nhằm chào mừng ngày này tạo ra lượng tương tác khá cao trên mạng xã hội. [Link, Link]
Black Friday: Là một trong những ngày hội mua sắm lớn nhất năm, Black Friday thu hút sự chú ý của giới trẻ với nhiều chương trình giảm giá, đồng giá từ các thương hiệu và cửa hàng thời trang, điện tử tiêu dùng, thức ăn nhanh,... Đáng chú ý, các lễ hội, hội chợ như Hello Weekend Market, The Box Market, The New District,... là những địa điểm mua sắm offline thu hút giới trẻ nhất trên social media với nhiều hình ảnh được các bạn trẻ liên tục cập nhật trên Facebook và Instagram của mình cùng với các hashtag #helloweekendmarket #theboxmarket #thenewdistrict.
Phía sau một cô gái - Soobin Hoàng Sơn: Phía sau một cô gái tiếp tục là bài hát nổi bật nhất tháng 11 với nhiều bản cover được cộng đồng mạng thực hiện và đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình. Bên cạnh đó, những phiên bản chế, hài hước của bài hát này cũng nhận được sự quan tâm lớn trên social media với hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận. [Link]
Hiện tượng Siêu trăng: Hiện tượng này là một chủ đề được thảo luận khá nhiều trên social media vào giữa tháng 11 với các tin tức về địa điểm ngắm Siêu trăng được các trang fanpage đăng tải. Ngoài ra, các hình ảnh về Siêu trăng do cộng đồng mạng chụp lại và đăng tải lên trang cá nhân, fanpage cũng tạo ra lượng tương tác khá lớn.
Ngày độc thân: Ngày đặc biệt này được giới trẻ hưởng ứng bằng các hình ảnh được đăng tải cùng với các hashtag #ngaydocthan, #singlesday trên mạng xã hội. Ngoài ra, các chương trình khuyến mãi của các cửa hàng, trang thương mại điện tử cũng tạo ra lượng tương tác cao vào những ngày này. [Link, Link]
AFF Suzuki Cup: Giải bóng đá nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á là chủ đề thể thao nổi trội trong tháng qua với các hình ảnh cổ vũ, chúc mừng chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam được các trang fanpage đăng tải và tạo ra lượng tương tác khá cao. Ngoài ra, các livestream về trận đấu của Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các fan bóng đá và cộng đồng mạng, đặc biệt khi Việt Nam vào bán kết của giải đấu này.
Ông bà anh - Lê Thiện Hiếu: Bài hát này được Lê Thiện Hiếu biểu diễn lần đầu trong chương trình truyền hình Sing my song và gây ra cơn sốt lớn trên mạng xã hội vào những ngày cuối tháng 11/2016. Với lời bài hát dễ hiểu mang tính chất tự sự và giai điệu nhẹ nhàng, hàng loạt các bản cover, parody, clip lồng nhạc được giới trẻ thực hiện tạo ra lượng tương tác khổng lồ. Bên cạnh đó, các câu nói như "ông bà anh yêu nhau thời chưa có tivi", "chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời" cũng được cộng đồng mạng sử dụng khá nhiều trên social media.
Canh cua, Rau đay và El Nino: Chủ đề gây tranh cãi khá nhiều vào những ngày cuối tháng sau khi chương trình Ai Là Triệu Phú được phát sóng với các câu hỏi về El Nino và "Canh cua nấu với rau gì?" khiến người chơi gặp khó khăn. Cộng đồng mạng thảo luận xung quanh việc người chơi không biết câu trả lời và phải sử dụng quyền trợ giúp từ những câu hỏi đầu tiên. Ngoài ra, các hình ảnh chế về chủ đề này cũng nhận được sự quan tâm lớn trên mạng xã hội.
Phim Huyền thoại biển xanh: Sau các phim như Hậu Duệ Mặt Trời, Doctor, Mây họa ánh trăng thì Huyền thoại biển xanh tiếp tục là một phim truyền hình Hàn Quốc nổi bật trên mạng xã hội trong tháng 11 với sự tham gia của những diễn viên nổi tiếng và kịch bản hấp dẫn. Bên cạnh đó, bộ phim truyền hình này cũng thu hút được nhiều sự chú ý nhờ vào tính cách nhân vật thú vị và những khả năng huyền bí của nàng tiên cá.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
"Top 10 chủ đề nổi bật tháng 10/2016 trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,… do Buzzmetrics thực hiện.
Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội... được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng "Top 10 chủ đề nổi bật trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 10/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Những ngày lễ, dịp đặc biệt luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm từ cư dân mạng; trong tháng 9 có Tết Trung Thu là chủ đề được thảo luận nhiều nhất thì tháng 10, hai dịp đặc biệt là Halloween và Ngày Phụ nữ Việt Nam tiếp tục là chủ đề nổi bật trong tháng 10. Đáng chú ý, nhiều hoạt động của thương hiệu liên quan đến hai sự kiện này tạo ra lượng tương tác rất cao trên social media.
- Những vấn đề xã hội (Cứu trợ đồng bào Miền Trung, Formosa) nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng với nhiều cuộc tranh luận xoay quanh phản ứng và hành động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Closeup FA Escape và Giọng hát Việt Nhí là 2 sự kiện giải trí thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng.
- Bài hát Phía sau một cô gái đang gây sốt với hàng loạt ảnh chế, bình luận có sử dụng lời bài hát trên mạng xã hội.
1. Lễ hội Halloween: là một trong những dịp đặc biệt chịu sự ảnh hưởng từ phương Tây, lễ hội này thu hút nhiều bạn trẻ với các thảo luận về việc hóa trang, đi xem phim kinh dị, các buổi tiệc... Đặc biệt, các hoạt động của thương hiệu trong dịp này tạo được một lượng tương tác khổng lồ trên social media như: Minigame nhận vé xem phim kinh dị của CGV (Link), Sự kiện EDM Closeup FA Escape,...
2. Ngày Phụ nữ Việt Nam: Nhiều người có sự quan tâm tới ngày lễ lớn này với các thảo luận xoay quanh việc tặng quà cho người phụ nữ họ yêu mến hay các địa điểm vui chơi trong ngày này với hashtag #womenday #phunuvietnam. Ngoài ra, đây còn là dịp các thương hiệu có nhiều chương trình khuyến mãi, quà tặng cho phái đẹp như Mamamy (Link), DHC (Link)...
3. Tùng Sơn: là một hiện tượng mới nổi trên mạng xã hội với các hình ảnh, video “độc lạ” thu hút cư dân mạng; tuy trang Facebook fanpage của nhân vật này chỉ mới được tạo vào tháng 10 nhưng đạt được lượng tương tác khổng lồ do tích cực đăng bài và live streaming video.
4. Cứu trợ đồng bào Miền Trung: Việc đồng bào Miền Trung gặp nạn với cơn lũ lịch sử là chủ đề xã hội nổi trội trong tháng 10. Hàng loạt các hoạt động từ thiện của tổ chức, cá nhân nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng với nhiều lượt chia sẻ và thảo luận. Đặc biệt, việc hỗ trợ cho đồng bào Miền Trung của MC Phan Anh được nhiều sự chú ý trên social media, nhất là trên fanpage và trang cá nhân MC này.
5. Đội tuyển U19 Việt Nam: Việc đánh bại nước chủ nhà Bahrain đã giúp đội tuyển bóng đá Việt Nam vào bán kết giải U19 Châu Á, đồng thời góp mặt vào vòng chung kết U20 thế giới năm 2017 tại Hàn Quốc. Cư dân mạng và các fan bóng đá thể hiện niềm tự hào và sự ngưỡng mộ đối với đội tuyển quốc gia bằng hàng loạt bài viết, hình ảnh trên mạng xã hội với hashtag #U19.
6. Formosa: Vấn đề xã hội này tăng cao vào tháng 10 do nhiều có nhiều thảo luận xung quanh việc biểu tình của người dân ở Kỳ Anh và việc blogger Mẹ Nấm bị bắt; bên cạnh đó, các sự kiện cá chết ở Hồ Tây, Vũng Tàu tạo ra lượng lớn thảo luận nhắc về Formosa. Có thể nói "Formosa" trở thành từ khóa được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi có thảo luận về việc cá chết; phần lớn các ý kiến được đưa ra trên trang fanpage của những báo lề trái.
