Valentine 2019 - không còn là ngày của chỉ những cặp đôi đang yêu. Điều gì đang xảy ra? Và thương hiệu nào sẽ bị ảnh hưởng? Cơ hội nào đang mở ra và nguy cơ nào sẽ đến? Mạng xã hội đang thay đổi, và Valentine củng đang thay đổi. Có lẽ nào, Valentine đã trở thành 1 ngày rất khác, so với Valentine bạn từng biết?
Tết Nguyên Đán được xem là dịp lễ quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Việt. Trên mạng xã hội, Tết thu hút một lượng tương tác lớn với đa dạng các chủ đề. Có thể nói, Tết là cơ hội không thể bỏ qua để thương hiệu kết nối với nhóm người tiêu dùng tiềm năng.
Mùa Vu lan báo hiếu là một trong những dịp lễ chính của Phật giáo trong năm. So sánh các dịp gia đình, dịp này có lượng thảo luận cao (5.3 triệu buzz) trong năm 2018, chỉ đứng sau Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10). Sự tăng trưởng của Vu lan đến từ nhu cầu chia sẻ/ quan tâm của người tiêu dùng nên được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Vu lan đặc biệt hơn những dịp khác vì là mùa lễ có nguồn gốc từ tôn giáo và kéo dài trong 1 -1.5 tháng. Chính vì vậy, không phải thương hiệu nào cũng biết tận dụng dịp này cho Occasion-based marketing của mình vì tính chất đặc biệt của dịp. Vu lan có sự cạnh tranh thấp, vẫn còn nhiều khoảng trống cho thương hiệu lựa chọn và tận dụng dịp này.
Năm 2019, Ngày của mẹ thực sự trở thành 1 cuộc chiến với sự tham gia của hơn 246 thương hiệu, gấp 2 lần số lượng thương hiệu tham gia vào Ngày của mẹ năm 2018. Số buzz trung bình do mỗi thương hiệu tạo ra tăng 20% so với 2018. Vậy thương hiệu nào đang dẫn đầu cuộc chiến? Và công thức thành công của thương hiệu đó là gì?
Trung bình mỗi ngày 8/3 hoặc 20/10 tạo ra 5.3 triệu lượng bài viết và thảo luận. Ngày phụ nữ (8/3 và 20/10) là một dịp đặc biệt quan trọng và quen thuộc với đa số người tiêu dùng Việt Nam. Chính vì vậy, dịp này luôn tạo được sự ồn ào và thu hút mối quan tâm lớn từ nhiều đối tượng trên mạng xã hội.
"Một năm có 3-4 ngày dành cho mẹ nhưng chỉ có 1 ngày của cha." Là dịp duy nhất dành cho cha trong năm, Ngày của cha đã đáp ứng được nhu cầu bày tỏ tình cảm của người tiêu dùng dành cho họ. Làm thế nào để thương hiệu tận dụng được tiềm năng của ngày?
Các dịp đặc biệt đều sẽ thay đổi qua từng năm, và dịp cuối năm học cũng không ngoại lệ, đặc biệt hơn khi đối tượng chính của dịp này (học sinh) là thế hệ gen Z, thì sự thay đổi vào dịp này sẽ càng diễn ra nhanh chóng hơn nữa. Vậy dịp này vào năm 2018, có gì mới và có gì khác biệt so với 2017?
Xem thêm: Phần 1: Nghiên cứu ngành hàng bia - Thấu hiểu về các dịp uống bia cùng social data
Hàng loạt thương hiệu đang chạy các hoạt động Back-to-school nhưng có một điều thú vị về thời điểm này dưới góc nhìn của giới trẻ: Đây không chỉ là mùa Back-to-school mà còn là cơ-hội-cuối-cùng-làm-gì-đó cho mùa hè của mình - hay còn gọi là mùa Khủng hoảng cuối hè. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu đặc biệt là các ngành hàng du lịch, hỗ trợ giảm cân trong việc giúp người trẻ “cứu vớt” mùa hè của họ.
Ngành hàng bia là một trong những ngành hàng rất thú vị khi nghiên cứu thảo luận trên mạng xã hội. Bởi vì hiếm có ngành hàng nào mà khoảnh khắc sử dụng sản phẩm - dịp uống bia lại được người tiêu dùng chủ động chia sẻ tự nhiên như 1 phần đời sống tinh thần như vậy. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích vào Dịp uống bia, một trong những góc nhìn thực tế, gần gũi với cuộc sống của người dùng nhất thông qua thảo luận tự nhiên của người dùng mạng xã hội (consumer voice).
Cùng Buzzmetrics phân tích “Giờ nào người ta buồn ngủ nhất ?” và “Nguyên nhân tại sao họ cảm thấy như vậy ?”. Khi người ta nói “buồn ngủ” không có nghĩa là họ cần “ngủ” mà có những nguyên nhân ẩn đằng sau đó. Hiểu được nhu cầu đằng sau lời than thở “buồn ngủ” sẽ là cơ hội cho thương hiệu để cung cấp cho người cái họ thực sự cần.
Dịp nghỉ Hè là dịp cao điểm thứ hai trong năm cho các thương hiệu thực hiện chiến lược Marketing theo thời điểm (Occasion-Based Marketing), đứng sau Tết. Theo thống kê của Buzzmetrics, vào dịp nghỉ hè năm 2017, có hơn 40 chiến dịch marketing mùa hè trên social media.