7. Samsung Galaxy Note 7: Việc thu hồi siêu phẩm điện thoại vào khoảng giữa tháng 10 sau cuộc khủng hoảng truyền thông về việc phát nổ của Note 7 nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng. Bên cạnh những e ngại về việc tiếp tục sử dụng sản phẩm của Samsung, nhiều người vẫn tin tưởng đối vào thương hiệu với các ý kiến tán thành sự phản ứng kịp thời của thương hiệu hay sự háo hức, trông chờ cho những dòng điện thoại tiếp theo.
8. Sự kiện EDM Closeup FA Escape: Bằng việc đánh vào tâm lý của giới trẻ: FA và tận dụng trào lưu âm nhạc EDM, sự kiện của thương hiệu Closeup tạo ra lượng tương tác lớn trên social media. Bên cạnh đó, các minigame nhận vé tham dự trên trang fanpage Escape Music Festival cũng giúp sự kiện này nhận được nhiều sự chú ý từ fan hâm mộ của dòng nhạc EDM.
9. Phía sau một cô gái - Soobin Hoàng Sơn: Bài hát mới của Soobin thu hút nhiều sự chú ý trên báo điện tử và mạng xã hội bởi câu hát “Cả nguồn sống bỗng chốc thu nhỏ lại”. Nhiều người đã sử dụng câu nói này và hashtag #phiasaumotcogai trong những bài đăng, hình ảnh, bình luận của mình và cũng như cover lại ca khúc và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.
10. The Voice Kids: Đây là một trong những chương trình truyền hình nổi tiếng dành cho trẻ em nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng trong thời gian qua. Đặc biệt, đêm chung kết đã tạo ra lượng tương tác khổng lồ do có các livestreaming video xuyên suốt chương trình cùng với các hình ảnh và thông tin bên lề. Bên cạnh đó, fan cũng thể hiện sự hâm mộ đối với các thí sinh và huấn luyện viên trên social media bằng các bài đăng với những hashtag #teamnoo #teamvucattuong #teamnhithang #teamthangnhi.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
"Top 10 chủ đề nổi bật tháng 9/2016 trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…được thực hiện bởi Buzzmetrics
Nhằm mục đích thống kê, giới thiệu các tin tức và sự kiện nóng trong các lĩnh vực khác nhau từ công nghệ, giải trí, học đường đến kinh tế, xã hội... được thảo luận nhiều nhất trong tháng, Buzzmetrics sẽ phát hành chuyên đề hàng tháng "Top 10 chủ đề nổi bật trên social media". Bảng xếp hạng thống kê dựa trên lượng tổng bài viết và thảo luận được tạo ra bởi các tin tức, sự kiện trên social media bao gồm Facebook, Forum, Youtube, Online News, Blog,…
Top 10 chủ đề nổi bật trên social media tháng 9/2016 có những điểm đáng chú ý như sau:
1. Trung Thu: Là một trong những dịp đặc biệt của năm, các bài viết về "Tết Trung Thu" tạo ra nhiều thảo luận trên social media, phần lớn là các minigame, cuộc thi trên các fanpage và những sự kiện được các thương hiệu tổ chức (Sự kiện "Vui trung thu cùng Vinhomes", Sự kiện "Ngôi nhà bánh kẹo khổng lồ" của P/S,...). Bên cạnh đó, Phố Lồng Đèn ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là điểm đến thu hút giới trẻ tới tham quan và check-in với các hashtag #pholongden, #trungthu, #midautumn trên social media.
2. iPhone 7: iPhone 7 là một trong những sản phẩm nổi bật nhất trong tháng 9/2016. Các livestreaming video về sự kiện ra mắt sản phẩm này được rất nhiều người đón xem và bàn luận sôi nổi. Đồng thời, các bài viết iPhone 7 cũng tạo ra các cuộc tranh luận về tính năng và giá bán cũng như so sánh với Samsung Galaxy Note 7 - một siêu phẩm điện tử tiêu dùng khác trong tháng.
3. Quốc Khánh 2/9: Cũng như Tết Trung Thu, ngày lễ lớn này tạo ra một lượng thảo luận khổng lồ trên social media; trong đó, hầu hết là các hoạt động vui chơi, du lịch của giới trẻ với hashtag #quockhanh. Đặc biệt, MV về dịp lễ này của thương hiệu Pepsi “Ôi trông người Việt Nam này” tạo ra tương tác cao.
4. The Face: The Face là chương trình truyền hình được thảo luận nhiều nhất trong thời gian qua. Trong tháng 9, những màn trình diễn của thí sinh và các livestream phỏng vấn trong đêm chung kết là những nội dung thu hút sự chú ý trên social media. Kết quả chung cuộc tạo ra một cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội về tính công bằng của cuộc thi. Ngoài ra, hàng loạt clip chế, hình chế vui về chương trình này cũng nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.
5. Nghệ sĩ Minh Thuận qua đời: Rất nhiều người hâm mộ thể hiện sự tiếc thương của mình cho sự ra đi của nghệ sĩ đa tài Minh Thuận trên các trang social media. Ngoài ra, cư dân mạng cũng tranh cãi về hành vi của một bộ phận người dân thiếu ý thức trong tang lễ của nghệ sĩ.
6. Sài Gòn thất thủ: Sài Gòn bị ngập nước sau cơn mưa lớn là chủ đề hot nhất trên social media trong những ngày cuối tháng 9/2016. Hàng loạt ảnh chế trên các hot fanpage như Thỏ Bảy Màu, Painter Man, Bà Già Kêu Ca,... thu hút nhiều người thảo luận và chia sẻ. Đặc biệt, các trailer phim "Sài Gòn thất thủ" được sáng tạo bởi cư dân mạng với nhiều hình ảnh về việc Sài Gòn bị ngập khiến cư dân mạng thích thú và chia sẻ. (Link, Link)
7. Samsung Galaxy Note 7: Trong tháng 9, Samsung Galaxy Note 7 được nhắc đến trong nhiều thảo luận xoay quanh các tính năng nổi bật của điện thoại và các bài viết so sánh với iPhone 7. Ngoài ra, có một số thông tin về việc thu hồi toàn cầu cho sản phẩm Note 7 cũng được chú ý trên social media.
8. Tựu trường: Nhiều học sinh thảo luận về ngày Tựu Trường vào những ngày đầu tháng 9 với hashtag #backtoschool trên social media. Ngoài ra, các clip ghi lại các hoạt động nghệ thuật vào ngày tựu trường của học sinh thu hút khá nhiều lượt xem và chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
9. Tài xế cứu xe khách: Vụ việc "Tài xế xe tải cứu xe khách" tại đèo Bảo Lộc là một trong những chủ đề hot trên social media trong nửa đầu tháng 9/2016. Nhiều người bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới tài xế Bắc - người lái xe tải, vì đã có hành động kịp thời để cứu 30 người trên xe khách. Tuy nhiên, có nhiều thông tin trái chiều về vụ việc khiến nhiều người khó hiểu về hành động của tài xế Bắc.
10. Phim Mây Họa Ánh Trăng: Được chuyển thể từ tiểu thuyết online cùng tên, Mây Họa Ánh Trăng là bộ phim Hàn Quốc gây sốt đáng kể trong giới trẻ Việt Nam gần đây từ sau hiện tượng Hậu Duệ Mặt Trời . Bộ phim thu hút nhờ dàn diễn viên đẹp, mô tuýp phim "nữ cải nam trang" hấp dẫn. Các hình ảnh và clip hậu trường về hoạt động của diễn viên luôn thu hút sự chú ý từ người hâm mộ.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của social media cũng như sự bùng nổ các trào lưu với phạm vi và tốc độ lan toả chóng mặt. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về Các trào lưu, vấn đề nổi trội nhất trên social media trong năm 2015.
Năm 2015 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của social media cũng như sự bùng nổ các trào lưu với phạm vi và tốc độ lan toả chóng mặt. Dưới đây là thống kê của công cụ lắng nghe và phân tích mạng xã hội Buzzmetrics về các chủ đề nổi bật năm 2015.
*Số liệu trong bài viết là số lượng thảo luận được tạo ra trên social media, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015.
Trào lưu được định nghĩa là những gì được lan truyền rộng rãi trên social media, được nhiều người nhắc đến hoặc ứng dụng, xuất hiện nhiều biến thể, nhiều xu hướng ăn theo.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.
Bài viết được thực hiện bởi Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, bằng việc thu thập tất cả các thảo luận về Giáng sinh được tạo ra trên social media năm 2014, phân loại thành các chủ đề nổi bật nhất nhằm tìm ra xu hướng thảo luận của người dùng trên social media về ngày lễ này.
Bạn là agency hoặc thương hiệu đang cần tìm ý tưởng để lên content cho chiến dịch marketing vào mùa Giáng sinh sắp tới? Bạn muốn biết chủ đề Giáng sinh được nói đến như thế nào trên social media? Đây chính là bài viết mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn cập nhật xu hướng thảo luận của cộng đồng mạng về ngày lễ này.
Bài viết được thực hiện bởi Buzzmetrics – giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội, bằng việc thu thập tất cả các thảo luận về Giáng sinh được tạo ra trên social media năm 2014, phân loại thành các chủ đề nổi bật nhất nhằm tìm ra xu hướng thảo luận của người dùng trên social media về ngày lễ này, giúp cho các agency trong việc tạo ra các bài đăng có nội dung thu hút được nhiều tương tác nhất.
So với Giáng sinh 2013 thì không có nhiều sự khác biệt trong các chủ đề được thảo luận nhiều nhất vào dịp Giáng sinh 2014. Minigames trên các fanpage vẫn là chủ đề tạo được nhiều thảo luận nhất trong khi một số chủ đề có lượng thảo luận tăng vọt so với năm 2013 như FA & Giáng sinh, Thời trang & Làm đẹp, Nhạc Giáng sinh.
Các minigames tạo được nhiều tương tác trên các Facebook nhìn chung là các câu hỏi mang tính cảm xúc cao như bạn sẽ tặng quà Giáng sinh cho ai, hoặc các câu hỏi đơn giản dễ tham gia cùng những phần quà giá trị như smartphone, vé tham dự Escape party hoặc có tính thiết thực như mỹ phẩm, bia,...
Các bài đăng về thời trang mùa Giáng sinh của những người nổi tiếng là những bài tạo được nhiều sự chú ý nhất. Bên cạnh đó, những bài về gợi ý cách mix đồ, làm đẹp để đi chơi vào đêm Giáng sinh cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng.
Chủ đề FA vẫn luôn là chủ đề hot trong tất cả các dịp lễ, tuy nhiên nếu so với Giáng sinh năm 2013, thì số lượng thảo luận về chủ đề này trong Giáng sinh 2014 đã tăng lên một cách đáng kinh ngạc (19,462 thảo luận, trở thành Top 3 chủ đề hot nhất Giáng sinh 2014, so với 3,912 thảo luận - Chủ đề lớn thứ 11 trong Giáng sinh 2013). Tuy nhiên, nếu như trong Giáng sinh 2013, các thảo luận về F.A chủ yếu là thể hiện thái độ tiêu cực như buồn, chán khi không có người yêu để để đi cùng đêm Giáng sinh, thì xu hướng người dùng thảo luận về chủ đề này trong Giáng sinh 2014 lại khá là tích cực, thể hiện sự dí dỏm thậm chí là lạc quan khi nói về vấn đề này. Những người đang là F.A không còn xem đó là việc nghiêm trọng mà thậm chí còn tận hưởng sự tự do của mình, F.A dường như đang trở thành xu thế, thành chủ đề mua vui cho cả cộng đồng mạng.
Các bài đăng về "F.A làm gì vào Giáng sinh", Bí kíp cho F.A trong dịp Giáng sinh, các bài viết đồng cảm với F.A,... là những bài đăng tạo được nhiều tương tác nhất trên social media.
Các bài hát kinh điển như We wish you a merry Christmas, Last Christmas, Jingle Bells,...vẫn luôn là những bài hát được nhắc đến mỗi dịp Giáng sinh về, trong đó Let it Go (phim Frozen 2013) là một bài hát mới và cũng được nhắc đến khá nhiều vào Giáng sinh 2014.
Bên cạnh những bài hát kinh điển mùa Giáng sinh thì các bản Mashup cũng là một xu hướng nổi bật trong Giáng sinh 2014. Giáng sinh là một trong những dịp cực thuận lợi cho những bản mashup thành công được ra đời. Bởi giáng sinh vốn đã có rất nhiều bản nhạc kinh điển mà các ca khúc mới khó lòng vượt mặt. Vậy nên chỉ có cách “biến cũ thành mới” là thích hợp nhất cho những tác phẩm ra lò dịp giáng sinh. Cover, và đến bây giờ là mashup các bài hát kinh điển này là trào lưu cực thịnh hành trong mùa giáng sinh 2014.
Mashup là thuật ngữ để chỉ việc ghép (hoặc tự hát lại - nhạc Cover) các video hoặc bài hát không liên quan đến nhau trở thành một clip hoặc một bản nhạc hoàn chỉnh. Có thể hiểu là một cách mix nhạc xuất hiện vào năm 2012. Rất nhiều các mixer bán chuyên và chuyên nghiệp đã từng thử sức trong lĩnh vực mới mẻ này. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công, bởi mashup không đơn thuần là cắt, ghép vào nhau, mà còn phải biến những đoạn phim nhạc rời rạc, thậm chí trái ngược nhau thành một thể thống nhất và liên kết.
Các bản mashup hit của Giáng Sinh năm 2014
MV One Take
Như để củng cố thêm cho xu hướng F.A vô cùng phổ biến trên social media, có đến 61% thảo luận về việc làm gì đêm Giáng sinh chia sẻ rằng họ chỉ ở nhà và không làm gì. Các hoạt động được nhắc đến nhiều nhất tiếp theo là Đi ăn, Đi dạo phố, Quây quần bên gia đình, Đi lễ nhà thờ,... Trong tổng số thảo luận bàn về việc làm gì đêm Giáng sinh chỉ có 13% là những người đang yêu chia sẻ rằng mình sẽ tận hưởng đêm Giáng sinh cùng với người yêu (các hoạt động được nhắc đến bao gồm đi ăn, đi xem phim, dạo phố,...)
Đáng chú ý, Beer club là một xu hướng mới được ưa chuộng bởi giới trẻ trong các dịp lễ (3%), với lượng thảo luận gần ngang bằng với Đi xem phim (3%) và nhiều hơn Đi cafe (1%).
Trang trí Giáng sinh được nói là một trong những việc đem lại nhiều hứng khởi nhất vào dịp Giáng sinh. Trong số những bài đăng tạo được nhiều tương tác nhất, thì đa số là các bài viết về ý tưởng trang trí Giáng sinh, mẹo vặt dọn nhà để đón Giáng sinh và những địa điểm trang trí Giáng sinh đẹp. Có thể nói, mặc dù Giáng sinh là dịp lễ hàng năm và những chủ đề này cũng không phải mới nhưng vẫn luôn hiệu quả trong việc tạo tương tác với người dùng trên mạng xã hội.
Để có thể cho ra đời các bài đăng với nội dung mới lạ hơn, các thương hiệu có thể tận dụng các trào lưu hot để kết hợp, vi dụ như bài đăng "Trang trí Giáng sinh theo phong cách Let it go" (một bộ phim chiếu rạp ra mắt vào dịp Giáng sinh và rất được yêu thích đặc biệt là giới trẻ) của trang Yan News với tổng lượt like, share, comment lên đến hơn 24,000.
Nỗi cô đơn, tình yêu và bồi hồi nhớ kỷ niệm xưa cũ là những cảm xúc chủ đạo tạo được nhiều thảo luận nhất trên mạng xã hội vào mùa Giáng Sinh 2014. Nhiều fan page đã sử dụng ba chủ đề chính này làm concept cho các bài đăng lẫn mini game của mình và đã nhận được khá nhiều hưởng ứng từ cộng đồng mạng qua những bình luận thể hiện sự đồng cảm.
Fan page Nhaccuatui.com: share ca khúc “Giáng sinh và nỗi cô đơn” của ca sỹ Tuấn Hưng với lời tựa “Giáng sinh này ai cô đơn giống ad không?” nhận được khá nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc cá nhân vè sự cô đơn và nỗi buồn trong tình yêu - Link
Fan page của YAN TV: Giới thiệu chương trình “Không gian ký ức” nơi chia sẻ kỷ niệm qua những bài hát kinh điển với lời tựa “Có những người, Noel lại là ngày ... buồn nhất trong năm” cũng nhận được nhiều bình luận chia sẻ cảm xúc cá nhân. - Link
Fan page của Nivea: một chia sẻ mang tính cá nhân hóa cao và rất gần gũi của một cô gái bối rối vì không thể ngỏ lời với người mình thích và kêu gọi các bạn gái inbox về NIVEA để chia sẻ kinh nghiệm tỏ tình hoặc những tâm sự của chính bản thân mình - Link
Những kỷ niệm buồn không phải tình yêu
Hoạt động thiện nguyện tập trung vào những mặt khuất của xã hội (chia sẻ khó khăn với những mảnh đời kém may mắn hơn) là chủ đề muôn thuở không chỉ của Giáng Sinh mà còn ở tất cả các dịp lễ lớn trong năm (Tết, Trung Thu, 08/03, 01/06), vì đây là những ngày lễ chứa đựng ý nghĩa lớn về mặt tình cảm, tinh thần, thường gợi nhớ đến những kỷ niệm đặc biệt, dễ làm con người xúc động, có mong muốn được gần gũi bên nhau, chia sẻ và an ủi lẫn nhau. Brand có thể kết hợp với những hoạt động tài trợ/chiến dịch có ý nghĩa cộng đồng để gây tiếng vang và tạo hình ảnh đẹp, nhân văn của brand trong mắt người tiêu dùng. Tham khảo:
“Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Noel là nỗi kinh hoàng của chúng tôi. Nhiều lần trực vào đêm Noel, lượng bệnh nhân chấn thương sọ não nhập viện tăng gấp 3, gấp 4 ngày thường. Trong khi mọi người vui Noel thì các bác sĩ điều dưỡng không có lấy vài giây để nghỉ.” - Link
Chương trình "ƯƠM MẦM KÝ ỨC TRẺ THƠ ĐÊM GIÁNG SINH" cho các em nhỏ ở bệnh viện nhi đồng 2 - Link
Niềm tin của trẻ con về sự tồn tại và ý nghĩa của ông già Noel - Tình cảm giữa cha mẹ và con cái
Noel là mùa để các ông bố, bà mẹ thể hiện tình yêu thương với đứa con của mình - Bố mẹ cũng chính là ông già Noel. Thương hiêu có thể ứng dụng để làm content cho các chương trình truyền hình thực tế có format như theo chân và giúp đỡ các ông bố/bà mẹ/con cái/vợ chồng làm và tặng các món quà noel ý nghĩa cho người yêu thương của mình.
Tham khảo thêm: [Fan page của tã giấy Merries] Chương trình “Khoảnh khắc yêu thương” _nơi các ông bố bà mẹ thể hiện tình yêu với gia đình, con yêu qua những bài viết chia sẻ kỷ niệm gia đình dịp noel để nhận được những quà tặng hấp dẫn từ nhãn hàng - Link
- Chùm ảnh với style ăn mặc khá ngầu và điển trai, mang phong cách Hàn Quốc của Sơn Tùng MTP - Link
- Bộ ảnh Giáng Sinh nóng bỏng của Hải Băng nhận được người xem tích cực like và chia sẻ -Link
- Hình ảnh thời trang vô cùng ấn tượng và táo bạo của Thảo Trang cũng thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng -Link
- Ảnh Giáng Sinh trên facebook các hot teen Việt - Link
- Trào lưu ảnh ngày ấy - bây giờ gây xúc động mạnh vì gợi lên cảm xúc hoài cổ thông qua các bức ảnh xưa cũ - Link
- Chùm ảnh về những số phận khốn khổ trong mùa Giáng Sinh trên toàn thế giới của National Geography nhận được 1,480 lượt like và 272 lượt chia sẻ của facebooker Việt Nam - Link
Giáng sinh là dịp mà mọi người thường có những điều ước cho riêng mình và trong Giáng sinh 2014, nhiều thương hiệu đã dùng khía cạnh này để tạo bài đăng tương tác với khách hàng của mình và đạt được hiệu quả khá cao. Đáng chú ý, nhãn hàng Pond's đã khá khéo léo khi lồng ghép chủ đề điều ước Giáng sinh với thương hiệu của mình với câu hỏi "Điều ước cho làn da bạn mùa Giáng sinh này là gì?" thu hút được rất nhiều thảo luận từ phía người dùng, trong đó hàng loạt các vấn đề về da và mong ước cải thiện làn da được tiết lộ. Đây là cách khá đơn giản nhưng lại giúp thương hiệu hiểu được những mong muốn về làn da từ phía khách hàng một cách thực tế.
Thư viện báo cáo trực tuyến Syndicated Report Hub tổng hợp các nghiên cứu được Buzzmetrics chủ động thực hiện dựa trên quan sát các nhu cầu phổ biến của thị trường. Các nghiên cứu này không phục vụ một khách hàng cụ thể mà sẽ cung cấp một góc nhìn toàn cảnh về người dùng và ngành hàng trên mạng xã hội.